[ Tìm Hiểu ] Bệnh trĩ ngoại là gì ? Nguyên nhân & triệu chứng

Mục lục chính [Ẩn]

    Trĩ ngoại thường gây đau đớn nhiều hơn bệnh trĩ nội vì vị trí của búi trĩ nằm ở nếp gấp viền hậu môn – nơi tập trung nhiều dây thần kinh. Người bệnh sẽ gặp phải tình trạng đau nhức, khó chịu không đứng hoặc ngồi được. Tình trạng này nếu không sớm chữa trị có thể ảnh hưởng lớn đến công việc và sinh hoạt.

    Thông tin cơ bản: trĩ ngoại là gì ?

    Trĩ ngoại là một trong những loại bệnh trĩ phổ biến, với tỉ lệ người mắc tương đối cao. Loại bệnh trĩ này được phân biệt với trĩ nội là ở vị trí xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ ngoại hình thành ở bên dưới đường lược do tĩnh mạch bị căng giãn quá mức và sưng lên. Bề mặt của búi trĩ chính là ở xung quanh hậu môn.

    Chính vị trí xuất hiện ở xung quanh hậu môn nơi có nhiều dây thần kinh cảm giác nên khi người bệnh bị trĩ ngoại luôn có cảm giác đau nhức, vướng víu, ngứa ngáy… thậm chí người bệnh có thể sờ hoặc nhìn thấy búi trĩ cùng các mảnh da thừa chồng chéo lên nhau.

    Bệnh trĩ ngoại thường không chia thành các cấp độ giống như trĩ nội, không có trĩ ngoại độ 1, trĩ ngoại độ 2. Mức độ của loại bệnh này được các bác sĩ xác định dựa vào kích thước của búi trĩ, búi trĩ phát triển càng to thì tình trạng bệnh càng nặng.

    Nguyên nhân gây bệnh trĩ ngoại phổ biến

    Có rất nhiều người bệnh bị mắc bệnh trĩ mà không biết nguyên nhân do đâu. Theo các chuyên gia Hậu môn – trực tràng thì mỗi người bị bệnh trĩ xuất phát từ nhiều yếu tố khác nhau, đa phần là do thói quen sinh hoạt, ăn uống không khoa học, không hợp lý. Dưới đây là nguyên nhân gây trĩ ngoại chủ yếu.

    Do thói quen dinh dưỡng mất cân bằng :

    Người bệnh thường xuyên có thói quen ăn uống không khoa học khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và kém phát triển. Đồng thời là nguyên nhân gây nên những rắc rối, phiền toái đối với người bệnh.

    Một số thói quen xấu như: dùng đồ ăn có nhiều chất đạm, protein, ăn nhiều thực phẩm cay nóng, nhiều dầu mỡ, sử dụng chất kích thích, uống nhiều nước…

    Do thói quen vận động :

    Thường xuất hiện ở những người làm văn phòng, xí nghiệp, nhà máy, lái xe… hay phải đứng hoặc ngồi lâu 1 tư thế. Ngoài ra những vận động viên, những người làm công việc bê vác nặng cũng có thể gây chèn ép hậu môn, làm ảnh hưởng đến trực tràng.

    Đi đại tiện không đúng cách :

    Nguyên nhân bị trĩ ngoại điển hình chính là do thói quen đi đại tiện không đúng cách. Nếu người bệnh thường xuyên nhịn đi đại tiện, đi đại tiện quá lâu, cố rặn khi đi đại tiện… cũng có thể gây bệnh trĩ.

    Do mang thai hoặc sinh con :

    Phụ nữ mang thai hoặc sinh con cũng là đối tượng dễ bị bệnh trĩ nhất. Khi mang thai, thai nhi sẽ gây áp lực lên trực tràng trong thời gian dài khiến tĩnh mạch bị giãn nở. Phụ nữ sinh con nhất là sinh con bằng phương pháp đẻ thường sẽ không dám đi đại tiện do vết cắt tầng sinh môn đau nhức nên cũng gây ra bệnh trĩ.

    Nhận biết dấu hiệu bệnh trĩ ngoại chính xác

    Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại thường dễ nhận biết hơn các loại bệnh trĩ khác vì đây là loại bệnh nằm dưới đường lược. Triệu chứng ban đầu của bệnh có thể nhầm lẫn với trĩ nội và trĩ hỗn hợp.

