Đi nặng ra máu ( Đại tiện ra máu ) Nguyên nhân và cách chữa hiệu quả

Mục lục chính [Ẩn]

    Đi nặng ra máu hay đại tiện ra máu, đi ngoài ra máu là triệu chứng phổ biến và có thể gặp phải ở mọi đối tượng. Nhiều người cho rằng đây chỉ là triệu chứng bình thường nên bỏ qua. Tuy nhiên, nếu đi cầu ra máu trong một thời gian dài, tình trạng chảy máu càng ngày càng nghiêm trọng thì rất có thể bạn đang có nguy cơ mắc bệnh lý nguy hiểm ở hậu môn trực tràng.

    Đi nặng ra máu ( Đại tiện ra máu ) là bệnh gì ?

    Đi nặng ra máu là hiện tượng như thế nào

    Hiện nay có rất nhiều người gặp phải hiện tượng đi nặng ra máu. Thế nhưng, đa số họ đều mơ hồ không hiểu cặn kẽ về triệu chứng này. Đi ngoài ra máu có thể gặp phải ở mọi đối tượng, không phân biệt giới tính. Đây là hiện tượng mỗi lần người bệnh đi đại tiện thấy có lẫn máu kèm theo ra ngoài. Có thể máu chảy ở từng thời điểm khác nhau.

    Tùy từng nguyên nhân gây bệnh mà sẽ có những triệu chứng đi ngoài ra máu khác nhau. Bạn có thể thấy ra máu có màu đỏ tươi, đỏ thẫm hoặc có máu thâm đen. Lượng máu chảy ra có thể nhiều hoặc ít, biểu hiện máu lẫn trong phân cũng tùy thuộc vào từng nguyên nhân gây bệnh.

    Một số trường hợp đi đại tiện ra máu do phân cứng táo bón có thể tự khỏi mà không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên cũng có những nguyên nhân đi ị ra máu nguy hiểm cần chữa trị càng sớm càng tốt.

    Nguyên nhân đi nặng ra máu là do đâu?

    Đi nặng ra máu do rất nhiều nguyên nhân gây nên. Tùy thuộc vào các triệu chứng mà có thể xác định nguyên nhân đại tiện ra máu khác nhau. Bạn có thể thấy máu chảy thành tia hoặc chỉ thấm vào giấy vệ sinh, không kèm theo các triệu chứng sốt, đau vùng hậu môn…

    1. Bệnh trĩ

    Bệnh trĩ là căn bệnh vùng hậu môn trực tràng phổ biến nhất hiện nay. Theo thông kê hiện nay có khoảng 40 – 50% dân số Việt Nam mắc căn bệnh này.

    Nguyên nhân gây bệnh trĩ là do sự suy giãn, phì đại tĩnh mạch vùng hậu môn. Tình trạng này chủ yếu do rặn mạnh khi đi vệ sinh, ngồi lâu trong nhà vệ sinh, táo bón mạn tính, căng thẳng, ăn ít chất xơ…

    Khi bị bệnh trĩ ngoài hiện tượng đi ngoài ra máu người bệnh còn thấy có các triệu chứng đau nhức hậu môn mỗi lần đi đạo tiện, thời gian đầu mắc trĩ máu chảy ra nhỏ chỉ thấm vào giấy vệ sinh, nhưng càng ngày máu càng nhiều, phun thành tia.

    2. Polyp trực tràng

    Polyp trực tràng là do sự tăng sinh quá mức của lớp niêm mạc ruột kết hình thành. Đây là căn bệnh có nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không điều trị bệnh sớm, có thể dẫn đến ung thư, đe dọa tính mạng của người bệnh.

    Tình trạng chảy máu sau khi đại tiện khi mắc polyp trực tràng là do lớp lót của trực tràng bị gây kích ứng, viêm nhiễm và chảy máu. Ngoài ra người bệnh còn thấy có triệu chứng đau bụng.

    3. Viêm, nứt kẽ hậu môn

    Nguyên nhân gây viêm nhiễm, nứt kẽ hậu môn chủ yếu là do táo bón gây ra. Táo bón dẫn đến tình trạng phân khô và cứng hơn bình thường. Người bệnh không thể đi đại tiện 1 cách tự nhiên mà mỗi lần đi đại tiện đều phải rặn mạnh, ngồi lâu trong nhà vệ sinh.

    Tình trạng táo bón sẽ khiến cho ống hậu môn bị tổn thương, sưng phù, máu chảy thậm chí bội nhiễm và gây lở loét vùng hậu môn.

    4. Viêm đại trực tràng

    Phần cuối của đại tràng rất gần với hậu môn gọi là trực tràng. Tình trạng này là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng đi nặng ra máu.

