[ TÌM HIỂU ] Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả và an toàn trong năm 2020

Mục lục chính [Ẩn]

    Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn hiện nay chủ yếu là dùng thuốc với những trường hợp bệnh nhẹ và dùng phẫu thuật với những trường hợp bị bệnh nặng. Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chữa nứt kẽ hậu môn phù hợp. Bạn cần tuân thủ tuyệt đối theo phác đồ này để quá trình điều trị được hiệu quả và nhanh chóng.

    Tìm hiểu bệnh nứt kẽ hậu môn là gì?

    Nứt kẽ hậu môn là tình trạng vùng hậu môn xuất hiện các vết rách ở niêm mạc ống hậu môn. Đây là căn bệnh phổ biến với tỉ lệ người mắc tương đối cao, ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt của người bệnh. Do đó việc thăm khám và tư vấn các bác sĩ để xây dựng phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn là hết sức cần thiết giúp người bệnh chủ động trong việc điều trị bệnh.

    Theo Tiến sĩ. Trịnh Tùng của Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng: bệnh nứt kẽ hậu môn gây nên nhiều triệu chứng khó chịu cho người bệnh. Các triệu chứng này sẽ khiến người bệnh bị đau rát, chảy máu ở hậu môn nhất là mỗi lần đi đại tiện. Bệnh nứt kẽ hậu môn có thể không nguy hiểm như bệnh trĩ nhưng vẫn có nguy cơ bị ung thư trực tràng, nhiễm trùng hậu môn.

    Bệnh nứt kẽ hậu môn được chia thành 2 loại là cấp tính và mãn tính. Ở mỗi loại lại có phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn khác nhau. Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn ở giai đoạn này là do người bệnh bị táo bón, gia tăng áp lực lên hậu môn... Các yếu tố gây bệnh có thể là do chế độ dinh dưỡng ăn nhiều chất béo, ăn ít chất xơ, thường xuyên ngồi lâu, ít vận động...

    Nứt kẽ hậu môn có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng thường gặp ở nam giới nhiều hơn. Ngoài ra với những người có thói quen thường xuyên ngồi lâu, người già chức năng hậu môn bị ảnh hưởng cũng sẽ gây nên bệnh.

    Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả, an toàn

    Phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn sẽ do bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng điều trị và đưa ra. Tuy nhiên để đưa ra được phác đồ điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn bạn cần thăm khám và được các bác sĩ chẩn đoán về tình trạng bệnh. Phác đồ này sẽ được các bác sĩ trao đổi với người bệnh khi thăm khám.

    1. Chẩn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn

    Chẩn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn là bước đầu giúp người bệnh phát hiện và xác định tình trạng bệnh ở giai đoạn cấp tính hay giai đoạn mãn tính nhờ vào chuyên môn của bác sĩ cũng như các trang thiết bị máy móc hiện đại.

    Các bước chẩn đoán bệnh nứt kẽ hậu môn như sau:

    • Bước 1: Thăm khám lâm sàng khu vực hậu môn nhằm xác định tình trạng bệnh, vị trí của vết nứt hậu môn. Các bác sĩ có thể quan sát bằng mắt thường hoặc sờ vào khu vực hậu môn để cảm nhận những bất thường ở khu vực này.
    • Bước 2: Loại trừ nguyên nhân gây bệnh bằng cách thực hiện các xét nghiệm, thăm khám chuyên sâu để xác định tình trạng hậu môn. Các hạng mục thăm khám và xét nghiệm có thể sẽ được chỉ định như: nội soi đại tràng sigma nhằm loại trừ các bệnh lý khác ở hậu môn, xét nghiệm máu...
    • Bước 3: Tư vấn về phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn dựa vào tình trạng của người bệnh. Nếu người bệnh bị nứt kẽ hậu môn cấp tính có thể điều trị nội khoa và nếu trường hợp nứt kẽ hậu môn mãn tính có thể cần điều trị ngoại khoa, can thiệp thủ thuật.

    2. Tiến hành điều trị nứt kẽ hậu môn

    Như đã nêu trên, để điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả sẽ cần tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh. Hiện nay phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn được triển khai và tiến hành như sau:

    2.1. Điều trị nội khoa:

    Với những trường hợp bệnh nứt kẽ hậu môn nhẹ thường sẽ được chỉ định dùng một số loại thuốc. Tùy thuộc cơ địa, tình trạng của mỗi người mà các bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc điều trị phù hợp.

