[ TỔNG HỢP ] 5 Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt cần chú ý
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt không đơn thuần chỉ là sự sai lệch về chu kỳ kinh nguyệt mà đó còn là sự thay đổi về lượng máu kinh, thời gian kinh nguyệt. Triệu chứng này có thể gặp phải ở bất cứ lứa tuổi nào, gây ảnh hưởng đến tâm lý và khả năng sinh sản. Để hiểu rõ hơn về các triệu chứng khi rối loạn kinh nguyệt bạn có thể tham khảo bài viết dưới đây.
Rối loạn kinh nguyệt là gì?
Kinh nguyệt là tình trạng bong niêm mạc tử cung khi trứng không được thụ tinh. Thông thường chu kỳ kinh nguyệt của chị em sẽ kéo dài trong khoảng từ 25 đến 32 ngày, trung bình khoảng 25 ngày, tùy từng cơ địa của chị em mà chu kỳ kinh nguyệt sẽ có sự thay đổi khác nhau. Một đợt kinh nguyệt của chị em thường kéo dài trong khoảng từ 3 đến 5 ngày, lượng máu kinh mỗi đợt từ khoảng 50 đến 150ml.
Rối loạn kinh nguyệt là tình trạng bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, ngày kinh nguyệt, lượng máu kinh nhiều hơn hoặc ít hơn bình thường. Tùy từng nguyên nhân các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ khác nhau.
Đây thực chất không phải là bệnh lý phụ khoa mà là một triệu chứng phản ánh sức khỏe phụ khoa của chị em. Đó có thể là dấu hiệu của tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, do di truyền, tác dụng phụ của thuốc tránh thai hoặc cũng có thể là dấu hiệu của những bệnh phụ khoa như: các bệnh ở cổ tử cung (u xơ tử cung, polyp tử cung, ung thư cổ tử cung, tử cung, lạc nội mạc tử cung), suy buồng trứng, hội chứng buồng trứng đa nang, mắc các bệnh lây qua đường tình dục, viêm vùng chậu…
Thống kê cho thấy có khoảng 70% chị em bị rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến tâm lý ít nhất 1 lần trong đời. Đối tượng có nguy cơ mắc chủ yếu là những chị em mới có kinh nguyệt lần đầu, phụ nữ mới sinh con xong hoặc phụ nữ tiền mãn kinh.
Triệu chứng rối loạn kinh nguyệt ở nữ giới
Rối loạn kinh nguyệt là sự thay đổi bất thường ở kinh nguyệt, tùy từng nguyên nhân chị em sẽ thấy các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt sẽ khác nhau. Chị em sẽ thấy có những dấu hiệu như:
1. Kinh nguyệt kéo dài trong nhiều ngày (Rong kinh, rong huyết)
Rong kinh và rong huyết thường là dấu hiệu thường gặp ở những chị em bị rối loạn kinh nguyệt đặc biệt là những chị em đang trong độ tuổi tiền mãn kinh. Với những chị em đang trong độ tuổi sinh sản thì đây rất có thể là dấu hiệu bất thường của các bệnh phụ khoa như: viêm nội mạc tử cung, u xơ tử cung, viêm cổ tử cung, u nang buồng trứng, ung thư buồng trứng, ung thư cổ tử cung…
2. Đau bụng kinh dữ dội (Thống kinh)
Thống kinh là triệu chứng rối loạn kinh nguyệt mà đa số các chị em có thể gặp phải khi đến ngày kinh nguyệt. Tuy nhiên, khi bị thống kinh chị em sẽ thấy đau bụng dữ dội, đau vùng lưng dưới… Nếu chị em thấy đau bụng dữ dội khi đến chu kỳ kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của các bệnh như viêm nội mạc tử cung, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung…
3. Lượng máu kinh quá ít (Thiểu kinh)
Trung bình mỗi đợt kinh nguyệt lượng máu kinh sẽ mất khoảng 50ml nhưng nếu bạn thấy lượng máu kinh của chu kỳ đó quá ít chỉ khoảng 20ml thì có thể là tình trạng thiểu kinh. Chu kỳ kinh nguyệt quá ngắn và mất máu quá ít chính là nguyên nhân gây hiếm muộn ở nữ giới.
4. Lượng máu kinh quá nhiều (Cường kinh)
Cường kinh là tình trạng trái ngược của thiểu kinh, cường kinh là tình trạng lượng máu kinh mỗi lần chu kỳ kinh nguyệt ra quá nhiều. Lượng máu kinh mỗi chu kỳ khoảng trên 150ml. Cường kinh là triệu chứng rối loạn kinh nguyệt điển hình sẽ khiến chị em mệt mỏi, thiếu máu, da xanh xao.
