Polyp hậu môn ở trẻ em : Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị hiệu quả hiện nay

Mục lục chính [Ẩn]

    Tỷ lệ mắc bệnh polyp hậu môn ở trẻ em là khoảng 1 - 5%. Trẻ em bị polyp hậu môn thường trải qua các triệu chứng như việc có máu tươi trong phân ở giai đoạn cuối của quá trình đi ngoài và kéo dài. Tuy nhiên, tình trạng này chưa nhận được đủ sự quan tâm, đặc biệt là tại các cơ sở y tế cơ sở và phòng khám bệnh viện ở Việt Nam. Do đó, các phụ huynh nên tham khảo bài viết dưới đây để có thể tự phát hiện sớm tình trạng sức khỏe của con em mình và can thiệp kịp thời.

    Biểu hiện của Polyp hậu môn ở trẻ em

    Biểu hiện lâm sàng đáng chú ý của polyp hậu môn ở trẻ em là việc đi ngoài phân có máu và máu tươi nhỏ giọt cuối bãi, chiếm tỷ lệ 94,2%. Có thể thấy máu phủ lên phân thành sọc. Đây là lý do chính khiến các bé tới bệnh viện để khám và điều trị.

    Tỷ lệ 12,8% là con số cho thấy các bé có thể gặp trường hợp đi ngoài phân nhầy máu. Thường thì trường hợp này xảy ra ở những bệnh nhân có polyp trực tràng gần hậu môn và có thể gây ra cảm giác kích thích mà dễ nhầm lẫn với hội chứng lỵ.

    Đôi khi, polyp có thể tự đứt và gây ra tình trạng mất máu cấp tính, gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được điều trị kịp thời. Polyp cũng có thể bướu lồi ra ngoài, đặc biệt khi nó ở vị trí gần hậu môn, gây ra cảm giác đau rát.

    Các triệu chứng trên thường kéo dài liên tục trong vài tháng đến hàng năm. Theo nghiên cứu, phần lớn Polyp hậu môn ở trẻ em được chẩn đoán tại tuyến trước là trường hợp ỉa máu chưa rõ nguyên nhân (54,7%), hội chứng lỵ (22,3%), trĩ...

    Chỉ một số ít trẻ được chẩn đoán chính xác là polyp hậu môn, điều này dẫn đến việc nhiều trẻ phải sử dụng nhiều loại kháng sinh một cách không cần thiết.

    Biến chứng polyp hậu môn ở trẻ em

    Polyp hậu môn ở trẻ em thường phổ biến dưới dạng polyp thiếu niên (Juvenile polyp). Đây là loại polyp lành tính và thường xuất hiện ở trực tràng và đại tràng sigma (chiếm 87,6%).

    Polyp đại tràng ở trẻ em thường là các khối polyp đơn lẻ, có cuống và kích thước từ 0,5-1cm. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp có polyp lớn hơn từ 2-3cm hoặc xuất hiện nhiều polyp, thậm chí hàng trăm polyp trong đại tràng.

    Với những trường hợp có nhiều polyp, có thể đề cập đến bệnh polyp có tính chất gia đình FAP (Familial Adenomatous Polyposis), trong đó nhiều thành viên trong gia đình bị ảnh hưởng. Polyp trong trường hợp này xuất hiện ở cả đại tràng và ruột non, thường có xu hướng phát triển thành ung thư với tình trạng tiên lượng nặng.

    Một số trường hợp cũng có thể thuộc Hội chứng Peutz-Jeghers. Trong đó, ngoài polyp ở ruột, còn có các mảng sắc tố đen xuất hiện ở miệng, tay... và tiên lượng của bệnh cũng khá biến đổi.

    Nguyên nhân khiến trẻ bị polyp hậu môn

    Polyp hậu môn ở trẻ em sẽ gây ra nhiều phiền toái cho các bé và cho chính những người thân xung quanh. Trẻ khi mắc phải bệnh polyp hậu môn thường do những nguyên nhân chính sau:

    Do một số dị tật bẩm sinh vùng hậu môn

    như cong, hẹp hậu môn khiến các chất thải không được bài tiết ra ngoài, lâu ngày tích tụ lại khiến vùng hậu môn bị viêm nhiễm, nghiêm trọng hơn là hình thành bệnh polyp hậu môn ở trẻ.

    Trẻ bị táo bón, kiết lỵ lâu ngày

    Khi vùng hậu môn phải làm việc thường xuyên trong tình trạng bị viêm nhiễm, ẩm ướt và khó chịu, điều đó sẽ tạo điều kiện cho những hại khuẩn xâm nhập và gây nên bệnh.

