[ CẢNH BÁO ] 5 tác hại của rối loạn kinh nguyệt không nên chủ quan

Mục lục chính [Ẩn]

    Tác hại của rối loạn kinh nguyệt là rất lớn đặc biệt nếu tình trạng này là do nguyên nhân bệnh lý phụ khoa như: đa nang buồng trứng, bệnh tuyến giáp, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung… Vậy rối loạn kinh nguyệt có tác hại gì, rối loạn kinh nguyệt có ảnh hưởng gì không hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

    Dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt là như thế nào?

    Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng niêm mạc tử cung bị bong ra không theo chu kỳ. Thông thường chu kỳ của chị em thường xuất hiện khoảng 28 đến 32 ngày. Tuy nhiên, do một số lý do sẽ khiến chu kỳ ngắn hơn 25 ngày hoặc dài hơn 35 ngày. Thời gian xuất hiện kinh nguyệt kéo dài hơn 3 đến 5 ngày, lượng máu trung bình mỗi lần ít hơn hoặc nhiều hơn là 80ml.

    Khi bị rối loạn kinh nguyệt bạn có thể gặp phải 1 trong những hình thức sau:

    • Kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường: hết kinh 15 ngày lại có kinh, 1 tháng có kinh 2 lần
    • Chậm kinh: chậm kinh khoảng 2 đến 4 ngày thì là dấu hiệu bình thường, nhưng nếu chậm kinh quá 1 tuần đến 10 ngày hoặc thậm chí 2 tháng không có kinh nguyệt thì đây lại là dấu hiệu bất thường.
    • Rong kinh: là tình trạng kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần, thậm chí có trường hợp rong kinh quá 10 ngày, lượng máu kinh nhiều hoặc ít theo từng nguyên nhân.
    • Kinh thưa: là tình trạng kinh nguyệt khoảng vài tháng mới có 1 lần, khoảng cách chu kỳ kinh nguyệt rất dài.
    • Vô kinh: là tình trạng kinh nguyệt của bạn không có từ 6 tháng đến 1 năm

    Rối loạn kinh nguyệt có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, trong mọi độ tuổi với những biểu hiện khác nhau. Mặc dù không phải trường hợp nào cũng là dấu hiệu bất thường của sức khỏe, tuy nhiên nếu do những bệnh phụ khoa thì cần khám và chữa càng sớm càng tốt.

    Mặc dù rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến, nhiều người mắc phải nhưng không phải ai cũng biết nguyên nhân. Các nguyên nhân gây rối loạn nội tiết tố có thể kể đến như: rối loạn nội tiết tố ở phụ nữ mang thai, sinh con, cho con bú, tuổi dậy thì; do thai nghén bất thường; tổn thương ở cổ tử cung hoặc mắc các bệnh ở cổ tử cung; do mắc các bệnh về tuyến giáp; bệnh tiểu đường hoặc các bệnh nhiễm khuẩn.

    Ngoài ra, rối loạn kinh nguyệt còn có thể là do xuất phát từ những nguyên nhân như căng thẳng kéo dài, rối loạn dinh dưỡng, tăng hoặc giảm cân bất thường. Mỗi nguyên nhân sẽ gây những tác hại rối loạn kinh nguyệt cũng như cách chữa trị khác nhau.

    Tác hại của rối loạn kinh nguyệt nữ giới cần chú ý

    Đa số chị em khi bị rối loạn kinh nguyệt đều cho rằng đây là hiện tượng sinh lý bình thường không gây ảnh hưởng, tác hại gì với sức khỏe. Tuy nhiên, nếu đây là hiện tượng do bệnh phụ khoa gây nên, có thể khiến bạn đối mặt với nhiều biến chứng nguy hiểm. Những tác hại của rối loạn kinh nguyệt mà chị em có thể gặp phải như:

    • Dễ mắc bệnh phụ khoa: Khi chị em bị rối loạn chu kỳ kinh nguyệt, vùng kín sẽ bị mất cân bằng, ảnh hưởng đến môi trường của vi khuẩn, dễ gây các bệnh viêm nhiễm ở vùng kín. Chị em sẽ có nguy cơ bị mắc các bệnh phụ khoa như: viêm âm đạo, viêm buồng trứng, u màng trong tử cung…
    • Nguy cơ bị thiếu máu: Khi lượng máu kinh ra ngoài cơ thể do rong kinh sẽ nhiều hơn, nếu để lâu sẽ dẫn đến thiếu máu, mệt mỏi, chóng mặt, rối loạn nhịp tim, thở gấp… Nếu trường hợp rối loạn kinh nguyệt gây mất máu kéo dài chị em có thể sẽ bị ngã, chóng mặt, da xanh xao…
    • Nguy cơ vô sinh – hiếm muộn: Một trong những tác hại của rối loạn kinh nguyệt không thể không kể đến là làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Chu kỳ thay đổi khiến quá trình rụng trứng để thụ thai cũng bất thường, khó xác định thời điểm rụng trứng để quan hệ và thụ thai
    • Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ: chu kỳ kinh nguyệt của chị em thay đổi là nguyên nhân gây ảnh hưởng đến Estrogen và Progesteron. Đây chính là 2 loại hormone quyết định đến sắc đẹp của chị em, nên khi chu kỳ kinh nguyệt thay đổi chị em sẽ thường xuyên thấy lo lắng, mất tự tin, da mọc mụn, không mịn màng…
    • Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục: quan hệ tình dục vào những ngày có kinh nguyệt sẽ làm tăng nguy cơ bị viêm nhiễm phụ khoa. Do đó nếu bị rối loạn kinh nguyệt nhất là rong kinh sẽ ảnh hưởng rất lớn đến đời sống quan hệ tình dục của chị em.

