Trĩ hỗn hợp là gì? Dấu hiệu nhận biết & cách chữa mới nhất [ Tư vấn ]
Trĩ hỗn hợp là một trong những loại trĩ phổ biến hiện nay cùng với trĩ nội, trĩ ngoại. Đây là loại trĩ phức tạp dễ gây nhầm lẫn với những loại trĩ khác vì nó là sự kết hợp của trĩ nội và trĩ ngoại. Triệu chứng của bệnh cũng gây đau nhức, khó chịu hơn, cách điều trị, biến chứng cũng nguy hiểm hơn những loại bệnh trĩ khác.
Tìm hiểu: Trĩ hỗn hợp là như thế nào?
Bệnh trĩ hỗn hợp xuất hiện là sự kết hợp của 2 loại trĩ phổ biến là trĩ nội và trĩ ngoài. Người bệnh đa số biết trĩ nội là do sự hình trạng ở trong ống hậu môn còn trĩ ngoại là sự hình thành ở bên ngoài hậu môn.
Nếu người bệnh không sớm chữa trị trĩ nội và trĩ ngoài khi đến giai đoạn nặng búi trĩ có sự sa xuống và kết dính với nhau tạo thành 1 khối kéo dài từ ống hậu môn ra bên ngoài hậu môn. Tình trạng liên kết này chính là trĩ hỗn hợp.
Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh trĩ hỗn hợp không nhiều nhưng đây lại là căn bệnh có diễn biến phức tạp, nguy cơ để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp đơn giản nhất
Triệu chứng bệnh trĩ hỗn hợp thường nhận biết thông qua một số các triệu chứng giống với trĩ ngoại. Tuy nhiên, do sự kết hợp giữa 2 loại trĩ này nên người bệnh sẽ thấy đau nhức, khó chịu hơn.
- Đi đại tiện ra máu: Đây là dấu hiệu nhận biết bệnh trĩ dễ dàng nhất, tuy nhiên triệu chứng này cũng có thể dễ nhầm lẫn với những bệnh hậu môn trực tràng khác. Người bệnh có thể nhìn thấy máu ở trong phân, lượng máu nhiều hoặc ít phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh.
- Búi trĩ sa ra ngoài: Nguyên nhân là do các tĩnh mạch trĩ bị phình to quá mức ở trong và ngoài hậu môn. Mức độ tổn thương càng nặng thì kích thước búi trĩ càng lớn. Thời gian đầu búi trĩ hỗn hợp chỉ như một dị vật nhỏ ở trong rìa hậu môn nhưng càng về sau búi trĩ dài ra và lòi ra khi đại tiện.
- Ngứa hậu môn: Khi búi trĩ xuất hiện sẽ kèm theo sự xuất hiện ở dịch nhầy hình thành. Dịch nhầy tiết ra khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy, vướng víu đồng thời có thể dẫn đến tình trạng bị nứt kẽ hậu môn.
- Hậu môn đau rát: Nguyên nhân là do búi trĩ có kích thước lớn, nên khi ngồi sẽ bị đè nén gây nên hiện tượng tắc mặc trĩ. Người bệnh sẽ thấy triệu chứng kèm với viêm hậu môn, phù nề ở bờ hậu môn nguy cơ nặng có thể là hoại tử.

Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp là do đâu?
Nguyên nhân gây trĩ hỗn hợp xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau. Việc xác định chính xác nguyên nhân gây nên trĩ sẽ giúp điều trị hiệu quả căn bệnh này. Dưới đây là một số nguyên nhân gây bệnh phổ biến:
- Do áp lực gia tăng về phía hậu môn khiên những tĩnh mạch bị tắc nghẽn và ngưng tụ lại tạo nên các búi trĩ.
- Do viêm sưng vùng da ở nếp gấp quanh vùng hậu môn.
- Bị táo bón lâu năm khiến các tĩnh mạch và thành ruột bị tổn thương và gây áp lực lên vùng xương chậu, vùng hậu môn.
- Do tâm lý chủ quan không chữa trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại triệt để và đúng cách
- Chế độ dinh dưỡng mất cân đối, cơ thể thiếu chất xơ, hoạt động tiêu hóa và chất dinh dưỡng bị ảnh hưởng gây táo bón.
