Nứt kẽ hậu môn nên làm gì? 3 bước thực hiện đơn giản

Mục lục chính [Ẩn]

    Nứt kẽ hậu môn nên làm gì, nứt kẽ hậu môn nên ăn gì, bị nứt kẽ hậu môn bôi thuốc gì… là những thắc mắc mà rất nhiều người muốn tìm câu trả lời. Bệnh nứt kẽ hậu môn thực chất không nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng các triệu chứng lại khiến người bệnh khó chịu, ngứa ngáy đau rát nên rất cần những biện pháp khắc phục.

    Nứt kẽ hậu môn nên làm gì ? các bước cụ thể

    Bệnh nứt kẽ hậu môn là tình trạng ở niêm mạc hậu môn xuất hiện các vết rách, tổn thương gây đau và chảy máu. Nguyên nhân có thể là do phân bị tồn đọng lâu ngày ở trong trực tràng nên to và cứng khiến người bệnh gặp khó khăn, đau nhức mỗi lần đi đại tiện.

    Các triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn có thể nhận biết được như: đau rát mỗi lần đi đại tiện, vùng kẽ hậu môn bị ẩm ướt, có cảm giác ngứa ngáy, kích ứng ở xung quanh hậu môn, chảy máu theo phân, số lượng máu tùy theo các vết nứt. Đây là căn bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không chữa trị sẽ gây nên những triệu chứng khó chịu cho người bệnh.

    Vậy nứt kẽ hậu môn nên làm gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng: Khi bị nứt kẽ hậu môn đa phần các triệu chứng của bệnh sẽ tự hết nếu các vết nứt nông. Với các vết nứt sâu thì sẽ cần tiến hành điều trị bằng thuốc hoặc phẫu thuật.

    Bước 1: Thăm khám các bác sĩ chuyên khoa

    Trước khi tiến hành điều trị bệnh nứt kẽ hậu môn bằng thuốc hay phẫu thuật bạn cần thăm khám các bác sĩ chuyên khoa. Các bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng ở hậu môn để biết tình trạng cụ thể của bạn. Nếu trường hợp nhẹ có thể điều trị nội khoa, còn trường hợp nặng cần tiến hành can thiệp phẫu thuật.

    Bác sĩ cũng sẽ dựa vào những triệu chứng mà bạn gặp phải kết hợp với việc thăm khám bằng cách đưa ngón tay vào hậu môn để kiểm tra sự co thắt của hậu môn hoặc banh nhẹ hậu môn đồng thời bảo bệnh nhân rặn mạnh để thấy bờ dưới của vết loét.

    Bên cạnh đó các triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn cũng rất dễ nhầm lẫn với những căn bệnh ở hậu môn trực tràng khác nên các bác sĩ sẽ tiến hành làm các xét nghiệm kèm theo. Bác sĩ có thể tiến hành nội soi trực tràng, nội soi đại tràng, đo áp lực ở hậu môn…

    Bước 2: Điều trị nứt kẽ hậu môn

    Thông thường với những trường hợp bị nứt kẽ hậu môn nhẹ thường các vết nứt kẽ hậu môn sẽ tự lành sau vài tuần nếu người bệnh giữ cho phân mềm và điều trị hiệu quả tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Với trường hợp nặng sẽ cần tiến hành can thiệp ngoại khoa. Nứt kẽ hậu môn nên làm gì có thể được điều trị bằng nội khoa hoặc ngoại khoa.

    1. Dùng thuốc đặc trị nứt kẽ hậu môn

    Có rất nhiều loại thuốc chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả. Tuy nhiên, những loại thuốc bôi trực tiếp được đánh giá hiệu quả và tiện lợi, giúp làm giảm nhanh chóng các triệu chứng. Một số các loại thuốc mà bạn có thể được sử dụng để chữa nứt kẽ hậu môn bao gồm:

