[ Bệnh trĩ nội ] là gì ? Triệu chứng và & nguyên nhân của bệnh

Mục lục chính [Ẩn]

    Trĩ nội thường bị bỏ qua và không được chú ý tới vì các búi trĩ nằm trong ống hậu môn và không gây nhiều triệu chứng khó chịu. Một vài trường hợp khi các búi trĩ to và sa ra ngoài người bệnh mới phát hiện ra. Để tránh những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ nội người bệnh cần nắm vững các thông tin về bệnh, các dấu hiệu và phương pháp điều trị bệnh trong bài viết dưới đây.

    Bệnh trĩ nội là gì – những thông tin cơ bản

    Trĩ nội xuất hiện khi các đám rối tĩnh mạch ở lớp lót bên trong vùng hậu môn bị căng giãn quá mức. Tỉ lệ mắc loại bệnh trĩ có xu hướng cao hơn những căn bệnh trĩ khác thế nhưng đa số người bệnh đều không nhận biết, hiểu chính xác về căn bệnh này.

    Khi mắc bệnh trĩ nội người bệnh thường không phát hiện ra vì các búi trĩ ở trong ống hậu môn nên không có dây thần kinh cảm giác nên không gây đau. Người bệnh có thể phát hiện dựa trên những dấu hiệu điển hình như: chảy máu khi đi đại tiện, chảy dịch, có búi trĩ lòi ra ngoài khi trĩ nặng…

    Căn cứ vào mức độ sa ra ngoài của các búi trĩ mà chi thành các cấp độ bệnh khau:

    • Cấp độ 1: Búi trĩ nhỏ nên nằm hoàn toàn ở trong ống hậu môn
    • Cấp độ 2: Kích thước búi trĩ đã to lên, có thể thấy búi trĩ sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện nhưng sau đó búi trĩ tự co vào được
    • Cấp độ 3: Búi trĩ ngày càng to hơn, mỗi khi đi đại tiện búi trĩ không thể tự co vào mà người bệnh phải dùng tay để đẩy vào bên trong.
    • Cấp độ 4: Kích thước búi trĩ đã rất to và sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn. Người bệnh thấy búi trĩ sa ra ngoài khi đứng lên, ngồi xuống, khi đi đại tiện và không thể đẩy vào được nữa.

    Việc xác định các cấp độ của bệnh trĩ nội là rất quan trọng để đưa ra phương án điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả.

    Những nguyên nhân gây bệnh trĩ nội

    Như đã nêu ở trên bệnh trĩ xuất hiện là khi áp lực ở tĩnh mạch trĩ bị tăng lên. Các yếu tố thuận lợi gây bệnh cũng như nguyên nhân gây bệnh trĩ nội có thể kể đến như:

    • Bị các bệnh đường ruột mãn tính như táo bón, tiêu chảy mãn tính. Lúc này các tĩnh mạch ở vùng hậu môn sẽ bị tổn thương, phình giãn quá mức và hình thành các búi trĩ.
    • Do thói quen ngồi nhiều, đứng lâu 1 tư thế trong thời gian dài gây nên tình trạng tắc nghẽn, các tĩnh mạch ở vùng hậu môn không được lưu thông.
    • Thường xuyên mang vác các vật nặng khiến vùng xương chậu phải gánh 1 trọng lượng lớn, nếu để lâu các mạch máu ở trực tràng có nguy cơ phình to và hình thành nên búi trĩ.
    • Quan hệ qua đường hậu môn cũng là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ nội
    • Chế độ dinh dưỡng mất cân bằng khi ăn nhiều chất xơ, uống không đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, ăn nhiều chất béo, sử dụng các chất kích thích.
    • Do tuổi cao các cơ ở hậu môn bị tổn thương, suy yếu nên khiến hoạt động ở bộ phận này gặp nhiều khó khăn
    • Chị em phụ nữ mang thai hoặc sinh con xong chịu áp lực của tử cung và thai nhi cũng là yếu tố thuận lợi để gây nên bệnh trĩ.

    Ngoài những nguyên nhân này, bệnh trĩ nội còn xuất hiện do thói quen đi vệ sinh quá lâu, nhịn đi đại tiện, bị căng thẳng kéo dài, vùng hậu môn không được vệ sinh sạch sẽ… Khi hiểu rõ được nguyên nhân gây bệnh việc khắc phục, điều trị cũng nhanh chóng và đạt hiệu quả tốt hơn.

    Cách nhận biết các triệu chứng bệnh trĩ nội

    Tùy thuộc vào các cấp độ mà trĩ có những triệu chứng khác nhau. Thời gian đầu triệu chứng bệnh trĩ nội chưa rõ ràng nhưng càng về sau người bệnh sẽ càng nhận biết rõ ràng hơn qua các biểu hiện bệnh như:

    Táo bón lâu ngày

    Táo bón chính là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Khi bị táo bón người bệnh sẽ gặp khó khăn trong việc đẩy phân ra ngoài hậu môn, phân cứng và khô hơn bình thường. Các búi trĩ làm cản trở việc đẩy phân ra bên ngoài.

