【Áp xe hậu môn 】là bệnh gì ? Nguyên nhân + triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Mục lục chính [Ẩn]

    Apxe hậu môn là bệnh lý phổ biến mà hiện nhiều người đang mắc phải. Bệnh lý này khi xuất hiện không chỉ khiến cuộc sống người bệnh bị đảo lộn mà còn gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe. Việc nhận biết bệnh lý này sớm sẽ giúp người bệnh tìm ra hướng điều trị phù hợp. Chính vì thế, bài viết hôm nay sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin chi tiết nhất liên quan đến bệnh lý này.

    Áp xe hậu môn là bệnh gì ?

    Apxe hậu môn thực chất là tình trạng những khoang tại hậu môn có dấu hiệu mưng mủ khiến người mắc phải chịu nhiều đau đớn. Đa số những trường hợp mắc bệnh là kết quả của nhiễm trùng tại những tuyến hậu môn nhỏ.

    Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp các tác nhân xấu gây hại xâm nhập gây tắc nghẽn tuyến hậu môn, sinh sôi và phát triển trong vùng khoang rồi gây nên hiện tượng apxe. Đây là bệnh lý có thể gặp phải ở bất cứ đối tượng nào không kể tuổi tác và giới tính.

    Dựa trên vị trí hình thành các khối apxe ở hậu môn mà bệnh lý này được chia thành 4 loại như sau:

    • Apxe hố ngồi – trực tràng: Đây cũng là một loại mà người bệnh thường xuyên gặp phải bởi sự chèn ép xuyên qua cơ thắt hậu môn ở bên ngoài rồi đi vào bên trong trực tràng. Trong một vài trường hợp, các khối apxe này còn có thể lây nhiễm ra cả phần khoang sau ở hậu môn.
    • Apxe xung quanh hậu môn: Trong tất cả các loại apxe hậu môn thì đây là loại mà nhiều bệnh nhân mắc phải nhất, chiếm tỷ lệ khoảng 60%. Khi mắc bệnh, vùng da xung quanh hậu môn sẽ có dấu hiệu sưng tấy, có máu đỏ và thường đau rát khi bị chạm vào.
    • Apxe tại các cơ thắt: Đây chính là hệ quả bởi của sự chèn ép giữa hệ thống các cơ thắt ở cả trong và ngoài hậu môn. Đây là trường hợp mà các khối apxe có thể nằm hoàn toàn trong ống hậu môn. Chính vì vậy, bệnh thường chỉ được phát hiện khi nội soi hoặc thăm khám trực tràng.  \
    • Apxe trên cơ thắt: Thường rất hiếm bệnh nhân gặp phải tình trạng này. Tuy nhiên, nếu không may mắc bệnh thì bạn sẽ phải chịu nhiều những cơn đau dữ dội tại vùng chậu cùng trực tràng. Bệnh thường sẽ thường được chẩn đoán với phương pháp chụp cắt lớp vi tính (CT).

    Một vài triệu chứng điển hình giúp bạn có thể sớm nhận biết được bệnh đó là:

    • Vùng da xung quanh vùng hậu môn xuất hiện tình trạng sưng tấy, ngứa rát, đau nhức. Những cơn đau có thể xuất hiện nhiều hơn nếu bạn ngồi quá lâu hoặc trong lúc đi đại tiện.
    • Thường xuyên gặp phải tình trạng táo bón và phân thải ra thường xơ, cứng.
    • Cơ thể luôn trong trạng thái mệt mỏi, ớn lạnh, chóng mặt, buồn nôn.
    • Trực tràng có hiện tượng chảy dịch bất thường, đôi khi còn bị chảy cả máu.
    • Người bệnh có thể sờ thấy những khối u mềm ở quanh vùng hậu môn.

    Khi gặp phải những triệu chứng bất thường này, người bệnh nên tìm đến ngay các cơ sở y tế uy tín để thăm khám và tìm ra hướng điều trị tốt nhất với chuyên gia. Việc chủ động đi khám sớm vừa giúp bảo vệ sức khỏe của bạn và còn ngăn ngừa được những biến chứng nguy hiểm của apxe hậu môn về sau.

    Bệnh áp xe hậu môn do nguyên nhân nào gây nên?