- Thói quen uống ít nước khiến cho phân bị cứng và to hơn, cực kỳ dễ bị táo bón
- Thói quen lười vận động tạo áp lực cho vùng hậu môn, khí huyết không lưu thông, các tĩnh mạch bị nghẹt và sưng phồng.
- Khuân vác nặng quá sức làm gia tăng áp lực cho vùng hậu môn
- Phụ nữ mang thai hoặc mới sinh con xong khiến vùng xương chậu bị tác động và các tĩnh mạch bị chèn ép.
- Thói quen vệ sinh vùng hậu môn không sạch sẽ khiến vi khuẩn tích tụ và tăng nguy cơ viêm nhiễm
- Do tuổi cao độ đàn hồi của cơ vòng kém khiến tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống vùng hậu môn, gây nên hiện tượng táo bón ở người già và các bệnh về trĩ.
Vì bệnh có nhiều nguyên nhân gây nên do đó việc nhận biết những nguy cơ, nguyên nhân sẽ giúp việc điều trị hiệu quả, đi đúng hướng, thời gian điều trị bệnh cũng được rút ngắn.

Bệnh trĩ hỗn hợp có nguy hiểm không?
Trĩ hỗn hợp nguy hiểm hơn 2 loại trĩ nội và trĩ ngoại. Do đây tổng hợp bệnh trĩ nội và trĩ ngoại, xảy ra vào cùng một thời điểm. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ phát triển nặng và gây biến chứng nguy hiểm.
Tùy từng tình trạng của người bệnh mà mức độ biến chứng khác nhau. Bệnh càng nặng thì nguy cơ bị biến chứng càng cao.
1. Nhiễm trùng hậu môn
Khi bị bệnh trĩ hỗn hợp vùng hậu môn sẽ sưng lên rõ rệt, nhiễm trùng nhiều nơi quanh hậu môn và tạo ra viêm nhiễm ở niêm mạc dưới xung quanh hậu môn. Nếu tình trạng viêm nhiễm mà không được sớm chữa trị có thể dẫn đến nguy cơ bội nhiễm, hoại tử hậu môn.
2. Gây đau đớn cho người bệnh
Sự sa trĩ của trĩ nội và trĩ ngoại ở giai đoạn muộn nên bệnh gây đau đớn, viêm nhiễm hậu môn, tắc nghẹt búi trĩ... làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
3. Gây thiếu máu
Trĩ hỗn hợp thường gây ra chảy máu, lâu ngày dẫn tới hiện tượng mất máu cục bộ. Người bệnh thường sẽ khó phát hiện ra hiện tượng này cho tới khi cơ thể có những biểu hiện chóng mặt, đau đầu hoa mắt thường xuyên.
4. Sa nghẹt búi trĩ
Khi búi trĩ bị sa ra ngoài, các tĩnh mạch ở khu vực hậu môn có thể bị chèn ép, lượng máu bơm vào búi trĩ không thể lưu thông ra ngoài. Nếu để lâu búi trĩ sẽ ngày càng sưng to, phù nề và có thể xuất hiện những cục máu đông.
5. Nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa
Do âm đạo có cấu tạo khá gần với vùng hậu môn, nếu chị em bị viêm nhiễm hậu môn không vệ sinh sạch sẽ, đúng cách có thể gây viêm nhiễm phụ khoa. Các bệnh viêm nhiễm phụ khoa thường gặp như: viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung…

Trĩ hỗn hợp có chữa được không?
Bệnh trĩ nói chung và bệnh trĩ hỗn hợp nói riêng nếu không sớm điều trị có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe. Bệnh có diễn biến phức tạp hơn, do đó nhiều người bệnh không biết bệnh có chữa được không, chữa bằng cách nào?
Theo các chuyên gia về hậu môn – trực tràng của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì để chữa trị thành công bệnh trĩ hỗn hợp cần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là phát hiện triệu chứng sớm và điều trị đúng cách.
