[Tổng hợp] Những điều phái đẹp cần biết về rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là gì? Nguyên nhân kinh nguyệt rối loạn là do đâu? Đây là 2 trong số rất nhiều câu hỏi mà bác sĩ Kim Vân – Chuyên khoa I Sản phụ khoa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng nhận được trong thời gian vừa qua.
Theo quy luật tự nhiên, khi bước vào một độ tuổi nào đấy bạn sẽ bắt đầu thấy sự xuất hiện của kinh nguyệt. Và sẽ không có gì đáng lo ngại, nếu như kinh nguyệt thời gian đầu không đều, thất thường.
Thế nhưng, sau vài năm, thậm chí đến lúc bạn bước vào ngưỡng cửa hôn nhân, kinh nguyệt bạn vẫn chưa ổn định. Lúc này bạn cần phải lưu ý và cảnh giác nếu như không muốn tình trạng kinh nguyệt thất thường ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ của mình. Vì rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
Giải đáp câu hỏi: Bị rối loạn kinh nguyệt là gì?
Bị rối loạn kinh nguyệt là gì? Đối với câu hỏi này, bác sĩ Kim Vân – Chuyên khoa I Sản phụ khoa thuộc Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng giải đáp như sau: Kinh nguyệt là hiện tượng bong lớp niêm mạc tử cung có chu kỳ do sự thay đổi nội tiết làm chảy máu từ buồng tử cung ra ngoài âm đạo.
Kinh nguyệt lần đầu tiên xuất hiện ở bé gái từ 12 - 16 tuổi, chu kỳ trung bình là 28 ngày, tuy nhiên có một số trường hợp ngắn hơn khoảng 25 ngày hoặc dài hơn 30 - 35 ngày, tùy từng người và thời gian thường kéo dài từ 3 - 5 ngày. Lượng máu mất đi sau mỗi kỳ hành kinh là từ 50 - 150 ml.
Rối loạn kinh nguyệt: là những biểu hiện bất thường về chu kỳ kinh nguyệt, số ngày có kinh và số lượng máu kinh so với những chu kỳ thông thường trước đó. Đây có thể là triệu chứng của một bệnh lý nào đó, có thể do nội tiết, có thể tổn thương thực thể cơ quan sinh dục nữ, đôi khi chỉ đơn thuần là do thay đổi điều kiện sống môi trường sống.
Rối loạn kinh nguyệt có thể xảy ra cho phụ nữ ở nhiều độ tuổi, mức độ và biểu hiện khác nhau như ở lứa tuổi dậy thì, sinh con, mãn kinh,... gây ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, khả năng sinh lý và chức năng sinh sản của chị em phụ nữ nếu không được chữa trị kịp thời.
Xem thêm: [Mách bạn] Điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng cách nào hiệu quả và an toàn?
Tìm hiểu: Các dạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất hiện nay
Các dạng rối loạn kinh nguyệt phổ biến nhất hiện nay là những dạng nào? Có thể thấy, kinh nguyệt rối loạn là tình trạng kinh nguyệt ở chị em phụ nữ không đều, chu kì kinh không ổn định (dài ngắn hơn so với thông thường), chậm kinh hay vô kinh,… hay lượng máu mất đi sau những ngày hành kinh quá ít hoặc quá nhiều.
Cùng tham khảo các triệu chứng và biểu hiện của rối loạn kinh nguyệt sau đây:
1. Kinh nguyệt không đều
Kinh nguyệt không đều thể hiện qua biểu hiện kinh nguyệt đến sớm, hoặc đến muộn, không theo bất cứ một chu kỳ nào cả. kèm theo các dấu hiệu:
- Phụ nữ hay nổi nóng, dễ thay đổi cảm xúc: Phụ nữ mãn kinh thường hay xuất hiện triệu chứng như dễ nổi cáu, tính khí thay đổi thất thường, ra mồ hôi, tâm trạng tồi tệ. Đây có thể là do chức năng nội tiết nữ suy giảm dẫn đến kinh nguyệt bị rối loạn.
- Béo phì: Béo phì và rối loạn nội tiết có thể liên quan đến nhau, các loại thực phẩm nóng, có hàm lượng chất béo cao, không chú ý đến thói quen ăn uống như chế độ ăn uống cân bằng cũng ảnh hưởng đến nội tiết.