    Một số loại thuốc có thể được chỉ định sử dụng như thuốc uống, thuốc đặt hậu môn, thuốc bôi, thuốc làm nhuận tràng...

    • Thuốc chống táo bón: có công dụng giúp làm mềm phân, giúp đi đại tiện dễ dàng. Thuốc chống táo bón có thể kể đến như Forlax mỗi lần 1 gói, ngày uống khoảng 2 đến 3 lần hoặc thuốc Sorbitol mỗi lần 1 gói ngày uống 3 lần.
    • Thuốc kháng viêm, giảm đau: giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu, đau rát, bạn có thể sử dụng một số loại thuốc như: Paracetamol 500mg (mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần); Diclofenac 50mg (mỗi lần 1 viên, ngày 3 lần)...

    2.2. Điều trị ngoại khoa

    Với những trường hợp bị nứt kẽ hậu môn mãn tính, bệnh bị tái phát nhiều lần thì cần tiến hành điều trị ngoại khoa để khắc phục. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để làm loại bỏ các vết nứt ở hậu môn, hạn chế sự co cứng của các cơ thắt.

    Hiện nay có rất nhiều các phương pháp mổ nứt kẽ hậu môn theo phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn mà các bác sĩ đưa ra.

    Nong hậu môn: Thường được chỉ định với những trường hợp hậu môn bị chít hẹp và phải tiến hành gây mê trước khi điều trị. Vùng hậu môn sẽ được nong ra dần dần bằng phanh hậu môn.

    Cắt cơ vòng hậu môn: bác sĩ sẽ thực hiện 1 vết rạch ở cơ vòng hậu môn nhằm giúp nới lỏng các vết nứt, làm giảm áp lực lên vết rách ở hậu môn. Sau đó cho phép chúng liền lại sau phẫu thuật.

    Kỹ thuật HCPT: Với những trường hợp người bệnh bị hội chứng đại tiện gây tắc nghẽn dẫn đến rách hậu môn sẽ cần chỉ định phẫu thuật bằng phương pháp HCPT. Phương pháp này sử dụng sóng cao tần để xâm lấn, tác động vào vùng bệnh. Ưu điểm của phương pháp này là không đau, không chảy máu, hạn chế nguy cơ bị tái phát.

    3. Theo dõi, dặn dò người bệnh

    Đây là bước cuối cùng trong phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn nhưng có ý nghĩa quan trọng giúp người bệnh phục hồi và tránh bị tái phát. Người bệnh cần tái khám đúng theo lịch hẹn của bác sĩ, giữ liên lạc với các bác sĩ để tư vấn và giải đáp những thắc mắc hoặc biến chứng có thể xảy ra.

    Bên cạnh đó bác sĩ cũng sẽ dặn dò người bệnh có kế hoạch chăm sóc ở nhà hiệu quả như:

    • Uống thuốc đầy đủ, đúng giờ, đúng liều lượng
    • Trong trường hợp dùng thuốc hoặc sau khi can thiệp thủ thuật nếu thấy có những dấu hiệu bất thường cần quay lại thăm khám các bác sĩ điều trị.
    • Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, đúng cách, tốt nhất nên vệ sinh bằng nước ấm và lau khô bằng khăn sạch
    • Tập thói quen đi đại tiện đúng giờ, lành mạnh, không nên ngồi lâu khi đi đại tiện, không nên rặn mạnh làm tăng áp lực ở vùng hậu môn.
    • Cần xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng, ăn nhiều chất xơ, hạn chế ăn nhiều đồ ăn có nhiều dầu mỡ, cay nóng...
    • Tập thể dục thường xuyên để nâng cao sức khỏe
    • Nếu làm những công việc phải đứng hoặc ngồi lâu thì nên dành thời gian vận động, thư giãn.

    Như vậy có thể thấy, phác đồ điều trị nứt kẽ hậu môn không quá phức tạp nhưng người bệnh cần phối hợp với bác sĩ thực hiện đúng chỉ định. Không nên tự ý thay đổi liều dùng, loại thuốc đang dùng vì có thể gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu cần tư vấn thêm về tình trạng bệnh nứt kẽ hậu môn bạn có thể liên hệ trực tiếp với các bác sĩ của chúng tôi ở phần khung chat phía dưới.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Bài viết liên quan

    No items found.

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status