    Đi ngoài ra máu :

    Người bệnh khi bị bệnh trĩ thường sẽ thấy có triệu chứng bị đi ngoài ra máu, thường là máu đỏ tươi. Đây cũng là dấu hiệu dễ bị nhầm lẫn với các loại bệnh hậu môn – trực tràng khác nên tốt nhất người bệnh nên đi thăm khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác.

    Đau rát hậu môn :

    Vùng hậu môn đau rát cũng là triệu chứng bệnh trĩ ngoại dễ nhận biết. Vì búi trĩ nằm ở bên ngoài nên người bệnh thấy đau rát nhất là khi đi đại tiện hoặc đứng lên ngồi xuống. Triệu chứng này ảnh hưởng rất lớn đến đời sống sinh hoạt của người bệnh khiến người bệnh thường xuyên thấy căng thẳng, mệt mỏi.

    Thấy búi trĩ ở rìa hậu môn :

    Búi trĩ ngoại thường ở ngoài hậu môn, khi bị trĩ giai đoạn nhẹ, người bệnh sẽ không thấy khó chịu nhiều, kích thước búi trĩ chỉ bằng hạt đỗ nhỏ. Tuy nhiên nếu bệnh nặng kích thước búi trĩ lớn có thể sờ thấy, quan sát thấy bằng mắt thường.

    Tiết dịch nhầy ở hậu môn :

    Khi bị bệnh trĩ người bệnh sẽ thấy có hiện tượng bị tiết dịch ở hậu môn, dịch có màu trắng, trắng trong. Thời gian đầu lượng dịch tiết ra nhiều nhưng nếu bị nặng thì sẽ tiết ra nhiều hơn, không những thế còn có mùi hôi khó chịu. Điều này ảnh hưởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của người bệnh.

    Bệnh trĩ ngoại có nguy hiểm không ?

    Bệnh trĩ ngoại nếu không sớm chữa trị có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh. Những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến tất cả những người bị mắc trĩ ngoại.

    Sa nghẹt búi trĩ :

    Khi bệnh nặng, các búi trĩ lớn dần, làm nghẹt lỗ hậu môn, chèn ép và cản trở máu lưu thông đến nuôi các tĩnh mạch, gây đau đớn, lâu dần dẫn đến hoại tử búi trĩ.

    Thiếu máu :

    Bệnh nhân bị trĩ có thể bị đi đại tiện ra máu tươi, máu có thể dính trong phân hoặc chảy thành giọt, thành tia tùy vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Điều này khiến người bệnh rất dễ khiến người bệnh rơi vào tình trạng thiếu máu, mất máu cấp, suy nhược cơ thể...

    Biến chứng nhiều bệnh khác :

    Bệnh trĩ ngoại rất dễ biến chứng sang áp xe hậu môn, rò hậu môn, nứt kẽ hậu môn… gây đau đớn cho người bệnh. Đặc biệt, là có nguy cơ dẫn đến ung thư trực tràng nếu không được điều trị sớm.

    Hoại tử hậu môn :

    Vì khi bị trĩ vùng hậu môn máu không được lưu thông đến, không được cung cấp chất dinh dưỡng, tiếp xúc với nhiều vi khuẩn do búi trĩ nên khả năng bị viêm nhiễm, hay hoại tử ở hậu môn rất cao, nguy hiểm hơn nguy cơ nhiễm trùng máu.

    Rối loạn chức năng hậu môn :

    Búi trĩ ngoại chèn ép hậu môn trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng chức năng cơ vòng. Nếu để lâu sẽ mất khả năng co thắt, người bệnh không thể đại tiện tự chủ.

    Rối loạn thần kinh :

    Bệnh trĩ gây đau nhức, khó chịu ở hậu môn, đứng ngồi không yên. Chính điều này là nguyên nhân gây đau đầu, suy giảm trí nhớ, đau lưng dưới, rối loạn thần kinh, đầu óc căng thẳng, dễ ngất xỉu…

    Ảnh hưởng đến cuộc sống :

    Khi bị trĩ ngoại, người bệnh sẽ bị những cơn đau hành hạ, chảy máu nhiều. Điều này làm cuộc sống bị đảo lộn, công việc và học tập sa sút, tâm lý người bệnh cũng không ổn định. Đồng thời còn ảnh hưởng đến sinh hoạt vợ chồng.

