[ TỔNG HỢP ] 10 triệu chứng áp xe hậu môn dễ nhận biết
Triệu chứng áp xe hậu môn rất dễ nhầm lẫn với các căn bệnh ở hậu môn. Bệnh áp xe hậu môn nếu không sớm được chữa trị sẽ chuyển sang bệnh rò hậu môn. Lúc này triệu chứng bệnh sẽ rõ ràng nhưng cũng khó chịu hơn. Bệnh nếu không sớm được chữa trị sẽ có thể gây biến chứng nguy hiểm nhất là viêm nhiễm hậu môn.
Áp xe hậu môn là bệnh gì ?
Áp xe hậu môn là sự hình thành do những tổn thương, ổ mủ hoặc tình trạng viêm nhiễm lâu ngày gây ra. Căn cứ vào vị trí xuất hiện các loại áp xe mà có nhiều loại bệnh áp xe hậu môn khác nhau nhưng đa phần những triệu chứng áp xe hậu môn của những loại này là không giống nhau.
Bệnh áp xe hậu môn có thể gặp phải ở bất cứ lứa tuổi nào không phân biệt người già hay trẻ nhỏ. Theo thống kê thì nam giới có nguy cơ mắc căn bệnh này cao hơn nữ giới. Bên cạnh đó, đối tượng có nguy cơ mắc căn bệnh này thường là những người bị bệnh viêm đại tràng, viêm ruột, tiểu đường, viêm túi thừa, viêm vùng chậu, mắc bệnh lây qua đường tình dục, sử dụng thuốc...
Nguyên nhân gây áp xe hậu môn là do vi khuẩn từ ống hậu môn tấn công đến các khoang ở xung quanh trực tràng và gây viêm nhiễm. Những loại vi khuẩn này thường sống ở ruột già hoặc ngoài da vùng gần hậu môn.
Bệnh áp xe hậu môn ngay khi có dấu hiệu cần phải được thăm khám và chữa trị để tránh chuyển sang rò hậu môn. Không những thế, các triệu chứng của bệnh còn làm người bệnh đau đớn, khó chịu ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Triệu chứng áp xe hậu môn qua từng giai đoạn
Triệu chứng áp xe hậu môn ở mỗi người khác nhau do mức độ mắc độ phải không giống nhau. Với mỗi mức độ thì biến chứng bệnh cũng khác, triệu chứng bệnh càng nhẹ nếu sớm chữa trị thì biến chứng cũng sẽ hạn chế hơn.
Khi mới mắc bệnh áp xe hậu môn người bệnh sẽ thấy ở hậu môn bị đau và ngứa ngáy. Bên cạnh đó người bệnh sẽ thấy vùng hậu môn tiết ra lượng chất nhầy, chính vì vậy gây nên cảm giác ngứa ngáy.
Sau giai đoạn này người bệnh sẽ thấy ở hậu môn có những khối áp xe. Các khối áp xe này cứng, có kèm máu và mủ bên trong. Nếu các nốt này phát triển đến 1 kích thước nhất định sẽ vỡ ra và gây nhiễm trùng hậu môn.
- Giai đoạn đầu: tuyến áp xe mới hình thành có dấu hiệu mưng mủ và nhiễm trùng
- Giai đoạn sau: Vùng viêm có triệu chứng mưng mủ và hình thành các khối áp xe
- Giai đoạn cuối: Chuyển sang biến chứng bị rò hậu môn.
Không những thế, bệnh áp xe hậu môn còn có nguy cơ bị tái đi tái lại thường xuyên. Nếu tình trạng cấp tính kéo dài có thể phát triển nhanh chóng thành áp xe hậu môn mãn tính.