    Nguyên nhân gây áp xe hậu môn có thể do nhiều yếu tố nhưng chủ yếu là do nguyên nhân bị nhiễm trùng ở các lỗ nhỏ trong đoạn cuối ruột già. Có thể là do vi khuẩn đường ruột gram (-) gây nên. Cụ thể các nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như:

    • Vi khuẩn: Các loại vi khuẩn có thể gây bệnh áp xe cạnh hậu môn như vi khuẩn lao, tụ cầu khuẩn, vi khuẩn đường ruột, liên cầu khuẩn... những loại vi khuẩn này gây viêm, nhiễm trùng vùng hậu môn – trực tràng. Điều kiện thuận lợi gây bệnh có thể kể đến như vệ sinh hậu môn không sạch sẽ, viêm nang lông, nứt kẽ hậu môn, trĩ...
    • Hậu phẫu: Người bệnh thực hiện các tiểu phẫu ở hậu môn, niệu đạo, trực tràng... những dùng cụ này không được đảm bảo an toàn, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, dụng cụ y tế không được vô trùng...
    • Dùng thuốc: sử dụng các loại thuốc hậu môn – trực tràng trong thời gian dài không đúng cách sẽ gây viêm nhiễm ở các mô hậu môn trực tràng.
    • Quan hệ tình dục bằng đường hậu môn: Người bệnh thường xuyên quan hệ bằng đường hậu môn làm tổn thương các mô ở xung quanh hậu môn và gây nhiễm trùng.
    • Người bệnh bị chấn thường, mắc bệnh viêm vùng chậu, xương cụt...
    • Người bệnh mắc bệnh viêm loét đại tràng, viêm túi thừa, đái tháo đường, viêm ruột...
    • Đối tượng bị suy giảm hệ miễn dịch, sức đề kháng kém, cơ thể bị suy nhược...
    • Qúa trình chữa bệnh bằng thuốc không kiên trì, bệnh chưa khỏi đã dừng lại sẽ khiến vi khuẩn tái phát và phát triển viêm nhiễm.

    Áp xe hậu môn do nguyên nhângì rất khó xác định cụ thể, tốt nhất bạn nên tư vấn các bác sĩ để tìm ra nguyên nhân chính xác.

    Nhận biết triệu chứng áp xe hậu môn bằng cách nào?

    Việc nhận biết sớm các triệu chứng áp xe hậu môn sớm sẽ giúp việc điều trị bệnh được hiệu quả hơn. Tuy nhiên, đa số người bệnh đều không biết triệu chứng bệnh là gì cho đến khi áp xe hậu môn bị vỡ. Người bệnh có thể nhận biết bệnh qua các dấu hiệu sau:

    Đau ở vùng hậu môn: nguyên nhân là do vùng hậu môn bị mưng mủ, người bệnh hoạt động sẽ tác động đến vùng hậu môn và các khối mủ này và gây đau đớn cho người bệnh.

    Hậu môn bị sưng: vùng hậu môn bị nổi cục sưng to, tình trạng sưng này có thể sờ hoặc cảm nhận được. Vùng áp xe hậu môn bị sưng đỏ, có mủ bên trong. Nếu sưng to sẽ kèm theo triệu chứng đau hậu môn, sốt cao khó chịu.

    Hậu môn chảy mủ: có thể do ma sát, áp lực khi vận động sinh hoạt sẽ gây áp lực lên các khối áp xe sẽ dẫn đến tình trạng vỡ áp xe. Nếu chảy mủ sẽ đau nhiều và khi chảy hết mủ sẽ hết đau, mủ chảy ra ngoài kèm theo mùi hôi khó chịu.

    Ngứa hậu môn: Không có nhiều người thấy ngứa ngáy hậu môn khi bị áp xe hậu môn. Nguyên nhân là do dịch nhày từ ổ áp xe chảy ra, gây ẩm ướt ở hậu môn, khiến người bệnh cảm thấy ngứa ngáy.

    Ngoài những triệu chứng bệnh áp xe hậu môn điển hình này, người bệnh còn thấy có các triệu chứng toàn thân như: hậu môn sưng tấy, sốt cao, mệt mỏi, đau nhức khi vận động hoặc khi ngồi, táo bón, đau khi đi đại tiện...

    Biến chứng áp xe hậu môn có nguy hiểm gì?