    Cách chữa bệnh trĩ ngoại an toàn, hiệu quả hiện nay

    Với sự phát triển của y học hiện đại, có rất nhiều cách chữa bệnh trĩ  an toàn, hiệu quả. Tùy thuộc tình trạng của mỗi người mà sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp. Tuy nhiên, việc chữa trị này phải được thăm khám và chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa uy tín. Dưới đây là một số những phương pháp, cách chữa trĩ ngoại hiệu quả.

    1. Chữa trĩ ngoại bằng thuốc Tây y

    Dùng thuốc tây y chữa trĩ ngoại là phương pháp được đại đa số các bác sĩ chỉ định với những người bệnh bị trĩ cấp độ nhẹ. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà bác sĩ sẽ chỉ định đơn thuốc phù hợp. Người bệnh nên lưu ý tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ định mà bác sĩ đưa ra.

    • Thuốc giảm đau: Bạn có thể dùng 1 số loại thuốc giảm đau không kê đơn như: Ibuprofen hay Aacetaminophen… Những loại thuốc này giúp giảm nhanh cơn đau tuy nhiên chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời.
    • Dùng thuốc bôi trĩ: Các loại thuốc bôi trĩ phổ biến hiện nay thường dùng là Cotripro, Titanoreine, Hydrocortison, Proctolog, Rectostop… Những loại thuốc bôi trĩ này thường giúp người bệnh giảm nhanh triệu chứng bệnh, giảm kích thước búi trĩ nhưng không giúp khỏi hoàn toàn.
    • Thuốc khác: Bạn có thể dùng các loại thuốc khác như: Thuốc đặt hậu môn có tác dụng kháng viêm, giảm đau tại chỗ; Thuốc làm mềm phân, chống táo bón; Thuốc uống chứa rutin làm tăng sức bền cho thành mạch…

    Việc dùng các loại thuốc Tây y sẽ giúp người bệnh giảm nhanh các triệu chứng khó chịu, kích thước của búi có thể sẽ được thu nhỏ hơn. Tuy nhiên, không thể điều trị dứt điểm bệnh trĩ, người bệnh vẫn cần thay đổi thói quen sinh hoạt, ăn uống theo chỉ định của bác sĩ.

    2. Chữa trĩ ngoại bằng thuốc Đông y

    Thuốc Đông y thường có tác dụng lâu bền, thời gian chữa bệnh lâu nhưng đảm bảo an toàn cho người bệnh. Hơn nữa, các nguyên liệu đông y thường giá thành rẻ, ít có tác dụng phụ.

    Thuốc uống: hoàng liên, hoàng bá, xích thược, trạch tả mỗi vị 12g, đào nhân, đương quy, đại hoàng mỗi vị 8g, sinh địa 16g mỗi ngày sắc uống một thang. Hoặc cam thảo và xà sàng tử mỗi vị 40g tán thành bột và trộn đều lại với nhau chia ra làm 3 lần uống mỗi ngày, mỗi lần uống 9g.

    Thuốc rửa, ngâm hậu môn: nấu nước xà sàng tử để xông và rửa giúp bệnh trĩ được giảm nhanh chóng.

    Lưu ý: Khi dùng thuốc Đông y người bệnh cần lưu ý theo đúng chỉ dẫn của lương y, thuốc có tác dụng phòng ngừa nhiều hơn là chữa trị. Hơn nữa nên dùng chữa bệnh ở giai đoạn nhẹ.

    ==> Xem Thêm : Trĩ hỗn hợp là gì? Dấu hiệu nhận biết & cách chữa mới nhất [ Tư vấn ]

    3. Cách chữa bệnh trĩ ngoại tại nhà hiệu quả

    Cách chữa trĩ ngoại tại nhà cũng được nhiều người áp dụng hiệu quả và thành công. Ưu điểm của phương pháp này là dễ thực hiện, tiết kiệm chi phí, hiệu quả lâu dài. Tuy nhiên, vẫn chưa được kiểm chứng độ chính xác và hiệu quả như mong muốn. Người bệnh có thể tham khảo 1 số cách chữa như:

    Dùng rau diếp cá: Rau diếp cá có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao nên có thể chữa bệnh trĩ từ bên trong lẫn bên ngoài rất hiệu nghiệm. Mỗi ngày chỉ cần ăn sống thay rau hoặc uống nước ép rau diếp cá thật nhiều. Hoặc có thể nhai sống rau diếp cá rồi đắp vào hậu môn.

