Đi ngoài phân ra máu là bệnh gì ? Có nguy hiểm hay không ? [ Tư Vấn]
Đi ngoài phân ra máu, đi cầu ra máu, đi đại tiện ra máu tươi… là tình trạng phổ biến mà rất nhiều người mắc phải. Nhiều người cho rằng đây là triệu chứng do nóng trong mà bỏ qua không đi khám. Thế nhưng, nếu phân có máu là dấu hiệu báo động tình trạng sức khỏe nguy hiểm.
Đi ngoài phân ra máu là gì?
Tình trạng đi ngoài phân ra máu là khi người bệnh thấy máu lẫn trong phân hoặc trong phân. Lượng máu chảy có thể chỉ đủ thấm vào giấy vệ sinh hoặc chảy thành tia, nhỏ giọt… Tùy từng nguyên nhân mà lượng máu chảy ra khác nhau.
Máu lẫn trong phân có thể do nguyên nhân sinh lý nóng trong hoặc dị vật gây ra, nhưng cũng có thể do mắc các bệnh lý nguy hiểm. Nếu do nóng trong thì thường không nguy hiểm nhưng nếu do bệnh lý thì cần điều trị càng sớm càng tốt.
Nếu quan sát thấy hiện tượng đi đại tiện ra máu bác sĩ sẽ yêu cầu bạn cần phải làm một số các xét nghiệm trong đó có xét nghiệm phân. Kết quả xét nghiệm sẽ chỉ ra những bất thường do đường tiêu hóa hoặc do những yếu tố bất thường khác.
Đi cầu ra máu có thể gặp ở mọi đối tượng. Tình trạng này nếu không chữa trị có thể gây mất máu, thiếu máu, cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Ngoài ra nếu có các triệu chứng kèm theo như: đau rát, ngứa ngáy, sốt cao… người bệnh sẽ thấy phiền toái và mệt mỏi hơn.
Đi ngoài phân ra máu là bệnh gì?
Đi ngoài phân ra máu do rất nhiều nguyên nhân gây nên, đa phần là những nguyên nhân bệnh lý ở vùng hậu môn – trực tràng, dạ dày, đường tiêu hóa… Dưới đây là một số nguyên nhân bệnh lý gây nên tình trạng này.
1. Bệnh trĩ
Là tình trạng các mạch máu ở hậu môn bị sưng tấy gây khó chịu, ngứa, đau và chảy máu. Những mạch máu này có thể kéo dài từ hậu môn đến trực tràng. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trĩ như: tiêu chảy, táo bón, ngồi lâu 1 chỗ, mang thai, nâng vật nặng…
Triệu chứng điển hình của bệnh trĩ là đi ngoài phân có máu, lúc đầu lượng máu chảy rất ít nhưng sau bệnh nặng máu sẽ chảy ra nhiều hơn và có màu đỏ sẫm. Ngoài ra người bệnh còn có triệu chứng đi đại tiện khó, đau nhức hậu môn, chảy dịch ở hậu môn, có cục thịt ở vùng hậu môn…
2. Nứt kẽ hậu môn
Là tình trạng xuất hiện 1 vết cắt nhỏ hoặc vết rách ở mô lót hậu môn. Nếu quan sát bạn có thể thấy giống vết nứt nẻ ở môi. Nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do bị táo bón. Khi bị táo bón phân cứng, khiến mỗi lần đi đại tiện khó khăn dẫn đến nứt kẽ hậu môn và gây chảy máu. Lượng máu chảy ra ít và thường có màu đỏ tươi.
3. Viêm túi thừa
Là tình trạng xuất hiện 1 túi nhỏ phồng lên và đẩy ra ngoài từ thành ruột kết. Túi thừa có thể xuất hiện ở đại tràng nhưng phổ biến nhất là gần cuối đại tràng bên trái gọi là đại tràng sigma. Nguyên nhân gây viêm túi thừa là do chế độ ăn ít chất xơ.