5. Không có kinh nguyệt (Vô kinh)
Triệu chứng của rối loạn kinh nguyệt nguy hiểm nhất chính là không có kinh nguyệt. Vô kinh được xếp vào các triệu chứng bị rối loạn kinh nguyệt với 2 tình trạng là vô sinh nguyên phát và vô kinh thứ phát. Vô kinh thứ phát là khi chị em có kinh nguyệt nhưng chỉ sau 1 thời gian chị em lại bị mất kinh. Vô sinh nguyên phát là tình trạng chị em đã quá tuổi dậy thì nhưng không thấy có kinh nguyệt.
Nếu chị em gặp phải 1 trong các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt này thì nên theo dõi và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Tác hại của rối loạn kinh nguyệt đến sức khỏe của chị em
Sự xuất hiện của kinh nguyệt đều đặn là dấu hiệu của buồng trứng, tử cung đang hoạt động bình thường và ổn định. Do đó kinh nguyệt đều đặn có vai trò vô cùng quan trọng đến khả năng sinh sản cũng như khả năng mang thai.
Nếu chị em gặp phải những triệu chứng rối loạn kinh nguyệt có thể đối mặt với những biến chứng nguy hiểm dưới đây:
- Ảnh hưởng đến quá trình thụ thai vì không xác định được thời điểm rụng trứng để tiến hành quan hệ tình dục và thụ thai
- Với những chị em bị rong kinh còn có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển, gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa cũng như làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn.
- Nếu chị em gặp phải dấu hiệu của rối loạn kinh nguyệt là cường kinh thì có thể sẽ dẫn đến mất máu dẫn đến thiếu máu, hoa mắt, chóng mặt, dễ bị ngã.
- Với những chị em bị rối loạn kinh nguyệt do các bệnh phụ khoa đặc biệt là u nang buồng trứng, u xơ tử cung nếu không được sớm phát hiện các khối u có thể chèn ép vào niệu đạo và gây các biến chứng nguy hiểm.
- Với những chị em bị rối loạn kinh nguyệt do mắc các bệnh về đông máu, rối loạn do tán huyết còn có nguy cơ đối mặt với những ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, cần khám và chữa sớm.
Xem thêm :
[ Giải Đáp ] Hết kinh 1 tuần lại ra máu là dấu hiệu bệnh gì ? nguyên nhân và cách chữa
[ Giải Đáp ] Rối loạn kinh nguyệt có thai được không và 3 cách khắc phục hiệu quả
Khi thấy các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt cần làm gì?
Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe và sinh hoạt, đặc biệt là gây lo lắng cho những chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Do đó khi thấy có dấu hiệu của tình trạng này bạn nên khám và tư vấn các bác sĩ chuyên sản phụ khoa càng sớm càng tốt.
Các bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng rối loạn kinh nguyệt, xem xét tiền sử mắc bệnh và đưa ra những chỉ định phù hợp. Bạn có thể cần làm xét nghiệm PAP, siêu âm, khám vùng kín, xét nghiệm máu, xét nghiệm nội tiết, nội soi…
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp chữa trị hiệu quả. Bạn có thể sẽ cần điều chỉnh chu kỳ kinh nguyệt bằng cách thay đổi lối sống, sinh hoạt và thực hiện các biện pháp can thiệp nội khoa hoặc ngoại khoa.
Thường phương pháp nội khoa phù hợp với trường hợp rối loạn kinh nguyệt do nội tiết. Với những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm như u xơ tử cung, u nang buồng trứng có thể sẽ cần can thiệp phẫu thuật.
Bạn cũng có thể kiểm soát chu kỳ kinh nguyệt của mình bằng cách:
- Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng với các loại ngũ cốc, trái cây tươi hạn chế thức ăn nhanh, chất béo bão hòa, đồ uống có chứa chất kích thích.
- Cần hạn chế nguy cơ bị thiếu máu
- Thường xuyên tập thể dục để giảm nguy cơ đau bụng kinh
- Thay băng vệ sinh thường xuyên từ 4 đến 6 giờ mỗi lần
- Vệ sinh vùng kín sạch sẽ, cần chú ý vệ sinh vùng kín khi đến ngày kinh nguyệt cũng như trước và sau khi quan hệ tình dục
- Sử dụng thuốc tránh thai theo đúng chỉ định của bác sĩ
- Thăm khám các bác sĩ phụ khoa định kỳ và thường xuyên
Các triệu chứng rối loạn kinh nguyệt khá phổ biến và thường gặp, nó có thể ảnh hưởng đến quá trình sinh sản của chị em cũng như sinh hoạt hàng ngày. Do đó nếu bạn thấy có dấu hiệu của tình trạng này cần khám và điều trị sớm để được bác sĩ hỗ trợ.