[ REVIEW ] 5+ loại thuốc trị đau hậu môn hiệu quả và an toàn trong năm 2020
Thuốc trị đau hậu môn được sử dụng khá phổ biến với những lợi ích và hiệu quả nhanh chóng, đặc biệt những loại thuốc này còn rất dễ sử dụng, chi phí không quá đắt đỏ. Tuy nhiên trước khi sử dụng những loại thuốc chữa đau hậu môn bạn cần phải xác định nguyên nhân gây đau hậu môn do đâu từ đó có các biện pháp điều trị hiệu quả và phù hợp.
Thuốc trị đau hậu môn phải theo nguyên nhân gây nên
Để tìm được loại thuốc trị đau hậu môn phù hợp bạn cần xác định được nguyên nhân gây nên tình trạng này. Theo các chuyên gia hậu môn trực tràng của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì có nhiều nguyên nhân khiến bạn bị đau hậu môn. Đó có thể là do những nguyên nhân sinh lý hoặc do những nguyên nhân bệnh lý. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên tư vấn các bác sĩ để tìm được loại thuốc phù hợp.
Các nguyên nhân gây đau hậu môn bạn cần đề phòng như:
1. Bệnh trĩ
Chủ yếu là bệnh trĩ ngoại bị tắc mạch, nguyên nhân gây bệnh trĩ là do những áp lực làm tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng và khiến các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị tắc mạch. Lúc này người bệnh sẽ thấy xuất hiện búi trĩ ở vùng sát rìa hậu môn, có thể kèm theo các cục máu đông.
Nếu bệnh trĩ nặng, các cục máu đông to, tăng kích thước búi trĩ sẽ gây đau nhức, khó chịu, thậm chí đứng lên ngồi xuống cũng thấy đau. Ngoài ra, khi mắc trĩ người bệnh còn thấy có kèm theo các biểu hiện như: chảy máu ở hậu môn, viêm nhiễm hậu môn...
2. Nứt kẽ hậu môn
Ở phần ống hậu môn được bao quanh bởi các cơ nằm ở cuối ruột già. Do đó nếu có 2 vết rách ở niêm mạc cũng sẽ khiến người bệnh bị đau nhức khó chịu. Mặc dù đây là tình trạng phổ biến, khả năng chữa trị tốt nhất là dùng các loại thuốc trị đau hậu môn nhưng do nhầm lẫn với các triệu chứng khác nên khiến việc điều trị không hiệu quả.
3. Áp xe và rò hậu môn
Đây là tình trạng bị nhiễm trùng ở khu vực gần hậu môn hoặc trực tràng. Thời gian đầu chỉ là những khối áp xe nhưng nếu không chữa trị có thể sẽ dẫn đến rò hậu môn. Rò hậu môn là đường hầm nằm ở dưới da kết nối các tuyến bị tắc do nhiễm trùng với vùng da ở gần hậu môn.
Thông thường trường hợp này sẽ cần được điều trị bằng phẫu thuật nếu dùng thuốc sẽ chỉ nên dùng trong thời gian đầu mới bị áp xe hậu môn.
4. Bị mắc bệnh lây qua đường hậu môn
Mặc dù nguyên nhân này không phổ biến nhưng lại tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Việc mắc các bệnh lây qua đường hậu môn chủ yếu là do dùng khăn tắm chung với người mắc bệnh, quan hệ tình dục không an toàn bằng đường hậu môn...
Bạn sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lây qua đường tình dục như: lậu, sùi mào gà, giang mai, HPV, HIV/AIDS, Herpes... cơn đau có thể từ nhẹ đến nặng thường có thể mọc nốt ở hậu môn không kèm theo chảy máu hậu môn, ngứa ngáy hậu môn và chảy mủ.
5. Ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn cũng có thể gây nên triệu chứng đau hậu môn, mặc dù tỉ lệ này không nhiều. Người bệnh có thể thấy có các dấu hiệu như đi đại tiện ra máu, có cục thịt thừa ở hậu môn, thay đổi thói quen đi đại tiện.
Với những trường hợp bị ung thư hậu môn thường không thể dùng thuốc trị đau hậu môn thông thường mà cần dùng theo chỉ định của bác sĩ về các loại thuốc đặc trị.
Người bệnh cần lưu ý, cho dù bị đau hậu môn do nguyên nhân nào đi chăng nữa cũng không nên tự ý dùng thuốc trị đau hậu môn. Việc dùng thuốc trị đau hậu môn phải có chỉ định của bác sĩ.
Các loại thuốc trị đau hậu môn nào hiệu quả?
Hiện nay có nhiều loại thuốc trị đau hậu môn khác nhau, mỗi loại thuốc lại có những thành phần và công dụng không giống nhau. Các loại thuốc này có thể được điều chế dạng thuốc uống, thuốc bôi hoặc thuốc đặt hậu môn. Thuốc đặt và thuốc bôi hậu môn có tác dụng tại chỗ và các hoạt chất sẽ phân tán theo mạch máu đến toàn thân.
Bạn có thể tham khảo một số nhóm thuốc chữa đau hậu môn như sau:
1. Thuốc làm giãn cơ vòng hậu môn
Loại thuốc này có tác dụng giúp làm giãn cơ vòng, giảm thiểu tình trạng co thắt hậu môn. Do đó sẽ khiến vùng viêm nhiễm không bị đè ép và giảm ngay những cơn đau. Thuốc chữa đau hậu môn này được đánh giá có tác dụng nhanh chóng, nhiều trường hợp dùng sau khoảng 15 ngày là đã thấy các triệu chứng khó chịu được giảm.
