Giải đáp: Uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt không và cách khắc phục

Mục lục chính [Ẩn]

    Uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt, uống thuốc kháng sinh có ảnh hưởng đến kinh nguyệt không là thắc mắc của rất nhiều chị em. Đã có rất nhiều chị em sau khi dùng thuốc kháng sinh thấy chu kỳ kinh nguyệt bị ảnh hưởng và rối loạn. Vậy tình trạng này có phải có tác dụng của thuốc kháng sinh hay còn do nguyên nhân nào khác.

    Rối loạn kinh nguyệt có sao không?

    Để hiểu đúng và đầy đủ nhất về thắc mắc uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt trước hết chị em cần hiểu những thông tin về rối loạn kinh nguyệt cũng như những ảnh hưởng đến sức khỏe của tình trạng này.

    Rối loạn kinh nguyệt là triệu chứng bất thường ở kinh nguyệt nữ giới với lượng máu kinh, ngày kinh nguyệt và chu kỳ kinh nguyệt khác thường so với những ngày trước đó. Khi gặp phải tình trạng này chị em sẽ thấy có những dấu hiệu khó chịu như: chậm kinh, rong kinh, cường kinh, thiểu kinh, mất kinh…

    Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có thể gặp ở chị em phụ nữ trong mọi lứa tuổi… các triệu chứng này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khỏe sinh sản của nữ giới. Không những thế, số lượng máu trong mỗi kỳ kinh nếu quá nhiều sẽ khiến chị em bị thiếu máu, dễ mệt mỏi, rối loạn nhịp tim.

    Rối loạn kinh nguyệt tồi tệ hơn với những chị em đang có ý định sinh con vì sẽ khiến chị em khó xác định được ngày rụng trứng. Điều này sẽ làm giảm khả năng thụ thai với những chị em có chu kỳ kinh nguyệt bình thường và đều đặn.

    Với những rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến sức khỏe, việc hạn chế tình trạng này là rất cần thiết cho dù nó xuất phát từ nguyên nhân nào.

    Giải đáp: Uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt không ?

    Với câu hỏi uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt không? Bác sĩ Lê Thị Nhài – Nguyên Giám đốc trung tâm tư vấn dân số Sở Y tế Thái Bình, bác sĩ sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì việc sử dụng thuốc kháng sinh trước và trong thời kỳ kinh nguyệt sẽ làm ảnh hưởng trực tiếp hormon gonadotropin, lượng estrogen bị giảm và gây nên tình trạng chậm kinh, rối loạn kinh nguyệt.

    Hiện nay thuốc kháng sinh được sử dụng càng ngày càng phổ biến và sử dụng rộng rãi. Do đó ngoài những hiệu quả điều trị bệnh mà loài thuốc này mang lại thì thuốc kháng sinh còn khá nhiều.

    Bản chất của thuốc kháng sinh là vi khuẩn, nấm có tác dụng làm ức chế vi khuẩn có hại nhằm hạn chế triệu chứng viêm nhiễm. Thuốc kháng sinh ngoài tiêu diệt vi khuẩn có hại còn làm tiêu diệt vi khuẩn có lợi nên sẽ gây nên nhiều tác dụng phụ không mong muốn.

    Có thể thấy thuốc kháng sinh ảnh hưởng trực tiếp đến sự trao đổi chất của hormone estrogen và progesterone. Không những thế, thuốc kháng sinh còn làm hormone nữ giới tăng và làm ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng cũng như chu kỳ kinh nguyệt.

    Ngoài việc làm rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, thuốc kháng sinh còn có thể gây nên những ảnh hưởng như: chậm kinh, kháng thuốc, dị ứng, làm suy giảm chức năng gan, ảnh hưởng đến thận, làm suy giảm tinh trùng…

    Tuy nhiên, bạn cũng không nên quá lo lắng vì thuốc kháng sinh chỉ nên sử dụng tối đa 2 tuần và hiện vẫn chưa có báo cáo chính xác về tác dụng của thuốc kháng sinh sinh đến chu kỳ kinh nguyệt. Do đó, nếu bạn sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa thì các tác dụng phụ không mong muốn sẽ không cao.

    Những loại thuốc không nên uống khi có kinh nguyệt

    Để không phải lo lắng uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt cũng như hiểu rõ hơn về các loại thuốc ản hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, các bác sĩ sản phụ khoa đã thống kê những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến kinh nguyệt hàng tháng của bạn như:

    1. Thuốc tránh thai

    Thuốc tránh thai được sử dụng rất phổ biến nhưng nó lại gây tác dụng phụ làm rối loạn kinh nguyệt nếu sử dụng thường xuyên. Thuốc tránh thai sẽ làm thay đổi hormone khiến kinh nguyệt đến sớm hoặc muộn hơn bình thường, không những thế nó còn làm bạn bị rong kinh, mất kinh, chảy máu bất thường.