    Dùng cây lá bỏng: cây lá bỏng có tính kháng viêm, kháng khuẩn cao nên được các thầy thuốc dùng để điều trị các bệnh về đường ruột, viêm loét dạ dày, bệnh trĩ... Bạn chỉ cần chuẩn bị 6g lá bỏng, 6g rau sam, đem 2 nguyên liệu này rửa sạch, rồi sắc uống.

    Dùng lá thiên lý: Lá thiên lý có tính lành, giải nhiệt, làm mát cơ thể, kháng viêm và ức chế viêm nhiễm nên rất thích hợp để sử dụng chữa bệnh trĩ giúp khắc phục các triệu chứng đau rát, ngứa hậu môn, chảy máu, táo bón...

    Ngoài ra, để việc chữa trĩ ngoại tại nhà hiệu quả người bệnh cần lưu ý và thực hiện theo những chỉ dẫn sau:

    • Tập thói quen ăn uống khoa học, cân bằng, bổ sung nhiều rau củ, trái cây để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn.
    • Không nên đứng hoặc ngồi lâu 1 tư thế, tốt nhất khoảng 1-2 tiếng bạn nên cố gắng đi lại để các mạch máu được lưu thông, phòng chống bệnh trĩ xuất hiện.
    • Tập thói quen đi đại tiện mỗi ngày một cách khoa học. Bạn hãy tập đại tiện vào một khung giờ nhất định và tránh các hoạt động khác làm kéo dài thời gian đi vệ sinh.
    • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ bằng cách vệ sinh sạch sẽ bằng nước ấm mỗi ngày hoặc sau khi đi vệ sinh, luôn giữ cho vùng hậu môn luôn sạch sẽ và khô thoáng để tránh bị viêm nhiễm.
    • Chườm đá lạnh vào hậu môn khoảng 15 – 20 phút cũng là giải pháp đơn giản giúp tạm thời đối phó với tình trạng sưng đau búi trĩ.
    • Mặc quần, quần lót rộng rãi, chất liệu cotton thoáng khí để hậu môn luôn khô ráo và không gây ma sát với búi trĩ.
    • Hạn chế vận động mạnh, bê vác các vật dụng nặng

    Việc chữa trị với 3 phương pháp trên đây chỉ nên áp dụng với những trường hợp bị trĩ nhẹ và nên dùng hỗ trợ điều trị. Với những trường hợp trĩ nặng sẽ cần phác đồ điều trị khác hiệu quả hơn.

    ==> Xem Thêm : [ Tổng hợp ] 10 tác hại của bệnh trĩ nguy hiểm đến sức khỏe

    4. Phẫu thuật chữa bệnh trĩ ngoại triệt để, tránh tái phát

    Thường áp dụng với những trường hợp bị trĩ ngoại nhưng chữa bằng phương pháp nội khoa không hiệu quả. Người bệnh có nguy cơ bị biến chứng và diễn biến bệnh nặng hơn. Một số thủ thuật có thể được bác sĩ chỉ định như:

    Tiêm xơ búi trĩ: Bác sĩ sẽ tiến hành bằng cách tiêm một loại hóa chất trực tiếp vào trong búi trĩ. Dưới tác dụng của thuốc, búi trĩ sẽ dần co lại và bị xơ hóa. Điều này khiến cho dòng máu từ bên ngoài không thể tiếp tục chảy vào trong để nuôi dưỡng búi trĩ.

    Cắt trĩ bằng phương pháp xâm lấn HCPT: Bác sĩ sử dụng sóng điện cao tần có nhiệt độ khoảng 70 – 80 độ C để làm đông và thắt nút các mạch máu lưu thông vào trong búi trĩ ngoại. Sau đó dùng dao điện cắt bỏ búi trĩ. Phương pháp này được đánh giá hiệu quả, an toàn, hạn chế tái phát.

    Phẫu thuật chữa bệnh trĩ được diễn ra ở phòng phẫu thuật của bệnh viện. Người bệnh được tiêm thuốc gây tê và các bác sĩ phải tiến hành phải là người giàu chuyên môn, kinh nghiệm để hạn chế biến chứng trong quá trình phẫu thuật.

    Người bệnh cần phải tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định của bác sĩ. Đồng thời chỉ nên thực hiện ở những bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, địa chỉ cắt trĩ ngoại uy tín.

    Bệnh trĩ ngoại cần phải được chữa trị sớm để tránh những triệu chứng và biến chứng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống. Hy vọng những thông tin trên đây người bệnh có những thông tin đầy đủ về bệnh. Nếu còn những thắc mắc hãy chủ động lên hệ bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn hiệu quả.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status