    Dù không gây nguy hiểm đến tính mạng của người mắc, thế nhưng nếu bạn xem thường apxe hậu môn mà không có hướng điều trị phù hợp thì bạn có thể sẽ phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm như:

    • Nguy cơ viêm nhiễm lan sang các bộ phận xung quanh: Vùng hậu môn có cấu tạo nằm rất gần với các cơ quan sinh dục cũng như tiết niệu. Hậu môn còn là nơi thải những chất bẩn ra bên ngoài nên vùng này chứa nhiều những loại vi khuẩn gây hại. Thế nên, apxe hậu môn không được điều trị kịp thời sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm lan rộng khắp các cơ quan lân cận. Bởi khi các khối apxe bị vỡ sẽ khiến các chất dịch nhầy tiết ra gây nên mùi hôi thối đồng thời tạo điều kiện cho những vi khuẩn gây hại xâm nhập và gây bệnh.  
    • Tăng nguy cơ mắc rò hậu môn: Nếu không điều trị apxe hậu môn kịp thời, khi các ổ apxe bị vỡ gây chảy dịch. Tình trạng này nếu cứ lặp đi lặp lại sẽ vô tình hình thành nên những lỗ rò ở hậu môn. Biến chứng này sẽ khiến cho việc điều trị bệnh trở nên khó khăn và tốn kém hơn rất nhiều.
    • Đời sống sinh hoạt hàng ngày của người bệnh bị đảo lộn cả về tâm lý lẫn thể chất. Người bệnh thường xuyên gặp phải những triệu chứng bất thường như ngứa hậu môn, chảy chất dịch nhầy,...Việc này không chỉ khiến người bệnh có tâm lý tự ti, e ngại mà còn khiến sức khỏe bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Hơn nữa, khi có những triệu chứng lạ ở hậu môn còn khiến cho việc quan hệ tình dục trở nên khó khăn, người bệnh thường không muốn gần gũi với bạn tình nên tình cảm có thể bị rạn nứt.

    Áp xe hậu môn có lây không?

    Áp xe hậu môn có lây không là câu hỏi, nỗi lo lắng của nhiều người khi mắc căn bệnh này. Bệnh áp xe hậu môn chủ yếu do thói quen vệ sinh, biến chứng sau phẫu thuật, tác dụng phụ của thuốc. Do đó chúng không có nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác.

    Tuy nhiên, nếu người bệnh chung sống trong một gia đình cùng bị áp xe hậu môn thực tế là do có cùng một chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, các bệnh ở hậu môn trực tràng nên dễ dẫn đến cùng mắc bệnh và lầm tưởng bệnh dễ lây lan.

    Tốt nhất để phòng tránh bệnh, bạn nên:

    • Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ, rau xanh, hoa quả.
    • Không nên thường xuyên vận động, tránh mang vác vật nặng sẽ khiến áp lực ở trực tràng gia tăng và hình thành rò hậu môn
    • Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, không nên đi đại tiện quá lâu.
    • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ để tránh vi khuẩn lây lan và phát triển mạnh.
    • Không nên quan hệ tình dục bằng đường hậu môn dễ làm tổn thương hậu môn.
    Xem thêm

    Áp xe hậu môn và cách chữa trị hiệu quả

    Bệnh áp xe hậu môn trực tràng có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị sớm và kịp thời. Chính vì thế, bạn cần đến khám bác sĩ khi thấy có triệu chứng bệnh. Hiện nay để chữa bệnh áp xe hậu môn phương pháp phổ biến và hiệu quả là dùng thuốc hoặc can thiệp ngoại khoa.

    Áp xe hậu môn uống thuốc gì?

    Tùy từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc áp xe hậu môn phù hợp. Tuy nhiên, các loại thuốc chữa áp xe hậu môn có thể được chỉ định:

    • Thuốc kháng sinh để chống nhiễm trùng
    • Thuốc giảm đau để giúp hạn chế những cơn đau nhói
    • Thuốc táo bón giúp làm mềm phân

    Tuy nhiên việc sử dụng loại thuốc nào sẽ do các bác sĩ quyết định. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc sẽ khiến bệnh trở nên nặng hơn đồng thời nguy cơ tác dụng phụ cao hơn.

    Áp xe hậu môn có phải mổ không?

    Nếu trong trường hợp người bệnh bị áp xe hậu môn nặng, chảy mủ nhiều thì có thể sẽ cần tiến hành rạch dẫn lưu mủ.

    Khi tiến hành rạch dẫn lưu mủ nếu áp xe nhẹ, nông, bên ngoài hậu môn có thể gây tê tại chỗ. Tuy nhiên nếu áp xe nặng, sâu, rộng cần được tiến hành gây mê.

    Để tiến hành rạch áp xe hậu môn cũng cần chọn lựa thời điểm phù hợp. Nếu rạch quá sớm khi mủ chưa hình thành có thể dẫn đến nhiễm trùng lan rộng. Nếu thực hiện quá trễ có thể gây đau đớn, chảy mủ và lan rộng ra các vùng da xung quanh, các khối áp xe sẽ lớn hơn.