Nếu phát hiện bệnh sớm tình trạng bệnh trĩ mới bắt đầu, người bệnh có thể tự khỏi bệnh trĩ mà không cần điều trị. Tuy nhiên, người bệnh cũng cần khắc phục những nguyên nhân, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thay đổi lố sống để phòng ngừa bệnh tái phát.
Nếu bệnh nặng, búi trĩ vừa ở trong lại vừa ở ngoài ống hậu môn việc chữa trị rất khó khăn. Lúc này bạn sẽ cần được chẩn đoán bệnh chính xác và cần có nhiều thời gian để điều trị bệnh. Người bệnh cần phải tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ thì bệnh mới khỏi được.

Phương pháp điều trị trĩ hỗn hợp hiệu quả
Để điều trị bệnh trĩ hỗn hợp thường phức tạp hơn những căn bệnh trĩ khác. Tốt nhất là người bệnh nên đi thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác đồng thời các bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp.
Ngoài việc thăm khám về tiền sử bệnh, kiểm tra khu vực hậu môn bác sĩ sẽ tiến hành khám trực tràng, soi trực tràng, xét nghiệm phân, xét nghiệm máu. Đây đều là những xét nghiệm cần thiết để kiểm tra ngoài trĩ thì có vấn đề phát sinh nào khác không. Sau khi kiểm tra bác sĩ sẽ đưa ra kết luận và phương pháp điều trị phù hợp.
Một số phương pháp chữa bệnh trĩ hỗn hợp thường được chỉ định bạn có thể tham khảo:
1. Dùng thuốc Tây y
Dùng thuốc Tây y thường áp dụng với những trường hợp bị bệnh trĩ hỗn hợp ở giai đoạn nhẹ. Việc sử dụng những loại thuốc này với mục đích cải thiện các triệu chứng của bệnh trĩ, ngăn ngừa sự phát triển nặng hơn của búi trĩ.
Thuốc đặt hậu môn :
Thuốc đặt hậu môn chữa bệnh trĩ thường chứa các thành phần như glycerin, bisacodyl hay corticosteroid… những thành phần này sẽ giúp kích thích nhu động ruột, kháng viêm, giúp co mạch.
Thuốc mỡ bôi hậu môn :
Bạn có thể dùng các loại thuốc mỡ bôi hậu môn như: kem titanoreine, thuốc mỡ Proctolog… Đây là những loại thuốc có hoạt chất giảm đau, chống ngứa tại chỗ, kháng viêm nên hỗ trợ rất tốt cho người chữa bệnh trĩ.
Thuốc NSAIDs :
Loại thuốc này còn được biết đến là thuốc kháng viêm không chứa steroid có tác dụng làm giảm sưng, đau búi trĩ nhanh chóng. Bạn có thể dùng các loại thuốc như: Naproxen, Ibuprofen. Tuy nhiên, người bệnh cần dùng theo chỉ định của bác sĩ để tránh tác dụng phụ của thuốc.
Thuốc làm mềm phân :
Dùng trong trường hợp bị bệnh trĩ do táo bón mãn tính. Loại thuốc này giúp làm chậm quá trình hấp thu nước bên trong ruột, làm phần mềm và dễ dàng đào thải ra bên ngoài.
Khi dùng thuốc Tây y chữa bệnh trĩ người bệnh cần lưu ý dùng theo chỉ định của bác sĩ vì thuốc có thể gây nên tác dụng phụ. Nếu trong quá trình dùng thuốc thấy bất thường báo ngay với bác sĩ.
2. Can thiệp ngoại khoa
Can thiệp ngoại khoa để chữa bệnh trĩ cũng được nhiều bác sĩ chỉ định áp dụng nhất là trong những trường hợp bị trĩ nặng, dùng thuốc không có hiệu quả. Mỗi phương pháp lại có những ưu và nhược điểm riêng, người bệnh cần cân nhắc tư vấn kỹ các bác sĩ trước khi áp dụng.
Thắt búi trĩ bằng vòng cao su :
Phương pháp này được áp dụng cho các trường hợp bệnh trĩ hỗn hợp lòi búi trĩ ra ngoài 6-8 tuần. Thắt búi trĩ bằng vòng cao su sẽ làm giảm máu lưu thông tới búi trĩ, búi trĩ sẽ không phồng to thêm. Chỗ búi trĩ bị thắt vòng sẽ hoại tử và biến mất.