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm đại tràng, trực tràng như: nhiễm khuẩn ký sinh trùng, hội chứng ruột kích thích, mắc bệnh Crohn, điều trị xạ trị, hóa trị, di quan hệ bằng đường hậu môn…

    5. Ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng

    Đi nặng ra máu rất có thể là biểu hiện của bệnh ung thư đại tràng hoặc ung thư trực tràng. Khi mắc 2 căn bệnh ung thư này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến ruột già, trực tràng. Lúc này sẽ có hiện tượng viêm, kích ứng và dẫn đến chảy máu. Nhiều trường hợp bị ung thư là do biến chứng của bệnh polyp.

    Người bệnh sẽ có các triệu chứng kèm theo như: táo bón, đau bụng, buồn môn, phân dẹt và lỏng, đi tiểu không tự chủ được, tiểu buốt, giảm cân đột ngột, người mệt mỏi…

    6. Đi ngoài ra máu do nguyên nhân khác

    Ngoài những nguyên nhân đi ngoài ra máu phổ biến như đã nêu trên, dấu hiệu đại tiện ra máu còn có thể do những nguyên nhân khác gây nên như: xuất huyết tiêu hóa, viêm loét đại trực tràng, nhồi máu do tắc mạch treo… Tốt nhất bạn nên thăm khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh.

    [ Bạn đang có triệu chứng của bệnh và cần được tư vấn ngay. Click vào đây nhé ]

    Xem Thêm : Đi ngoài ra máu tươi là bệnh gì? 7 căn bệnh cần đề phòng

    Đi nặng ra máu khi nào cần thăm khám bác sĩ?

    Đa phần triệu chứng đi nặng ra máu đều tiềm ẩn những nguy cơ bệnh lý nguy hiểm, một số khác mắc các bệnh lý không nguy hiểm như táo bón. Quan trọng nhất vẫn là xác định được nguyên nhân gây bệnh, bình tĩnh theo dõi triệu chứng và sớm thăm khám các bác sĩ khi thấy có các biểu hiện như:

    • Thời gian đại tiện ra máu kéo dài nhiều ngày, có thể kéo dài 2 tuần
    • Sức khỏe bị suy giảm, sụt cân không rõ nguyên nhân,
    • Người mệt mỏi, sốt cao, buồn nôn, nôn
    • Đau bụng, sưng bụng bất thường, có thể cảm nhận các cục nổi lên trong bụng bất thường
    • Đi đại tiện mất kiểm soát, hình dạng kết cấu phân thay đổi trong nhiều ngày.
    • Trẻ nhỏ bị đi ngoài ra máu phân có màu sẫm hơn bình thường

    Nếu lo lắng bạn cũng có thể đi thăm khám bác sĩ ngay khi có triệu chứng đi đại tiện ra máu. Đa số người bệnh thấy triệu chứng này đã ở diễn biến nặng, thời gian đã có từ lâu mà bạn không để ý hoặc không thể quan sát bằng mắt thường.

    Xem Thêm : Đi ngoài phân ra máu là bệnh gì ? Có nguy hiểm hay không ? [ Tư Vấn]

    Đi nặng ra máu điều trị thế nào?

    Khi nghi ngờ, thấy có triệu chứng đi nặng ra máu bạn cần thăm khám bác sĩ, chuyên gia tiêu hóa về hậu môn trực tràng. Sau khi thăm khám chẩn đoán các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị bệnh phù hợp. Tùy từng nguyên nhân gây đại tiện ra máu mà các bác sĩ sẽ có phương pháp khác nhau.

    Bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ dẫn của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều dùng, phương pháp điều trị của bác sĩ. Bên cạnh đó bạn cũng cần chú ý thực hiện theo lời khuyên của các chuyên gia như:

    • Vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn mỗi khi đi ngoài nhằm phòng ngừa viêm nhiễm hậu môn phát sinh, nên đại tiện vào một giờ nhất định trong ngày, không rặn khi đại tiện.
    • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường lưu thông máu và nhu động ruột hậu môn, thúc đẩy tiêu hóa.
    • Bổ sung chất xơ hàng ngày, đi đại tiện một giờ cố định, ưu tiên các thảo dược dân gian trị táo bón như diếp cá, rau má, đường quy…
    • Giữ tâm trạng thoải mái, tránh tiêu cực để không ảnh hưởng đến hoạt động của niêm mạc ruột, lưu thông máu.
    • Uống đủ nước, tối thiểu 2 lít mỗi ngày sẽ khiến phân mềm ra, đi đại tiện dễ dàng hơn.
    • Hạn chế chè đặc, cà phê, rượu bia, đồ cay nóng vì chúng có thể khiến phân khô, giảm nhu động ruột, đi ngoài khó khăn hơn và lượng máu chảy gia tăng.

    Trên đây là những thông tin liên quan đến triệu chứng đi nặng ra máu. Nếu bạn có triệu chứng này và mong muốn được các chuyên gia tư vấn, bạn có thể liên hệ tới số điện thoại: 0243.9656.999

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status