    Trẻ bị polyp hậu môn do tắc tĩnh mạch

    Khi các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị tắc sẽ khiến cho máu không thể lưu thông được, tình trạng này để lâu sẽ dễ phát sinh nhiều bệnh  liên quan đến vùng hậu môn, trong đó có bệnh polyp hậu môn.

    Vệ sinh kém vùng hậu môn

    Trẻ nhỏ đôi khi không ý thức được việc phải vệ sinh sạch sẽ cho bản thân mình. Vậy nên khi cha mẹ càng lơ là trong việc vệ sinh cho con sẽ càng khiến khả năng trẻ mắc các bệnh lý về vùng hậu môn cao hơn.

    Các nguyên nhân khác

    Do thức ăn không hợp vệ sinh, mang nhiều độc tố, gây khó tiêu, di truyền từ đời này sang đời khác nên việc cha mẹ mắc polyp hậu môn rất có thể đời con sẽ nhiễm bệnh.

    Chẩn đoán và điều trị polyp hậu môn ở trẻ em

    Để chẩn đoán và điều trị polyp hậu môn ở trẻ em, phương pháp nội soi đại tràng và cắt polyp trong quá trình nội soi là cần thiết. Nội soi đại tràng là một kỹ thuật phức tạp yêu cầu đội ngũ y tế có kỹ năng cao, tuy nhiên, đây là một thủ thuật an toàn.

    Trong quá trình nội soi, bệnh nhân sẽ được tiến hành kiểm tra toàn bộ đại tràng. Nếu phát hiện có polyp, chúng sẽ được cắt bỏ và ngừng chảy máu. Trong mỗi lần nội soi, tùy thuộc vào số lượng polyp, có thể cắt và loại bỏ từ 50-60 polyp. Những mẫu polyp được thu thập sẽ được gửi đến phòng thí nghiệm giải phẫu bệnh học để xác định tổn thương và loại bỏ.

    Sau quá trình nội soi và cắt polyp, phần lớn bệnh nhân sẽ ổn định và có thể xuất viện sau vài giờ theo dõi. Tuy nhiên, những trường hợp có nguy cơ chảy máu cao sẽ cần thời gian quan sát lâu hơn. Sau khi polyp được cắt bỏ, hầu hết các triệu chứng đi ngoài phân kèm máu sẽ biến mất, chỉ có một số rất ít các trường hợp polyp có thể tái phát.

    Xem thêm : [ Giải Đáp ] Cắt polyp hậu môn có đau không và chi phí bao nhiêu tiền ?

    Trẻ bị polyp hậu môn sau điều trị nên ăn gì?

    Polyp hậu môn ở trẻ em sau khi được điều trị khỏi. Các bậc phụ huynh nên cho trẻ ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa trong những ngày đầu. Thông thường, trẻ sẽ phải nhịn ăn ít nhất từ 24 - 48 giờ sau ca mổ. Từ ngày thứ 3 trở đi, nếu được cho phép bởi bác sĩ, trẻ có thể ăn cháo loãng hoặc súp.

    Việc ăn các thực phẩm giàu chất xơ là quan trọng. Chất xơ giúp kích thích tiêu hóa và ngăn chặn tình trạng táo bón sau khi cắt polyp.

    Thực phẩm giàu protein cũng không thể thiếu. Protein không chỉ cung cấp năng lượng mà còn tham gia vào quá trình tái tạo mô và lành vết thương nhanh chóng. Do đó, trẻ nên bổ sung. Khi chế biến thực phẩm này, nên băm nhỏ hoặc hầm nhừ để dễ tiêu hóa.

    Ngoài ra, trẻ nên ăn thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa để cải thiện hệ miễn dịch và có tác dụng tốt trong việc hấp thụ vitamin. Vì vậy, nên bổ sung thực phẩm từ thực vật như đậu nành, dầu mè, dầu dừa...

    Polyp hậu môn ở trẻ em ít có nguy cơ phát triển thành ung thư nhưng bố mẹ cũng không nên chủ quan. Ngay khi trẻ có dấu hiệu bất thường khi đi ngoài, hãy đưa trẻ đi khám ngay. Điều trị càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao và trẻ cũng sẽ hồi phục nhanh hơn. Hy vọng bài viết cung cấp đủ thông tin về polyp hậu môn ở trẻ em.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status