Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? 7 căn bệnh cần đề phòng
Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì là câu hỏi thắc mắc của không ít người. Triệu chứng đi ngoài ra máu rất thường gặp nhưng đa số người bệnh lại không biết nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này. Thậm chí nhiều người bệnh còn chủ quan không đi chữa trị dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì?
Để biết, nắm rõ nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì, trước hết bạn cần phải dựa vào những triệu chứng đi kèm đồng thời thăm khám các bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số nguyên nhân đi ngoài ra máu tươi phổ biến.
1. Đi ngoài ra máu do bị táo bón
Bệnh táo bón là căn bệnh phổ biến hiện nay, đa phần những bệnh nhân bị táo bón thường tự khỏi sau một thời gian thay đổi chế độ ăn uống. Tuy nhiên, một số khác thường để bệnh kéo dài gây biến chứng đi ngoài ra máu.
Khi bị táo bón người bệnh sẽ thấy có triệu chứng phân khô, cứng, vón thành những cục lớn, mỗi lần đi đại tiện phải rặn mạnh để đẩy phân ra ngoài, hình dạng phân giống như phân dê. Tình trạng táo bón nặng thường gây nên triệu chứng đi ngoài ra máu đỏ tươi, hậu môn sưng đau chảy máu…
2. Đi ngoài ra máu tươi do bệnh trĩ
Bệnh trĩ cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên dấu hiệu đi ngoài ra máu tươi. Nguyên nhân gây trĩ là do đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị giãn nở quá mức.Thời gian đầu khi mắc bệnh trĩ, người bệnh thường ít thấy triệu chứng chảy máu, hoặc máu chỉ chảy với lượng nhỏ. Nhưng thời gian sau máu chảy nhiều thậm chỉ nhỏ giọt hoặc thành tia.
Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu, người bệnh còn thấy có các triệu chứng khác kèm theo như: sa búi trĩ, xung quanh búi trĩ có dịch nhờn, ngứa, sưng đau vùng hậu môn, búi trĩ lòi ra ngoài…
3. Do mắc bệnh polyp đại trực tràng
Nếu bạn thấy hiện tượng đi đại tiện ra máu tươi rất có thể đây là triệu chứng của bệnh polyp đại trực tràng. Thường bệnh polyp đại trực tràng sẽ kèm theo chảy máu theo từng đợt, kể cả không bị táo bón vẫn thấy chảy máu.
Bệnh polyp đai trực tràng khá nguy hiểm, nếu không được chữa trị sớm và kịp thời có thể gây nên tình trạng thiếu máu trầm trọng. Đặc biệt, bệnh có thể gây chuyển biến nặng thành bệnh ung thư.
4. Đại tiện ra máu tươi do nứt kẽ hậu môn
Đại tiện ra máu tươi là bệnh gì? Rất có thể là do nứt kẽ hậu môn. Người bệnh có thể sẽ thấy triệu chứng máu đỏ dính trên phân hoặc ở trên giấy vệ sinh. Nếu trường hợp bị rách hậu môn với vết rách to sẽ kèm theo triệu chứng ngứa ngáy, táo bón, hậu môn bị giãn quá mức.
Người bệnh cần phân biệt rõ triệu chứng bệnh trĩ và nứt kẽ hậu môn vì cả 2 bệnh đều gây nên tình trạng đi ngoài ra máu. Nhưng nếu đi ngoài ra máu do trĩ thường nghiêm trọng hơn nên mức độ ảnh hưởng và điều trị sẽ lâu hơn.
5. Đại tiện ra máu do viêm loét đại tràng
Viêm loét đại tràng là tình trạng bất ổn ở phần đại tràng kéo dài và thường không liên tục dẫn đến viêm loét. Khi bị viêm loét đại tràng sẽ thấy có triệu chứng trong máu kèm dịch nhầy, đau vùng bụng dưới, phân lỏng lẫn với máu. Người bệnh còn có triệu chứng mệt mỏi, giảm cân, thiếu máu…
Viêm loét đại tràng là bệnh phổ biến, mặc dù số lượng máu chảy ra không nhiều nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt.
6. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng thường có biểu hiện đi ngoài ra máu đỏ tươi. Mặc dù đây là triệu chứng không hiếm gặp nhưng biến chứng lại để lại rất nguy hiểm, ảnh hưởng đến tính mạng.
Bệnh ung thư đại trực tràng nếu khi mắc sẽ kèm theo các triệu chứng như: đau bụng, đi đại tiện không tự chủ, phân có lúc lỏng có lúc lại táo bón, đi tiểu rắt, tiểu buốt khi khối u phát triển ảnh hưởng đến bàng quang, cơ thể luôn mệt mỏi, buồn nôn, nôn ói và giảm cân không rõ nguyên nhân…
7. Đi ngoài ra máu tươi là do bệnh kiết lỵ
Bệnh kiết lỵ là do nhiễm trùng đường ruột khi bị vi khuẩn tấn công. Những loại vi khuẩn này có thể lây truyền qua phân, hoặc lây truyền qua những thực phẩm bị ô nhiễm, bơi lội ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo.
Bạn sẽ thấy có triệu chứng kèm theo như: tiêu chảy, khó khăn khi đi đại tiện, đau rát hậu môn, đau quặn bụng ở manh tràng, đi tiểu nhiều lần, sốt, mất nước, đi tiểu nhiều lần, sốt, mất nước…
Xem Thêm : Đi ngoài phân ra máu là bệnh gì ? Có nguy hiểm hay không ? [ Tư Vấn]
Đi ngoài ra máu tươi có nguy hiểm không?
Bên cạnh thắc mắc đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì, nhiều người khi thấy triệu chứng này thắc mắc đi ngoài ra máu có nguy hiểm không? Đi ngoài ra máu không hiếm gặp nhưng cần phải tiến hành điều trị để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Triệu chứng này có thể gây mất máu, thiếu máu, cơ thể bị suy nhược mệt mỏi, mất sức đề kháng.
Trường hợp mắc những căn bệnh nguy hiểm như viêm loét đại trực tràng, polyp đại trực tràng, bệnh trĩ độ nặng, bệnh ung thư đại tràng… cần được điều trị sớm.
Bệnh kiết lỵ nếu để kéo dài 1 tuần không chữa kịp thời có thể gây xuất huyết tiêu hóa, viêm ruột thừa, thủng ruột, lồng ruột…
Nếu triệu chứng này do ung thư đại tràng có thể ảnh hưởng và đe dọa đến tính mạng.
Không những thế đi ngoài ra máu còn khiến người bệnh luôn cảm thấy khó chịu ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt.
Xem Thêm : Chảy máu hậu môn nhưng không đau cảnh báo 7 căn bệnh
Đi ngoài ra máu cần làm gì?
Ngoài việc xác định đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì, khi thấy triệu chứng này bạn cần phải thăm khám các bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh. Để việc điều trị đạt hiệu quả bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo chỉ định của bác sĩ và duy trì thói quen ăn uống, sinh hoạt điều độ.
Bạn nên cần ăn những loại thực phẩm giàu chất xơ để cải thiện tình trạng chảy máu trực tràng hiệu quả. Đồng thời giúp hạn chế nguy cơ bị bệnh táo bón, bệnh trĩ.
Nên uống nhiều nước mỗi ngày, ngăn ngừa tình trạng mất nước, phân đi qua trực tràng dễ dàng mà không gây tổn thương ở khu vực này.
Bạn cũng có thể tham khảo một số loại thuốc không cần kê đơn để cải thiện triệu chứng bệnh. Tuy nhiên cần tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi sử dụng thuốc.
Không nên tự ý áp dụng các biện pháp chữa đi ngoài ra máu tại nhà hoặc tự ý sử dụng thuốc.
Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì cần được thăm khám và kiểm tra bởi các bác sĩ chuyên khoa. Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp đồng thời hỗ trợ giảm bớt các triệu chứng đi đại tiện ra máu bạn có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ, chuyên gia theo số điện thoại: 0243.9656.999