    Hiện nay để điều trị áp xe hậu môn hiệu quả, đa số các trường hợp được bác sĩ chỉ định áp dụng sóng cao tần HCPT II. Thông qua điện cực xâm lấn tối thiểu sẽ làm khô dịch trong ổ áp xe. Sau đó thông qua sợi rửa nhân tạo để làm sạch mủ và khô vùng tổn thương.

    Ưu điểm của phương pháp HCPT II là:

    • Độ an toàn cao, thời gian phẫu thuật ngắn
    • Nguy cơ nhiễm trùng và mắc di chứng sau khi điều trị thấp
    • Bệnh nhân hồi phục nhanh chóng mà không cần nằm viện.

    Tuy nhiên hiện nay phương pháp HCPT II chưa có nhiều địa chỉ chữa bệnh áp dụng, do đó bạn nên đến những bệnh viện, phòng khám chuyên khoa hậu môn trực tràng để được điều trị hiệu quả. Người bệnh tránh không nên vì chủ quan chọn những phòng khám nhỏ ở địa phương, phòng khám ở tỉnh lẻ như: Bắc Ninh, Bắc Giang vì nếu có biến chứng sẽ vẫn phải chuyển lên Hà Nội, chi phí cao.

    Nên thăm khám và điều trị ở hậu môn ở đâu thì tốt ?

    Muốn điều trị apxe hậu môn an toàn, uy tín thì người bệnh cần tìm đến những cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng. Tại Hà Nội, một địa chỉ được nhiều chuyên gia đánh giá cao trong việc điều trị các bệnh ở hậu môn - trực tràng đó là Phòng khám Đa khoa Quốc Tế Cộng Đồng nằm ở 193C1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

    Với nhiều năm kinh nghiệm thăm khám và điều trị apxe hậu môn, phòng khám đã giúp hàng nghìn bệnh nhân thoát khỏi căn bệnh này. Là một trong những phòng khám đạt tiêu chuẩn quốc tế, dưới sự giám sát nghiêm ngặt của Sở Y tế nên khi tìm đến phòng khám người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm và tin tưởng.

    Hiện với những trường hợp mắc apxe hậu môn, phòng khám đang áp dụng điều trị bằng phương pháp HCPT II hiện đại. Bằng việc sử dụng sóng điện ở tần số cao tạo ra điện trường giúp xâm lấn trực tiếp tới  những ổ viêm nhiễm. Nhờ đó sẽ tác động trực tiếp đến những tổ chức xơ, mủ để loại bỏ những ổ apxe và ngăn không cho bệnh tái phát trở lại.

    Đây là phương pháp không sử dụng tới dao kéo nên thường ít gây chảy máu, vùng da ở hậu môn được bảo toàn mà không lo để lại sẹo. Thời gian khi thực hiện tiểu phẫu cũng chỉ mất từ 20 -25 phút nên tiết kiệm được nhiều thời gian cho bệnh nhân.

    Việc khám và chữa bệnh tại Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng sẽ không khiến người bệnh phải thất vọng bởi:

    • Quy tụ các bác sĩ đầu ngành, kinh nghiệm chuyên môn cao, được đào tạo chuyên môn một cách bài bản. Luôn là người đồng hành cùng với bệnh nhân trong quá trình chữa bệnh.
    • Hiểu được nỗi lòng của người bệnh khi gặp vấn đề ở những khu vực nhạy cảm, phòng khám hiện xây dựng mô hình khám bệnh chuyên nghiệp 1 bác sĩ - 1 bệnh nhân. Nhờ đó sẽ tạo được tâm lý thoải mái và không gian riêng tư cho bệnh nhân.
    • Hệ thống trang thiết bị y tế tại phòng khám cũng luôn được đầu tư hiện đại nên việc khám chữa bệnh tại đây sẽ mang lại hiệu quả nhanh chóng, an toàn.
    • Phòng khám mở cửa với khung thời gian linh hoạt từ 8h00 - 20h00 mỗi ngày nên bệnh nhân có thể dễ dàng sắp xếp công việc cá nhân để đi khám bệnh. Dù khám chữa bệnh ngoài giờ nhưng mọi mức phí người bệnh cần chi trả vẫn được giữ nguyên, luôn được cập nhật chi tiết tới tận tay bệnh nhân.

    Trên đây là những thông tin tổng hợp về bệnh áp xe hậu môn, triệu chứng nhận biết và cách chữa trị hiệu quả. Hy vọng với những thông tin này, người bệnh sẽ hiểu đúng về tình trạng bệnh của mình và tìm đến những địa chỉ khám chữa bệnh uy tín. Nếu muốn được tư vấn miễn phí cùng chuyên gia hậu môn trực tràng bạn có thể liên hệ số điện thoại: 0243.9656.999

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status