    Ngoài những tác hại của rối loạn kinh nguyệt nêu trên đây, thì tình trạng này còn gây nên nhiều căn bệnh khác, hơn nữa nó còn là dấu hiệu của nhiều bệnh phụ khoa nguy hiểm như chửa ngoài tử cung, u cổ tử cung hay ung thư niêm mạc tử cung…

    Xem thêm : [ Giải Đáp ] Rối loạn kinh nguyệt tuổi 45: Bình thường hay bệnh lý?

    Cách điều trị rối loạn kinh nguyệt an toàn, hiệu quả

    Có thể thấy những tác hại của việc rối loạn kinh nguyệt là rất lớn, do đó cần có 1 biện pháp, kế hoạch điều trị hiệu quả và an toàn. Tuy nhiên, do rối loạn kinh nguyệt xuất phát từ nhiều nguyên nhân gây nên khác nhau. Do đó để chữa trị cần xác định chính xác nguyên nhân, bởi vậy bạn cần khám các bác sĩ chuyên sản phụ khoa càng sớm càng tốt.

    Bác sĩ có thể chỉ định cho bạn sử dụng một số loại thuốc tránh thai, tuy nhiên liều lượng và cách sử dụng cần được kiểm soát chặt chẽ, không nên lạm dụng vì có thể gặp phải những tác dụng phụ không mong muốn. Ngoài ra, các bác sĩ cũng có thể chỉ định sử dụng một số loại vitamin như vitamin E, vitiamin A để điều hòa chu kì kinh nguyệt.

    Trong một số nguyên nhân như do các bệnh lý phụ khoa, các bệnh lý ở cổ tử cung có thể sẽ phải sử dụng một số loại thuốc đặc trị, thậm chí tiến hành can thiệp ngoại khoa. Tuy chữa bằng phương pháp nào đi chăng nữa bạn cũng nên tuân thủ theo sự hướng dẫn chỉ định mà các bác sĩ đưa ra.

    Bên cạnh việc điều trị, để hạn chế những tác hại của rối loạn kinh nguyệt bạn cần chú ý những vấn đề sau đây:

    Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và làm việc phù hợp: bạn cần xây dựng cho mình thời gian biểu khoa học, điều chỉnh chế độ dinh dưỡng theo từng khung giờ và bổ sung chất dinh dưỡng phù hợp.

    • Tập luyện thể dục thể thao điều độ: mỗi ngày bạn nên dành khoảng 15 đến 30 phút để tập thể dục, các bài tập thể dục sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng rối loạn kinh nguyệt hiệu quả, không nên tập thể dục quá sức.
    • Luôn giữ tâm lý thoải mái: có kế hoạch làm việc và nghỉ ngơi cân bằng, không nên làm việc quá sức, luôn thoải mái và không nên căng thẳng.
    • Hạn chế sử dụng chất kích thích: Để không bị rối loạn kinh nguyệt bạn không nên sử dụng các chất kích thích, đồ uống có cồn, thuốc lá sẽ tác động và làm ảnh hưởng đến kinh nguyệt.
    • Quan hệ tình dục an toàn: Bạn nên quan hệ tình dục một cách điều độ và an toàn, không nên quan hệ tình dục quá nhiều, sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ tình dục…
    • Giữ cân nặng ở mức ổn định, cân bằng: bạn không nên giảm cân đột ngột hoặc tăng cân đột ngột sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ bị ảnh hưởng, quá trình rụng trứng cũng không ổn định.

    Qua bài viết trên đây hy vọng bạn đã biết và nắm bắt được những tác hại của rối loạn kinh nguyệt cũng như cách phòng tránh và hạn chế những tác hại của tình trạng này. Nếu bạn đang gặp phải tình trạng rối loạn kinh nguyệt và cần được các bác sĩ tư vấn giải đáp thì có thể liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 0243.9656.999 để được hỗ trợ


    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Giao Thị Kim Vân

    Chuyên khoa I Sản Phụ Khoa

    Tốt nghiệp đại học Y Hà Nội

    Có hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Sản phụ khoa

    Sở Trường chuyên môn

    -         Thực hiện khám, tư vấn vàđiều trị các bệnh lý phụ khoa

    -         Tư vấn và điều trị rốiloạn kinh nguyệt

    -         Thực hiện thủ thuật về kếhoạch hóa gia đình

    -         Tư vấn và điều trị cácbệnh xã hội ở nữ giới

    -         Tư vấn điều trị vô sinh –hiếm muộn ở nữ giới.

    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status