Thuốc trong nhóm này có thể kể đến như: Trimebutin (proctolog): Giúp muscarin (giảm nhu động ruột) để giảm đau mạnh và giãn cơ hậu môn. Thuốc có thể điều chế dạng thuốc mỡ hoặc thuộc đạn dùng buổi tối hoặc ngay khi có cơn đau cấp, không dùng quá 2 lần và mỗi lần không quá 2 viên.
2. Thuốc phong bế thần kinh trị đau hậu môn
Hậu môn là nơi có rất nhiều dây thần kinh cảm giác do đó khi dùng thuốc phong bế thần kinh sẽ làm giảm các cảm giác này về dây thần kinh trung ương. Do đó dù là cơn đau hậu môn nào thì loại thuốc trị đau hậu môn này cũng có tác dụng hiệu quả. Tuy nhiên, thuốc này chỉ có công dụng giảm đau chứ không thể trị đau dứt điểm và hoàn toàn.
Thuốc trong nhóm này điển hình như: Dibucain có tác dụng phong bế thần kinh tại chỗ, hạn chế các cảm giác đau, giảm kích ứng ở vùng hậu môn, có thể dùng trước khi thăm khám hậu môn. Loại thuốc này có thể dùng không quá 2 lần một ngày, mỗi ngày không quá 2 viên.
3. Thuốc chống viêm chữa đau hậu môn
Thuốc chống viêm là một trong những loại thuốc trị đau hậu môn nhất định phải có giúp làm giảm phồng tắc mạch trĩ, giảm nứt kẽ ở hậu môn. Loại thuốc này vừa có tác dụng giảm đau gián tiếp lại vừa có tác dụng điều trị. Thông thường thuốc chống viêm này được điều chế dạng thuốc mỡ bôi.
Trước khi dùng thuốc chống viêm bạn nên vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, cần phải có thời gian nhất định mới thấy hiệu quả.
Danh sách một số loại thuốc trị đau hậu môn phổ biến
Trước khi sử dụng những loại thuốc trị đau hậu môn này bạn nên tư vấn, thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và hỗ trợ. Dựa vào triệu chứng bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra loại thuốc và liều dùng phù hợp. Bạn có thể tham khảo một số loại thuốc dưới đây:
Proctolog: là loại thuốc phổ biến dùng chữa bệnh đau hậu môn và chữa bệnh trĩ. Thuốc ngoài công dụng chữa trĩ còn giúp làm lành những tổn thương do nứt kẽ hậu môn gây nên, cải thiện tình trạng viêm nhiễm hậu môn, giúp kháng khuẩn.
Preparation H: là sản phẩm được sản xuất tại Mỹ giúp cải thiện các triệu chứng đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn, hỗ trợ làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, làm co sự sưng tấy của trực tràng. Khi dùng thuốc Preparation H bạn nên dùng mỗi ngày từ 1 đến 6 lần, mỗi lần 1 viên sau khi đi đại tiện hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
Rutin C: Đây là loại thuốc trị đau hậu môn phổ biến có tác dụng điều trị nhiều bệnh lý khác nhau trong đó có chứng suy giảm tĩnh mạch, đau hậu môn do bệnh trĩ, hỗ trợ điều trị chứng suy giảm tĩnh mạch do đó hiệu quả với những trường hợp bị đau hậu môn.
Các loại thuốc trị đau hậu môn này được dùng khá phổ biến, do đó bạn có thể dễ dàng mua được. Tuy nhiên, hãy tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được hiểu rõ hơn về công dụng cũng như cách sử dụng của các loại thuốc này.
Những lưu ý dùng thuốc trị đau hậu môn
Các loại thuốc trị đau hậu môn có tác dụng làm lành những tổn thương ở hậu môn, bên cạnh đó còn giúp kháng khuẩn, chống viêm nhiễm. Tuy nhiên, những loại thuốc này có thể có tác dụng phụ với sức khỏe do đó bạn chỉ nên dùng khi có chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa.
Người bệnh không nên tự ý mua thuốc về để sử dụng
- Trong quá trình điều trị bệnh nếu bạn thấy có những dấu hiệu bất thường cần ngừng thuốc và đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
- Việc dùng thuốc chỉ có tác dụng nhất định, hỗ trợ đẩy lùi bệnh do đó để điều trị bệnh khỏi hoàn toàn bạn nên tư vấn các bác sĩ chuyên khoa
- Khi dùng thuốc chữa đau ở hậu môn bạn nên dùng đúng liều, đủ liều mà các bác sĩ chỉ định
- Việc dùng thuốc điều trị đau hậu môn phải theo chỉ định, có thể sẽ cần dùng thêm các loại thuốc hỗ trợ để điều trị giúp quá trình điều trị hiệu quả hơn.
- Duy trì thói quen dinh dưỡng, thói quen vệ sinh hiệu quả hạn chế các biến chứng có thể xảy ra.
Các loại thuốc trị đau hậu môn trên đây chỉ mang tính tham khảo không thay thế cho việc điều trị của bác sĩ. Do đó để được chữa trị hiệu quả bạn nên tư vấn các bác sĩ để thăm khám tình trạng của mình đồng thời đưa ra các biện pháp kết hợp phù hợp và hiệu quả.