Điều trị bằng tia laser :
Phương pháp này sử dụng tia laser để đốt búi trĩ, làm se niêm mạc trĩ và làm teo búi trĩ. Búi trĩ khi được đốt bằng các chùm tia cực tím sẽ co lại và bị cắt đứt. Tuy nhiên phương pháp này lại không thích hợp với những người bị trĩ hỗn hợp giai đoạn nặng.
Tiêm xơ búi trĩ :
Bác sĩ sẽ sử dụng 1 loại hóa chất để tiêm thẳng vào búi trĩ. Loại hóa chất này sẽ khiến búi trĩ bị xơ hóa, không nhận đủ máu để nuôi dưỡng cơ thể. Sau 1 thời gian tiêm xơ búi trĩ sẽ tự động teo lại và rụng xuống. Phương pháp này cần phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn trình độ cao thực hiện, xác định chính xác vị trí cần tiêm.
==>Xem Thêm : [ Tổng hợp ] 10 tác hại của bệnh trĩ nguy hiểm đến sức khỏe
Cắt trĩ hỗn hợp bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT
Kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT là phương pháp sử dụng sóng điện từ cao tần để làm đông các mạch máu nuôi búi trĩ dưới tác động của các ion mang điện. Sau đó sẽ kéo búi trĩ xuống và thực hiện cắt bằng dao điện.
Thời gian thực hiện phương pháp này khá nhanh chỉ khoảng 20 đến 30 phút, không làm mất nhiều máu, hạn chế đau nhức, không làm tổn hại đến vùng da lành xung quanh, người bệnh có thể trở về nhà sau phẫu thuật mà không cần nằm viện dài ngày.
Vì đây là những can thiệp ngoại khoa quan trọng nên người bệnh chú ý chọn những địa chỉ chữa bệnh trĩ uy tín, đội ngũ các bác sĩ uy tín và nhiều kinh nghiệm.

==> Xem Thêm : Bệnh trĩ:Nguyên nhân, triệu chứng & cách chữa [ TỔNG HỢP ]
Những lưu ý quan trọng khi bị trĩ hỗn hợp
Vì bệnh trĩ hỗn hợp khá phức tạp nên người bệnh cần chú ý thay đổi lối sống sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Những phương pháp chữa trị trên sẽ giúp điều trị bệnh trĩ nhưng để ngăn ngừa trĩ tái phát bạn cần chú ý:
- Bổ sung thêm nhiều chất xơ ở trong mỗi bữa ăn để hạn chế tình trạng sưng đau hậu môn, giảm nguy cơ chảy máu mỗi lần đi đại tiện. Bạn bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả, ngũ cốc nguyên hạt…
- Uống đủ 2l nước mỗi ngày, có thể uống nước rau hoặc nước ép trái cây.
- Bạn có thể chườm một túi đá lạnh vào hậu môn 10-15 phút để giảm triệu chứng khó chịu.
- Bạn có thể sử dụng nước ấm để tắm rửa hàng ngày để hoạt động lưu thông máu ở hậu môn được khỏe hơn. Nó cũng giúp xoa dịu cơn đau mỗi khi bệnh trĩ hoành hành.
- Tập thói quen tập thể dục mỗi ngày sẽ mang đến nhiều lợi ích thiết thực cho sức khỏe của bạn, đồng thời hỗ trợ đẩy lùi bệnh trĩ.
- Tránh mang vác vật nặng quá sức, không ngồi lâu trong nhà vệ sinh, hạn chế tư thế ngồi xổm hoặc đứng lâu một chỗ trong thời gian dài…
- Điều chỉnh tâm trạng luôn vui vẻ và thoải mái, suy nghĩ tích cực.
- Không lạm dụng các loại đồ uống có cồn, chất kích thích, cafein, thức ăn nhanh…
Trên đây là những thông tin đầy đủ về nguyên nhân, triệu chứng và gợi ý những phương pháp điều trị bệnh trĩ hỗn hợp. Nếu còn những thắc mắc cần được tư vấn và giải đáp bạn hãy liên hệ các bác sĩ chuyên khoa.