    2. Thuốc loạn thần và chống trầm cảm

    Thường được sử dụng với những trường hợp bị căng thẳng, stress có tác dụng giảm căng thẳng. Loại thuốc này có thể làm mất kinh, chậm kinh thậm chí có thể làm rối loạn kinh nguyệt. Bạn sẽ thấy kinh nguyệt ngắn hơn, dài hơn bất thường

    3. Thuốc có chứa thành phần steroid

    Thuốc có chứa thành phần steroid ví dụ như thuốc prednison nếu sử dụng trong thời gian dài có thể làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, chị em có thể bị rối loạn kinh nguyệt kéo dài, lượng máu kinh mỗi chu kỳ thường nhiều hơn.

    4. Các loại thuốc có chứa hormone

    Hormone sẽ giúp làm cân bằng cơ thể thông qua quá trình trao đổi chất do đó nếu bạn sử dụng những loại thuốc có chứa hormone sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt. Nếu các loại thuốc hormone nam còn làm ức chế sự rụng trứng, ngực căng tức, kinh nguyệt kéo dài.

    5. Thuốc giảm cân

    Sử dụng các loại thuốc giảm cân đột ngột cũng làm ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của chị em phụ nữ, đặc biệt còn làm kinh nguyệt không đều. Nếu lượng mỡ dưới 17% sẽ làm ảnh hưởng đến chu kỳ của chị em và làm chậm kinh.

    6. Thuốc cầm máu

    Các loại thuốc cầm máu như vitamin K sẽ làm giảm tính thấm máu của mao mạch làm co thắt mao mạch, thúc đẩy quá trình đào thải máu ra bên ngoài nên sẽ dẫn đến ứ huyết. Do đó khi đang đến chu kỳ kinh nguyệt bạn không nên sử dụng loại thuốc này.

    7. Thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa

    Trong thời kỳ kinh nguyệt chị em không nên sử dụng những loại thuốc chữa viêm nhiễm phụ khoa. Khi đang đến chu kỳ niêm mạc tử cung sẽ bong ra ngoài, cổ tử cung bị giãn ra nên tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công.

    Những lưu ý khi sử dụng thuốc kháng sinh tránh rối loạn kinh nguyệt

    Để không phải lo lắng uống thuốc kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt không cũng như những ảnh hưởng của thuốc kháng sinh tới sức khỏe thì bạn cần lưu ý đến những vấn đề sau đây:

    • Trao đổi với các bác sĩ chuyên môn, bác sĩ điều trị về tình trạng bệnh lý của mình cũng như những loại thuốc mà bạn có thể bị phản ứng.
    • Nếu đang có ý định mang thai bạn cần trao đổi về loại thuốc kháng sinh mà bạn đang sử dụng.
    • Nếu được chỉ định sử dụng thuốc kháng sinh bạn cần tuân thủ theo đúng liều lượng, chỉ định, không nên sử dụng quá liều hoặc ngưng sử dụng khi dấu hiệu thuyên giảm. Vì mỗi loại kháng sinh cần dùng đúng liều lượng, nếu ngừng thuốc sẽ gây nên tình trạng kháng thuốc và vi khuẩn bùng phát mạnh hơn.
    • Không nên tận dụng thuốc kháng sinh những lần trước tránh trường hợp thuốc đã quá hạn sử dụng và gây nên những tác dụng phụ không mong muốn.
    • Không nên chia sẻ thuốc kháng sinh của mình với người khác
    • Điều chỉnh chế độ sinh hoạt và nghỉ ngơi lành mạnh, khoa học
    • Không nên quá lo lắng mà nên giữ tâm trạng thoải mái, vui vẻ và lạc quan
    • Thăm khám các bác sĩ, chuyên khoa thường xuyên để được bảo vệ sức khỏe tốt nhất, đặc biệt là khi dùng thuốc kháng sinh có các dấu hiệu bất thường.

    Trên đây là những giải đáp của bác sĩ với câu hỏi uống kháng sinh có bị rối loạn kinh nguyệt không. Qua thông tin này, hy vọng chị em sẽ sử dụng thuốc kháng sinh đúng đắn và phù hợp nhất. Nếu cần được bác sĩ tư vấn và hỗ trợ về tình trạng rối loạn kinh nguyệt bạn có thể liên hệ tới số 0243 9656 999.


    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa I Sản Phụ Khoa

    Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

    Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

    Sở Trường chuyên môn

    -         Thực hiện khám, tư vấn vàđiều trị các bệnh lý phụ khoa

    -         Tư vấn và điều trị rốiloạn kinh nguyệt

    -         Thực hiện thủ thuật về kếhoạch hóa gia đình

    -         Tư vấn và điều trị cácbệnh xã hội ở nữ giới

    -         Tư vấn điều trị vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới.

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status