Nứt kẽ hậu môn là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng & cách điều trị
Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì không phải ai cũng biết, thậm chí có một số người bệnh còn nhầm lẫn với bệnh trĩ. Việc nhận biết chính xác triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn càng sớm càng tốt. Bệnh nứt kẽ hậu môn nếu để lâu có thể gây đau rát, khó chịu khi đi đại tiện, thậm chí viêm loét, nhiễm trùng hậu môn…
Tìm hiểu: Nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?
Nứt kẽ hậu môn là một trong những căn bệnh khá phổ biến thường gặp nhất là ở những người thường xuyên bị táo bón. Ngoài ra những người thường ngồi lâu, trẻ nhỏ ăn ít chất xơ, người già, phụ nữ mang thai và sau khi sinh con cũng là đối tượng thường mắc phải. Vậy nứt kẽ hậu môn là bệnh gì?
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng mỗi lần người bệnh đi đại tiện cố gắng rặn mạnh để đào thải phân ra ngoài, khiến hậy môn bị nứt và rách. Lúc này người bệnh sẽ cảm thấy đau rát, khó chịu, sợ đi đại tiện.
Đa phần những người bị nứt kẽ hậu môn có thể tự chữa trị tại nhà sau khoảng 1 tháng. Tuy nhiên nếu sau khoảng 2 tháng bệnh không thuyên giảm và có triệu chứng nặng hơn thì coi là tình trạng mãn tính.
Ngoài ra bệnh nứt kẽ hậu môn còn có tình trạng tái phát, vết nứt lan rộng ở cơ vòng hậu môn và khó lành hơn bình thường. Lúc này người bệnh sẽ cần phải tiến hành điều trị bằng thuốc hoặc bằng phẫu thuật.
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn thường gặp
Không phải ngẫu nhiên người bệnh lại thấy có hiện tượng bị nứt kẽ hậu môn. Triệu chứng này có thể do những nguyên nhân sau:
- Thường xuyên bị tiêu chảy hoặc bị táo bón lâu ngày khiến vùng hậu môn bị tổn thương
- Vùng hậu môn bị chấn thương do phân quá cứng mà người bệnh cố gắng đào thải ra bên ngoài, do mổ trĩ, mổ hẹp hậu môn, sinh con tự nhiên…
- Thiếu máu tại chỗ khiến vết loét khó lành
- Viêm xơ cơ thắt trong do các vết loét rách ở niêm mạc vùng hậu môn
- Tình trạng bệnh bị kéo dài dẫn đến sa búi trĩ, tổn thương hậu môn
- Do quan hệ qua đường hậu môn, gia tăng các vết rách ở niêm mạc hậu môn
Ngoài những nguyên nhân gây bệnh nêu trên còn do các nguyên nhân bệnh lý khác như: ung thư hậu môn, viêm ruột. bệnh lao, Crohn, giang mai, HIV… Tùy từng trường hợp mà những nguyên nhân gây bệnh khác nhau.
Triệu chứng bệnh nứt kẽ hậu môn cần nhận biết
Bệnh nứt kẽ hậu môn có một số các triệu chứng khá giống với bệnh trĩ. Tuy nhiên cách chữa trị 2 căn bệnh này lại hoàn toàn khác nhau, chính vì vậy, cần nhận biết sớm và chính xác triệu chứng nứt kẽ hậu môn để có cách chữa trị hiệu quả.
- Đau hậu môn: Đây là triệu chứng xuất hiện ở cả bệnh trĩ và bệnh nứt kẽ hậu môn. Người bệnh sẽ thấy đau nhức mỗi lần đi đại tiện khi phân chuẩn bị qua hậu môn. Sau đó, triệu chứng đau sẽ giảm dần và hết đau sau 1 vài phút. Nhưng cuối cùng lại đau lên dữ dội và hết đau đột ngột.
- Chảy máu sau khi đi đại tiện: Lượng máu thường không chảy ra quá nhiều. Người bệnh còn thấy có hiện tượng chảy dịch vàng sau khi đi đại tiện.
- Nhìn thấy hậu môn bị sưng: Người bệnh sẽ thấy hậu môn bị sưng đau, thậm chí có vết rách ở vùng da xung quanh hậu môn, có cục u nhỏ ở vùng da rìa hậu môn.
Người bệnh sẽ thấy triệu chứng giống bệnh trĩ, tuy nhiên ở bệnh nứt kẽ hậu môn vùng da bị rách có thể tự phân hủy, còn búi trĩ thì không. Hậu môn của người bị nứt kẽ hậu môn sẽ có lỗ hẹp, còn ở bệnh trĩ các búi trĩ sẽ lòi ra ngoài.
Ngoài những triệu chứng điển hình trên đây, người bệnh còn thấy có các triệu chứng như chán ăn, mất ngủ, cơ thể mệt mỏi, gầy ốm, xanh xao, tinh thần mệt mỏi, nóng rát hoặc ngứa ngáy ở hậu môn, đái buốt hoặc đái rắt…
Chẩn đoán và điều trị nứt kẽ hậu môn hiệu quả
Bệnh nứt kẽ hậu môn rất dễ nhầm lẫn với bệnh trĩ, chính bởi vậy cần nhận thức rõ nứt kẽ hậu môn là bệnh gì đồng thời tiến hành chẩn đoán chính xác.