    Đi ngoài ra máu

    Khi có búi trĩ ở trong hậu môn người bệnh sẽ cố rặn phân ra bên ngoài. Điều này gây nên tình trạng cọ xát giữa phân và búi trĩ gây tổn thương và chảy máu. Do đó người bệnh sẽ thấy chảy máu hậu môn mỗi lần đi đại tiện xong. Lượng máu nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ nặng nhẹ của bệnh. Bệnh càng nặng thì máu chảy ra ngoài càng nhiều.

    Đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn

    Nếu bệnh trĩ do táo bón có thể khiến người bệnh bị đau rát ở hậu môn nhất là sau khi đi đại tiện xong. Ngoài ra, khi bị bệnh trĩ vùng hậu môn sẽ tiết dịch nhầy có màu trắng gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu cho người bệnh.

    Sưng hoặc có búi trĩ lòi ra ngoài

    Khi bị trĩ nhẹ người bệnh thường không nhận thấy các búi trĩ ở hậu môn. Nhưng nếu bị trĩ nội độ 3, độ 4 người bệnh sẽ thấy có búi trĩ thò ra ngoài.

    Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?

    Bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu thường không gây hại đến sức khỏe của người bệnh nhưng nếu để lâu bệnh diễn biến phức tạp và gây nên những biến chứng phức tạp. Các biến chứng của bệnh nếu để lâu không chữa trị có thể kể đến như:

    Bị sa nghẹt búi trĩ

    Các búi trĩ khi ở giai đoạn nặng sẽ sưng to và gây tắc ở hậu môn, chèn ép các cơ ở hậu môn, làm cản trở quá trình lưu thông máu, các tĩnh mạch bị tổn thương, khiến việc đi đại tiện gặp khó khăn.

    Viêm nhiễm

    Khi búi trĩ thò ra ngoài hậu môn thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm. Nếu không cẩn thận có thể có nguy nhiễm trùng, bội nhiễm có thể dẫn đến hoại tử. Không chỉ vậy, bên cạnh vấn đề viêm nhiễm hậu môn thì người bệnh còn có nguy cơ bị nhiễm trùng máu.

    Nguy cơ thiếu máu

    Khi bị bệnh trĩ ở mức độ nặng có thể gây chảy máu nhất là khi đi vệ sinh. Tình trạng nhẹ lượng máu chảy ít nhưng nếu nặng chảy thành giọt, thành tia. Nếu để tình trạng này kéo dài, người bệnh sẽ bị thiếu máu nghiêm trọng, tụt huyết áp, hoa mắt chóng mặt và suy kiệt sức lực.

    Nguy cơ ung thư trực tràng

    Đây là tình trạng biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ. Nếu không may bị ung thư trực tràng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

    Để tránh những nguy cơ biến chứng này người bệnh cần thăm khám các bác sĩ càng sớm càng tốt.

    Cách chẩn đoán bệnh trĩ nội chính xác

    Bệnh trĩ nội nằm trong ống hậu môn, do đó cần được chẩn đoán chính xác để tránh nhầm lẫn với những căn bệnh hậu môn trực tràng khác. Bạn hãy đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và chẩn đoán phù hợp.

    Bác sĩ sẽ hỏi các triệu chứng đồng thời tiến hành thăm khám lâm sàng, bác sĩ có thể đưa một ngón tay được đeo găng và bôi trơn vào trực tràng của bạn để cảm nhận các búi trĩ, u cục ở trực tràng.

    Bạn có thể sẽ phải thực hiện nội soi đại trực tràng hoặc nội soi đại tràng sigma. Biện pháp này sẽ giúp bác sĩ quan sát rõ hơn phần đại tràng.

    Sau khi có kết quả bác sĩ sẽ xác định được tình trạng búi trĩ sa xuống. Tùy thuộc cấp độ bệnh trĩ mà sẽ có phương pháp hiệu quả, phù hợp.

    ==> Xem Thêm : [ Tìm Hiểu ] Bệnh trĩ ngoại là gì ? Nguyên nhân & triệu chứng

    Phương pháp chữa bệnh trĩ nội hiệu quả hiện nay

    Với sự phát triển của y học hiện nay, bệnh trĩ nội có thể được loại bỏ dễ dàng hơn. Mỗi phương pháp sẽ phù hợp với tình trạng của từng cấp độ bệnh. Trong đó có 2 phương pháp chính là nội khoa và can thiệp bằng ngoại khoa.

    1. Điều trị bệnh trĩ nội bằng phương pháp nội khoa

    Thường áp dụng với những trường hợp bị trĩ nhẹ, chưa có nhiều biến chứng, trĩ nội độ 1, độ 2. Người bệnh có thể dùng thuốc Tây y hoặc chăm sóc sứ khỏe tại nhà.

