Chảy máu hậu môn nhưng không đau cảnh báo 7 căn bệnh

Mục lục chính [Ẩn]

    Chảy máu hậu môn nhưng không đau là triệu chứng của nhiều bệnh nhưng trong đó chủ yếu là các bệnh hậu môn, trực tràng, đường tiêu hóa. đi ngoài ra máu nhưng không đau không gây triệu chứng khó chịu nên đa phần người bệnh thấy triệu chứng này thường bỏ qua và cho rằng không nguy hiểm.

    Chảy máu hậu môn nhưng không đau là bệnh gì?

    Chảy máu hậu môn nhưng không đau có thể do các nguyên nhân gây tổn thương ở vùng hậu môn như bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn, nhưng cũng có thể do những nguyên nhân từ bên trong hậu môn như: viêm đại tràng, polyp đại tràng, viêm ruột, viêm dạ dày… Dưới đây là những căn bệnh phổ biến nhất.

    1. Bệnh trĩ nội

    Hậu môn bị chảy máu rất có thể do bạn bị mắc bệnh trĩ nội. Bệnh trĩ nội là căn bệnh do đám rối tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị áp lực và dẫn đến căng phồng và hình thành các búi trĩ.

    Các búi trĩ ở trong ống hậu môn nên mỗi lần đi đại tiện phân cứng cọ sát vào búi trĩ nên gây chảy máu. Khác với bệnh trĩ ngoại búi trĩ ở viền ngoài hậu môn, trĩ nội búi trĩ ở trong hậu môn nên thường chảy máu mà không gây đau nhức.

    2. Tổn thương ở hậu môn

    Vì một lý do nào đó mà hậu môn có thể bị tổn thương hoặc vết tổn thương cũ chưa lành lặn hẳn khiến người bệnh tự nhiên chảy máu hậu môn. Về cơ bản nguyên nhân này không quá lo ngại chỉ cần vệ sinh sạch sẽ, cầm máu để vết thương tự lành hẳn. Nhưng nếu quá lâu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

    3. Nứt kẽ hậu môn

    Nứt kẽ hậu môn có thể khiến bạn bị chảy máu hậu môn nhưng không đau hoặc đau nhức. Nguyên nhân là do lớp niêm mạc ở vùng hậu môn có các vết rách. Thông thường ở giai đoạn đầu lượng máu chảy ra chưa nhiều và tình trạng đau nhức không rõ rệt. Nhưng nếu để tình trạng nặng lượng máu chảy ra nhiều hơn, đau nhức hơn.

    4. Polyp trực tràng

    Nguyên nhân là do xuất hiện các khối u nhú ở hậu môn. Mỗi lần đi đại tiện người bệnh sẽ thấy chảy máu kèm theo đau đớn, khó chịu ở vùng bụng dưới. Ngoài ra, các triệu chứng kèm theo là chảy máu trực tràng, phân lẫn máu, đi ngoài ra máu nhưng không đau, táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài…

    5. Thiếu máu cục bộ

    Là tình trạng lưu lượng máu đến ruột già bị suy giảm, chặn hoặc tắc nghẽn. Tình trạng thiếu máu có thể xuất hiện ở ruột già, ruột non hoặc cả 2. Bạn sẽ thấy có các triệu chứng như: đi ngoài ra máu nhưng không đau, đầu bụng khó tiêu, tăng nhu động ruột, thường xuyên buồn đi đại tiện…

    6. Bệnh Corhn

    Là căn bệnh tổn thương do viêm đường tiêu hóa dẫn đến đau bụng, tiêu chảy. Bệnh có thể gây suy nhược cơ thể và ảnh hưởng đến tính mạng. Các triệu chứng của bệnh như: tiêu chảy, mệt mỏi, sốt, giảm cảm giác thèm ăn, ăn không ngon miệng, chảy máu hậu môn nhưng không đau…

    7. Ung thư ruột kết

    Nguyên nhân là do những tế bào không lành tính gây nên. Bệnh có thể bắt nguồn từ ruột già theo thời gian hình thành các polyp trong đại tràng. Bệnh có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi nhưng chủ yếu là người lớn tuổi. Các triệu chứng như: táo bón, tiêu chảy, chảy máu, đại tiện ra máu tươi không đau, giảm cân không rõ lý do, mệt mỏi…

    Xem Thêm : Đi vệ sinh ra máu và ngứa hậu môn là bệnh gì, có nguy hiểm không?