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám bằng cách đưa tay vào trong hậu môn sẽ có sự co thắt các cơ thắt, thận chí có thể bị xơ cứng. Bác sĩ cũng có thể yêu cầu bệnh nhân rặn nhẹ để quan sát bờ dưới của vết loét hoặc một búi trĩ xơ hóa (trĩ gác cổng), da thừa báo hiệu vị trí của vết loét. Quan sát có thể giúp phân biệt vết loét mới hay cũ.
Người bệnh cũng có thể sẽ phải chỉ định thực hiện làm nội soi trực tràng, nội soi đại tràng, đo áp lực hậu môn để loại trừ các bệnh liên quan.
Sau khi có kết quả thăm khám sẽ cần tiến hành điều trị. Tùy từng tình trạng mà sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nếu vết nứt nhẹ hoặc mới bị thì chỉ cần điều trị tại nhà, tuy nhiên nếu vết nứt không lành trong 6 đến 8 tuần, người bệnh cần được điều trị bằng thuốc hoặc thậm chí phải phẫu thuật.
3 cách điều trị nứt kẽ hậu môn tại nhà đơn giản, hiệu quả
Với những trường hợp nứt kẽ hậu môn nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách chữa tại nhà để cải thiện. Tuy nhiên nếu tình trạng bệnh đã bước sang giai đoạn mãn tính và gây ra triệu chứng nặng nề thì không nên tự ý chữa trị tại nhà.
Dùng nha đam :
Trong nha đam có lượng vitamin và khoáng chất dồi dào giúp phục hồi tế bào bị tổn thương, hạn chế chảy máu do vết nứt kẽ gây nên. Bạn chỉ cần cắt bỏ vỏ xanh nha đam rồi cạo lấy lớp gel trong suốt. Tiến hành vệ sinh sạch sẽ hậu môn rồi xoa gel lên vết nứt, đợi cho nha đam khô hẳn rồi mặc quần. Nên thực hiện 1 ngày khoảng 2 đến 3 lần.
Dùng dầu dừa :
Dầu dừa chứa hàm lượng chất béo lành mạnh, axit lauric trong dầu dừa có khả năng tiêu diệt và ức chế nấm, vi khuẩn và virus, từ đó giảm thiểu nguy cơ bội nhiễm ở bệnh nhân nứt kẽ hậu môn. Bạn chỉ cần vệ sinh hậu môn sạch sẽ và lau khô bằng khăn sạch rồi thoa 1 lượng mỏng dầu dừa lên. Ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần.
Dùng nước ấm :
Nước ấm có thể làm dịu niêm mạc, hạn chế tình trạng khô và nứt nẻ. Ngâm nước ấm trước khi đi đại tiện sẽ giúp hậu môn nở rộng và chất thải dễ dàng đi ra ngoài. Bạn chỉ cần pha nước ấm, thêm 1 hoặc 2 thìa muối rồi vệ ngâm hậu môn khoảng 15 phút. Có thể thực hiện cách này nhiều lần nhất là trước và sau khi đi đại tiện.
Ngoài ra, người bệnh còn cần bổ sung các loại chất xơ vào chế độ ăn uống, uống nhiều nước, tập thể dục thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng.
Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng y khoa
Đây là cách chữa nứt kẽ hậu môn với những trường hợp bệnh nặng, chữa tại nhà không khỏi, vết nứt sâu. Để điều trị bằng y khoa sẽ được chỉ định dùng thuốc hoặc phẫu thuật.
Dùng thuốc :
Một số loại thuốc có thể chữa trị nứt kẽ hậu môn như kem bôi Anusol-HC, oxit kẽm… làm giảm khó chịu từ vết nứt hậu môn. Thuốc chẹn kênh Calci như: nifedipin và diltiazem. Thuốc có thể điều chế dạng uống hoặc nghiền thành dạng gel và bôi vào vết nứt góp phần làm giãn cơ thắt.
Phẫu thuật :
Tỉ lệ người phải phẫu thuật nứt kẽ hậu môn thường không nhiều chỉ chiếm khoảng 20%. Các phương pháp phẫu thuật hậu môn có thể kể đến như: nong hậu môn, cắt bỏ vết nứt rồi khâu lại. phẫu thuật mở cơ thắt trong, cắt bỏ vết nứt và mở cơ thắt trong, mở cơ thắt trong bằng hóa chất…
Mỗi phương pháp đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng, bạn sẽ được bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp.
Trên đây là những giải đáp nứt kẽ hậu môn là bệnh gì, những triệu chứng và cách chữa trị hiệu quả. Hy vọng người bệnh đã được giải đáp bệnh một cách hiệu quả, nếu còn những câu hỏi nào liên quan hãy tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị tốt nhất.