Triệu chứng của bệnh là do chảy máu kéo dài nhưng gián đoạn hoặc liên tục, đi ngoài phân ra máu. Nếu chảy máu kéo dài cần phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ túi thừa.
4. Viêm đại tràng
Nguyên nhân là do tình trạng nhiễm trùng hoặc mắc các bệnh viêm ruột từ ký sinh trùng, hội chứng ruột kích thích, Crohn, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn… Triệu chứng là chảy máu mỗi lần đi đại tiện, đau bụng hoặc đi ngoài…
5. Loét dạ dày
Nguyên nhân là do vết loét ở trong niêm mạc dạ dày, phần đầu của ruột non do tình trạng nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H. pylori). Ngoài ra một số trường hợp sử dụng lâu dài hoặc liều cao các loại thuốc như: aspirin, ibuprofen và naproxen cũng có thể gây loét dạ dày. Bạn có thể thấy đi ngoài phân ra máu đỏ tươi hoặc màu đen sẫm.
Xem Thêm : Chảy máu hậu môn nhưng không đau cảnh báo 7 căn bệnh
6. Polyp
Polyp là tình trạng xuất hiện các khối u ở trong lòng ruột kết, nguyên nhân là do sự tăng quá mức của niêm mạc ruột kết. Khi polyp phát triển quá mức trên lớp lót của trực tràng sẽ gây kích ứng, viêm nhiễm và chảy máu nhẹ.
Nếu polyp phát triển quá mức sẽ gây ung thư đại trực tràng, tuy nhiên bạn không thể quan sát bằng mắt thường.
7. Ung thư đại tràng, trực tràng
Ung thư đại tràng, trực tràng có thể gây viêm nhiễm, kích ứng và chảy máu. Một số trường hợp có thể phát triển thành những polyp lành tính ban đầu. Tuy nhiên một số trường hợp gây biến chứng ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe.
Trên đây chỉ là một số nguyên nhân đi ngoài phân ra máu phổ biến, có một số nguyên nhân khác gây bệnh như: viêm loét đại trực tràng, ung thư trực tràng, xuất huyết đường tiêu hóa… Do đó, tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh.
Xem Thêm : Đi vệ sinh ra máu và ngứa hậu môn là bệnh gì, có nguy hiểm không
Đi ngoài phân ra máu cần phải làm gì?
Khi thấy có triệu chứng đi ngoài phân có lẫn máu, đi ngoài phân ra máu bạn cần thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được tìm ra nguyên nhân. Nếu bạn thấy triệu chứng này kèm theo các dấu hiệu như chảy máu không ngừng, lượng máu chảy ra nhiều, có mùi hôi và ra máu màu đen… tình trạng báo động.
Sau khi xác định nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp phù hợp. Đi thăm khám sớm sẽ giúp việc điều trị, xác định bệnh sớm đồng thời ngăn ngừa bệnh phát triển.
Để tăng cường hiệu quả điều trị nhanh chóng bạn cũng nên áp dụng các biện pháp phòng ngừa như:
- Tuân thủ theo sự chỉ định, lời khuyên của các bác sĩ chuyên khoa, tái khám theo đúng lịch hẹn của bác sĩ
- Nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi ngoài để tránh nguy cơ viêm nhiễm
- Nên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ, các loại rau củ, ngũ cốc, uống đủ nước mỗi ngày
- Không nên sử dụng các loại thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chất kích thích. Hạn chế các chế phẩm từ sữa như sữa tươi, pho mát, bơ vì lượng đường lactose trong sữa có thể gây đầy bụng, khó tiêu.
- Không tự ý áp dụng chữa trị bằng các bài thuốc dân gian nếu không có sự chỉ định của bác sĩ.
Đi ngoài phân ra máu là triệu chứng bất thường, tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm. Không những thế, bệnh còn gây mệt mỏi, suy nhược cơ thể… Do đó, nếu thấy triệu chứng này bạn nên đi thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Liên hệ bác sĩ để được tư vấn hiệu quả theo số điện thoại: 0243.9656.999