    Chảy máu hậu môn có nhưng không đau nguy hiểm không?

    Chảy máu hậu môn có nhưng không đau có thể do nhiều nguyên nhân gây nên. Tùy thuộc từng mức độ mà tình trạng nguy hiểm khác nhau. Thực tế, nếu tình trạng này kéo dài có thể gây những biến chứng không lường trước được.

    Mất máu: Tình trạng thiếu máu rất nguy hiểm, nếu trường hợp bệnh nhẹ có thể dẫn đến chóng mặt, sa sẩm mặt mày, mệt mỏi, bị lạnh thường xuyên. Nếu bị thiếu máu nặng có thể thấy mặt tái, nhịp tim nhanh, chân lạnh, tụt huyết áp, nhịp đập nhanh, ngất xỉu.

    Nếu bị bệnh trĩ, nứt kẽ hậu môn có thể gây áp xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, nhiễm trùng, bội nhiễm…

    Nếu bị các bệnh đại tràng có thể gây chảy máu, thủng đại tràng, ung thư hóa đại tràng…

    Ảnh hưởng đến cuộc sống: Bệnh nặng có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống, suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng đến công việc.

    Gây bệnh phụ khoa: Nếu chảy máu ở hậu môn không chữa trị sớm có thể gây các bệnh phụ khoa nguy hiểm rất là ở nữ giới. Đại tiện ra máu ở nữ giới dễ gây viêm nhiễm phụ khoa.

    Xem Thêm : Đi nặng ra máu ( Đại tiện ra máu ) Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

    Chảy máu hậu môn nhưng không đau nên làm gì?

    Khi gặp phải tình trạng chảy máu hậu môn nhưng không đau hay có đau bạn cũng cần thăm khám các bác sĩ càng sớm càng tốt. Để có cách chữa chảy máu ở hậu môn hiệu quả bạn cần được tìm ra nguyên nhân gây bệnh chính xác. Người bệnh không nên tự ý áp dụng cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà.

    Chảy máu hậu môn nên làm gì? Trước hết, để phòng ngừa hiện tượng đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau ngày càng trở nên trầm trọng, bạn cần chú ý một số thông tin sau:

    • Xây dựng thói quen đại tiện khoa học: Đại tiện vào một thời điểm cố định trong ngày, không rặn đi đại tiện và vệ sinh cá nhân sạch sẽ sau mỗi lần đi.
    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp: Bạn cần phải bổ sung nhiều thức ăn nhuận tràng, có lợi cho hệ tiêu hóa như ăn nhiều rau xanh và trái cây như: củ cải, ngó sen, chuối tây, vừng đen, lòng đỏ trứng gà, dưa chuột, cải bắp, mướp đắng... Ngoài ra, bạn cần hạn chế các đồ ăn cay nóng, đồ ăn nhiều giàu mỡ và đồ ăn nhanh.
    • Vệ sinh sạch sẽ hậu môn hàng ngày, đặc biệt là vệ sinh sau mỗi lần đi đại tiện để tránh viêm nhiễm hậu môn.
    • Duy trì tâm trạng thoải mái, ổn định, không nên lo lắng và căng thẳng quá mức có thể ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa, niêm mạc ruột non co bóp không đều và máu huyết sẽ kém lưu thông…
    • Duy trì lối sống lành mạnh: Tập thể dục thể thao hàng ngày, ăn đúng bữa, ngủ đủ giờ, tránh lo lắng hay căng thẳng quá mức, tránh làm việc quá sức và tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ.

    Trên đây là những thông tin về triệu chứng chảy máu hậu môn nhưng không đau. Nếu bạn có triệu chứng này hoặc muốn được đặt hẹn bác sĩ để tư vấn kỹ hơn về các triệu chứng bệnh, hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa của chúng tôi theo số điện thoại: 0243.9656.999

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status