    • Nitroglycerin: Loại thuốc này có tác dụng giúp làm giãn mạch máu đồng thời giúp cho cơ thắt được nới lỏng hơn. Bạn có thể dùng bôi bôi trực tiếp vào hậu môn để giúp chữa lành làm giảm các cơn đau thắt hậu môn.
    • Anusol-HC: Đây là một trong những loại thuốc có chứa các thành phần như: Oxit kẽm, pramoxine, dầu khoáng… giúp tăng cường lưu thông máu hiệu quả đồng thời giúp các vết thương nhanh lành hơn.
    • Tetracyclin: có tác dụng làm ức chế sự phát triển của vi khuẩn, ngăn ngừa viêm nhiễm và giúp vết thương được nhanh chữa lành hơn.
    • Proctolog: Thuốc bôi chữa nứt kẽ hậu môn này có chứa Ruscogénines và Trimébutine nên có tác dụng hiệu quả giúp bảo vệ mạch máu, trợ tĩnh mạch. Tuy nhiên chỉ nên dùng thuốc trong thời gian ngắn vì có thể bị tác dụng phụ.

    2. Phẫu thuật nứt kẽ hậu môn

    Đây là phương pháp thường được chỉ định với những trường hợp bị nứt kẽ hậu môn nặng, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng. Nếu bạn bị nứt kẽ hậu môn nặng không biết nứt kẽ hậu môn nên làm gì thì tham khảo phương pháp này. Việc tiến hành phẫu thuật để cắt 1 phần nhỏ của cơ vòng hậu môn nhằm làm giảm co thắt, giảm đau và giúp vết nứt mau lành hơn.

    Tuy nhiên, việc tiến hành phẫu thuật có thể gây nên những biến chứng nhất là đại tiện không tự chủ, do đó bạn cần chọn các bác sĩ uy tín để thực hiện. Hiện nay có rất nhiều các phương pháp phẫu thuật nứt kẽ hậu môn hiệu quả:

    • Mở cơ thắt trong hậu môn phía bên: Bác sĩ sẽ tạo 1 vết cắt nhỏ ở cơ vòng hậu môn bên trong tương ứng với chiều dài của khe nứt.
    • Cắt các mô xung quanh vết nứt: Phương pháp này giúp loại bỏ vết nứt hoàn toàn, vết thương hở sẽ lành 1 cách tự nhiên. Đặc biệt phương pháp này phù hợp với những trường hợp có 1 lỗ rò hậu môn.
    • Kỹ thuật đắp niêm mạc: Nhằm thay thế các mô bị hỏng ở khe nứt bằng các mô khỏe mạnh. Nhưng chỉ nên dùng phương pháp này khi các kỹ thuật khác không thành công.

    Bước 3: Chăm sóc tại nhà

    Nứt kẽ hậu môn nên làm gì? Người bệnh có thể áp dụng những phương pháp điều trị nội khoa bao gồm dùng thuốc và áp dụng các phương pháp tại nhà, không cần phẫu thuật để điều trị nứt kẽ hậu môn. Những cách này thường đơn giản, ít tốn kém, bảo toàn niêm mạc ở hậu môn như sau:

    • Bổ sung thêm nhiều chất xơ cho cơ thể, hạn chế những loại thức ăn có chứa nhiều chất dầu mỡ và các loại thực phẩm đóng hộp, nhiều gia vị.
    • Nên uống nhiều nước để giúp làm mềm phân và hạn chế tình trạng đau rát mỗi lần đi đại tiện.
    • Tập thể dục thường xuyên để tăng cường tiêu hóa và ổn định đường ruột
    • Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, tránh ngồi lâu mỗi lần đi đại tiện
    • Hạn chế ngồi lâu 1 chỗ, tránh bê vác các vật dụng nặng quá sức nên nghỉ ngơi tránh sự gia tăng áp lực lên hậu môn.
    • Áp dụng một số mẹo chữa nứt hậu môn đơn giản như: dùng nước ấm ngâm hậu môn trước khi đi đại tiện, dùng lá mồng tơi giã nát đắp lên hậu môn khoảng 20 phút rồi rửa sạch, dùng dầu dừa trị nứt kẽ hậu môn bằng cách bôi trực tiếp lên hậu môn hoặc dùng lá nha đam để bôi trực tiếp lên vết nứt.

    Trên đây là một số những giải đáp thắc mắc về nứt kẽ hậu môn nên làm gì? Hy vọng với những giải đáp này bạn sẽ sớm khắc phục được triệu chứng bệnh. Tuy nhiên, những bước này không thay thế cho việc điều trị của bác sĩ, do đó bạn hãy tư vấn các bác sĩ về triệu chứng của mình để được thăm khám và điều trị.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status