Triệu chứng áp xe hậu môn dễ nhận biết nhất
Bên cạnh việc phát hiện triệu chứng áp xe hậu môn thông qua giai đoạn bệnh, bạn cũng thể nhận biết dấu hiệu của căn bệnh này qua dấu hiệu điển hình. Việc nhận biết sớm các triệu chứng của bệnh áp xe hậu môn sẽ giúp việc điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
- Ngứa ngáy ở hậu môn: Nguyên nhân của tình trạng này là khu vực áp xe thường xuyên bị chảy mủ cùng với việc hậu môn là nơi tiếp xúc với phân, các chất cặn bã khiến người bệnh bị ngứa ngáy ở khu vực này. Khi vùng da bị kích ứng sẽ gây nên tình trạng sưng tấy, nếu càng gãi mạnh tình trạng kích ứng sẽ càng gia tăng.
- Xuất hiện u cục sưng và cứng ở hậu môn: Thực chất áp xe hậu môn có hình dáng giống mụn cứng và như những cái nhọt. Chúng thường xuất hiện ở xung quanh hậu môn và trong nó có chứa rất nhiều mủ. Điều này làm người bệnh thấy khó chịu, đau nhức nhất là khi cọ xát vào hậu môn.
- Sốt, mệt mỏi: Khi xuất hiện những khối áp xe ở xung quanh hậu môn sẽ dẫn đến tình trạng mưng mủ. Các nốt này chính là những nốt viêm khiến người bệnh bị đau đớn dẫn đến sốt cao, ớn lạnh, mệt mỏi.
- Hậu môn chảy máu và chảy dịch: Triệu chứng này thường gặp ở những người bị bệnh nặng khi các khối hậu môn bị vỡ ra kèm theo tình trạng chảy dịch mủ. Khi quan sát sẽ thấy dịch mủ đặc và có mùi hôi tanh khó chịu.
Phương pháp chữa trị áp xe hậu môn hiệu quả
Triệu chứng áp xe hậu môn gây khó chịu, đau nhức đứng ngồi không yên cho người bệnh. Không những thế, nếu triệu chứng này không sớm được chữa trị còn khiến người bệnh đối diện với các biến chứng rò hậu môn, viêm nhiễm, viêm nang lông. Vậy điều trị hậu môn hiệu quả như thế nào?
Để điều trị bệnh áp xe hậu môn trước hết người bệnh cần thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác. Người bệnh cần phải thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác: chụp MRI, CT, siêu âm…
Sau khi có kết quả thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng bệnh. Hiện nay phương pháp điều trị áp xe hậu môn chính là bằng cách điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật ngoại khoa.
+ Điều trị nội khoa: Thường phương pháp này áp dụng cho những trường hợp khối áp xe mới hình thành, tình trạng bệnh vẫn ở mức độ nhẹ. Người bệnh có thể dùng thuốc uống, thuốc bôi hoặc dán trực tiếp vào khối áp xe. Những loại thuốc này sẽ có tác dụng giúp giảm viêm, chống nhiễm trùng, giảm đau, kìm hãm sự phát triển của khối áp xe.
+ Phẫu thuật ngoại khoa: Thường áp dụng với những trường hợp bệnh ở giai đoạn nặng, những khối áp xe to và có nhiều dịch mủ. Khi phẫu thuật sẽ làm sạch các ổ áp xe, các tổ chức xe và dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Với phương pháp này, bác sĩ cũng sẽ bơm sát khuẩn để loại bỏ mủ hoàn toàn.
Hiện nay có rất nhiều phương pháp phẫu thuật ngoại khoa chữa áp xe hậu môn. Người bệnh nên chọn những phương pháp hiện đại, bác sĩ chuyên môn cao để thực hiện. Mặc dù chi phí để chữa áp xe hậu môn với phương pháp này tăng cao hơn.
Sau khi phẫu thuật áp xe hậu môn người bệnh nên chú ý vệ sinh hậu môn sạch sẽ bằng nước ấm, dùng thêm thuốc kháng sinh để giảm viêm, giảm đau. Nếu thấy có những triệu chứng áp xe hậu môn bất thường hãy liên hệ với các bác sĩ chuyên khoa để kịp thời khắc phục.