    Dùng thuốc Tây y :

    Sử dụng các loại thuốc Tây y để điều trị, những loại thuốc này thường có tác dụng nhanh, giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh. Bạn có thể dùng các loại thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi hậu môn.

    Thuốc uống: Có tác dụng giảm đau nhanh, giảm ngay các triệu chứng. Bạn có thể dùng các loại thuốc như: Acetaminophen, Aspirin hay Ibuprofen…

    Thuốc bôi, thuốc đặt: Tác dụng giảm đau, kháng viêm, một số thuốc giúp bổ sung chất giảm ngứa, làm bền thành mạch, thu nhỏ búi trĩ như: Avenoc, Witch Hazel, Proctolog, Zinc oxide, Cotripro, Titanoreine…

    Thuốc làm mềm phân: Thường được chỉ định trong các trường hợp bị táo bón kéo dài, giúp phân mềm và dễ đào thải ra ngoài hơn. Tuy nhiên, hãy trao đổi với các bác sĩ để được chỉ định dùng với liều lượng phù hợp.

    Chữa trĩ nội tại nhà :

    Một số phương pháp chữa trĩ nội tại nhà cũng có hiệu quả đáng kể khi người bệnh bị trĩ nội độ 1, độ 2. Bạn có thể áp dụng những phương pháp này để làm giảm đau và hạn chế cảm giác khó chịu do trĩ gây nên.

    • Ngâm khu vực hậu môn bị ảnh hưởng trong nước ấm nhiều lần trong ngày và nhẹ nhàng lau khô để giúp giảm triệu chứng.
    • Chườm một miếng gạc lạnh hoặc túi nước đá vào vùng bị trĩ để có thể làm giảm đau và viêm.
    • Nên sử dụng khăn ướt để lau hậu môn thay vì giấy vệ sinh để làm giảm ma sát và ít gây kích ứng ở khu vực bị trĩ
    • Dùng nha đam để bôi vào vùng hậu môn để giảm đau giảm viêm
    • mặc quần áo cotton rộng có thể làm giảm kích ứng ở khu vực bị ảnh hưởng và giữ nó luôn khô ráo.
    • Sử dụng các loại thực phẩm giàu chất xơ: khoai lang, rau lang, ngũ cốc, hoa quả tươi, rau diếp cá…
    • Hạn chế các hoạt động gây áp lực lên tĩnh mạch ở khu vực hậu môn trực tràng như ngồi xổm, mang vác vật nặng, tập đẩy tạ…
    • Đi ngoài ngay khi có nhu cầu. Tránh rặn quá mạnh hoặc ngồi lâu trong nhà vệ sinh. Sau khi đi ngoài xong nên lau bằng khăn ẩm không chứa cồn và chất tạo mùi rồi rửa sạch bằng nước ấm.
    • Bổ sung đủ nước cho cơ thể: Chất lỏng sẽ giúp làm mềm phân, tránh được tình trạng đau khi đi cầu.

    Việc chữa tại nhà chỉ có tác dụng phòng và chữa bệnh hiệu quả hơn. Do đó người bệnh hãy tư vấn bác sĩ để được cách chữa trị phù hợp.

    ==> Xem Thêm : Trĩ hỗn hợp là gì? Dấu hiệu nhận biết & cách chữa mới nhất [ Tư vấn ]

    2. Phẫu thuật bệnh trĩ nội

    Đây thường là phương pháp sau cùng khi điều trị nội khoa không hiệu quả. Việc phẫu thuật cắt trĩ sẽ giúp người bệnh giảm nguy cơ bị tắc mạch, hoại tử trĩ hoặc các biến chứng nguy hiểm khác.

    Có rất nhiều phương pháp phẫu thuật trĩ nội hiệu quả như Longo, HCPT, PPH… nhưng phương pháp hiệu quả nhất hiện nay là phương pháp cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.

    Ưu điểm của phương pháp này là hạn chế sưng đau cho người bệnh, nhanh chóng loại bỏ búi trĩ, thời gian hồi phục nhanh, không đau, không chảy máu, người bệnh không cần phải nằm viện lâu, hạn chế xâm lấn vùng da lành tính…

    Cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II không sử dụng dao cắt thông thường mà sử dụng sóng cao tần tác động vào búi trĩ với các tác động của ion mang điện, loại bỏ búi trĩ bằng dao điện.

    Hiện nay chưa có nhiều nơi áp dụng phương pháp này, hơn nữa bác sĩ phải có chuyên môn cao thực hiện nên người bệnh cần cân nhắc chọn lựa.

    Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh trĩ nội hy vọng người bệnh sẽ có phương pháp điều trị phù hợp. Vì loại bệnh trĩ này khó phát hiện, các triệu chứng thường khó nhận biết nên tốt nhất bạn hãy tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được hỗ trợ.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status