Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn với 5 cách hiệu quả [ Tiết lộ ]
Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn khiến người bệnh khó chịu, lo lắng và xấu hổ. Tình trạng đau hậu môn sau khi đi đại tiện có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, do đó người bệnh không nên xấu hổ mà bỏ qua chuyện thăm khám. Đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh nứt kẽ hậu môn, táo bón, trĩ, lậu, áp xe hậu môn…
Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn do đâu?
Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn là tình trạng khá phổ biến, nhiều người mắc phải. Thế nhưng, đa số họ đều ái ngại và xấu hổ không đi khám từ sớm. Theo bác sĩ Trịnh Tùng, nguyên Phó Giám đốc bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương thì hiện tượng này có thể là dấu hiệu của một vài vấn đề về sức khỏe ở hậu môn – trực tràng mà bạn không nên xem thường.
Táo bón :
Bệnh táo bón có thể là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn bị đau rát hậu môn sau khi đi đại tiện. Tình trạng này rõ nét hơn khi bạn uống ít nước, ăn ít chất xơ và ít vận động. Khi cơ thể bị mất nước, ruột sẽ lấy đi lượng nước trong phân và gây nên tình trạng phân khô cứng.
Nứt kẽ hậu môn :
Nứt kẽ hậu môn thường xuất hiện sau khi bạn gặp chấn thương cục bộ, quan hệ tình dục bằng đường hậu môn, táo bón, sinh con qua âm đạo… Khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh thường thấy đau rát, khó chịu mỗi lần đi đại tiện. Thậm chí, bạn còn thấy máu chảy theo phân thấm vào giấy vệ sinh và có vết rách xung quanh hậu môn.
Áp xe hậu môn :
Áp xe hậu môn là tình trạng nhiễm trùng cấp tính ở hậu môn, làm xuất hiện ổ mủ ở trong niêm mạc, vùng da xung quanh hậu môn. Khi bị áp xe hậu môn người bệnh thường thấy hậu môn sưng nóng và đau rát nhất là khi vận động mạnh hoặc mỗi lần đi đại tiện.

Rò hậu môn :
Rò hậu môn hay còn gọi là bệnh mạch lươn, là tình trạng biến chứng khi áp xe hậu môn bị vỡ, làm xuất hiện đường rò ở trong niêm mạc. Rò hậu môn có thể gây đau rát, chảy máu, chảy mủ, đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn… Đa phần bệnh rò hậu môn sẽ phải tiến hành phẫu thuật để hút mủ.
Trĩ :
Tình trạng đau rát hậu môn sau khi đi vệ sinh rất có thể là do bạn mắc bệnh trĩ. Bệnh trĩ có 2 loại là trĩ nội và trĩ ngoại. Về cơ bản trĩ là căn bệnh xuất hiện khi các tĩnh mạch ở bên trong trực tràng bị giãn ra và có nguy cơ bị tổn thương. Khi bị bệnh trĩ người bệnh sẽ thấy đau rát hậu môn, chảy máu, ngứa ngáy, chảy dịch…
Lậu :
Lậu là căn bệnh lây truyền qua đường tình dục khá phổ biến mà nguyên nhân chính là do quan hệ tình dục không an toàn. Khi mắc bệnh lậu ở hậu môn người bệnh sẽ thấy đau hậu môn sau khi đi đại tiện, vùng hậu môn bị sưng đỏ, ngứa ngáy, có mụn mọc ở xung quanh hậu môn, chảy máu hậu môn…
Ung thư hậu môn hoặc trực tràng :
Đi đại tiện bị đau hậu môn cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh ung thư hậu môn hoặc ung thư trực tràng… Thông thường bệnh ung thư này thường kèm theo dấu hiệu sụt cân đột ngột, mệt mỏi, nôn… Bệnh nếu chủ quan không được chữa trị kịp thời có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.

Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn áp dụng 5 cách sau
Sau khi đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn đa số người bệnh đều cảm thấy khó chịu, muốn giảm đau ngay lập tức. Nếu thấy đau thường xuyên bạn hãy đến thăm khám các bác sĩ, chuyên gia để được chẩn đoán và điều trị bệnh phù hợp. Bên cạnh việc điều trị bạn có thể áp dụng một số những phương pháp giảm đau đơn giản dưới đây.
Chườm đá lạnh :
Đá lạnh có thể làm giảm triệu chứng đau hậu môn an toàn và hiệu quả. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 miếng gạc để quấn đá và chườm vào hậu môn mỗi ngày khoảng 10 phút, một ngày có thể thực hiện nhiều lần sẽ khiến vùng trĩ bớt sưng đau. Sau khoảng 3 ngày bạn sẽ thấy các triệu chứng búi trĩ giảm đau dần.
Ngâm hậu môn trong nước muối ấm :
Nước muối có tác dụng hiệu quả trong việc sát khuẩn, tuy nhiên khi pha nước ấm bạn không nên pha quá nhiều dễ gây xót, nhiễm trùng nhất là khi vùng hậu môn bị tổn thương. Cách tốt nhất là bạn nên pha nước muối với tỉ lệ vừa phải và ngâm hậu môn khoảng 15 phút mỗi ngày, cơn đau sẽ được giảm bớt nhanh chóng.

==> Xem Thêm : Đi ngoài xong bị đau hậu môn: Nguyên nhân & cách khắc phục
Tắm nước ấm trong bồn :
Tắm nước ấm ở trong bồn sẽ giúp lưu thông máu được tốt hơn nhất là máu ở khu vực hậu môn. Biện pháp này phù hợp với những người bị bệnh trĩ khi các tĩnh mạch vùng hậu môn bị sưng phồng. Bạn hãy xả lượng nước tối thiểu là 30cm và ngâm cơ thể trong khoảng 30 phút hoặc cho đến khi nước bớt nguội.
Thoa dầu dừa :
Thường cách giảm đau ở hậu môn này áp dụng trong trường hợp hậu môn bị đau rát do nứt nẻ hậu môn. Bạn có thể dùng dầu dừa sau khi đi nặng bị đau hậu môn bằng cách thoa dầu dừa 2 lần mỗi ngày để cấp ẩm cho vùng da này. Hơn nữa, chất béo trong dầu dừa còn giúp hỗ trợ, làm phục hồi các vết nứt hậu môn và ngăn ngừa viêm nhiễm.
Đắp lá rau diếp cá :
Trong rau diếp cá có chứa Quercetin, có tác dụng bảo vệ thành mạch và giảm sung huyết. Bạn có thể dùng rau diếp cá rửa sạch, ngâm với muối hạt rồi đem giã nát và đắp lên hậu môn. Trước khi đắp cần vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, không nên đắp trong thời gian quá lâu.
Bên cạnh những biện pháp, mẹo giảm đau này bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thực đơn giàu chất xơ, uống nhiều nước, hạn chế ăn nhiều chất béo, đồ cay nóng. Xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học, không nên nhịn đi đại tiện, khi có nhu cầu cần đi đại tiện ngay, mặc trang phục rộng rãi, tránh căng thẳng, thể dục thể thao thường xuyên.

==> Xem Thêm : [ Giải đáp ] Cách chữa đi ngoài ra máu tươi ( hiệu quả ) và (an toàn )
Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn do nhiều nguyên nhân gây nên, những biện pháp trên đây không thay thế cho việc điều trị của bác sĩ, cũng không thể chữa trị dứt điểm tình trạng này. Tốt nhất bạn vẫn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị phù hợp với tình trạng của mình.