- Da xuất hiện vết nám: Rất nhiều chị em đều đã trải qua thời kì này, trên da mặt đột nhiên xuất hiện rất nhiều nốt vàng, vết nám. Thực tế đây không chỉ đơn giản là vấn đề về da, các vết nám là do khi nội tiết không ổn định lại tiếp tục chịu tác động của các yếu tố bên ngoài, kích thích dẫn đến bệnh.
- Nội tiết tố nữ rối loạn: Đau vú, tăng sản tuyến vú nguyên nhân chủ yếu là do nột tiết nữ bị rối loạn. Tác dụng quan trọng của vú là thông qua nội tiết tố nữ estrogen để thúc đẩy sự phát triển, do đó mất cân bằng hoặc rối loạn nội tiết rất dễ dẫn đến tăng sản tuyến vú và ung thư vú.
- Đau vú, tăng sản tuyến vú, gặp một số bệnh lý phụ khoa như lạc nội mạc tử cung, đa nang buồng trứng, u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, tăng sản nội mạc tử cung,…
2. Rong kinh
- Có ngày đèn đỏ kéo dài trên 7 ngày, lượng máu kinh vượt quá 80ml/ chu kỳ kinh nguyệt (bình thường khoảng 50-80ml/ chu kỳ).
- Kinh nguyệt ra nhiều, mỗi lần thay băng phải cần đến 2 băng vệ sinh và phải thay băng liên tục mỗi giờ.
- Về ban đêm, kinh nguyệt ra nhiều và vẫn phải thay băng liên tục.
- Kinh nguyệt đóng thành từng cục lớn và hay bị đau bụng dưới.
- Chị em có dấu hiệu mệt mỏi, thở dốc, có những triệu chứng của thiếu máu nếu như rong kinh kèm theo cường kinh trong thời gian dài.
3. Kinh nguyệt ra ít
- Có ngày hành kinh ít hơn 3 ngày hoặc lượng máu kinh ít hơn 20ml.
- Máu kinh hơi bầm và đông là do máu bị ứ đọng lại trong lòng tử cung nhiều giờ, không chảy ra ngoài âm đạo nhanh như thường ngày.
4. Kinh nguyệt ra nhiều
- Lượng kinh nguyệt ra hàng tháng sẽ vượt quá 100ml/ chu kỳ hoặc thời gian “đèn đỏ” dài quá 7 ngày.
- Mỗi lần thay băng bạn phải cần đến 2 băng vệ sinh và phải thay liên tục mỗi giờ, máu kinh thâm đóng thành cục lớn. Về ban đêm, bạn cũng cần phải dậy thay băng liên tục.
- Kinh nguyệt ra nhiều còn khiến bạn còn cảm thấy đau bụng dưới, nhức buốt vùng kín mỗi khi máu kinh chảy. Ngoài ra, bạn có thể có dấu hiệu mệt mỏi, thở hơi nhanh, chóng mặt, ngất do thiếu máu.
5. Kinh nguyệt màu đen
- Kinh nguyệt của mình chuyển màu đen sậm, đóng cục.
- Trong trường hợp kinh nguyệt màu đen kèm một số triệu chứng như: khí hư ra nhiều, có mùi hôi, đau khi quan hệ tình dục, đau ở vùng chậu,… chị em cần phải cảnh giác vì đó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý phụ khoa nguy hiểm.
6. Vô kinh
Vô kinh là hiện tượng nữ giới không có hành kinh trong một thời gian nhất định. Có 2 trường hợp vô kinh xảy ra đó là vô kinh nguyên phát và vô kinh thứ phát.
- Vô kinh nguyên phát là hiện tượng không có hành kinh ngay từ khi dậy thì (từ 18 tuổi trở lên).
- Vô kinh thứ phát là hiện tượng trước đó nữ giới đã có hành kinh nhưng sau đó bị mất kinh liên tục trong 3- 6 tháng.
Vô kinh giả (pseudoamenorrhoea), thực chất là có chảy máu kinh nhưng máu kinh đó không thoát được ra ngoài do cổ tử cung bị dính, màng trinh bịt kín.
Xem thêm: 14 nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt và cách điều trị hiệu quả
Mách bạn: Có những nguyên nhân nào gây rối loạn kinh nguyệt?
Có những nguyên nhân nào gây rối loạn kinh nguyệt? Việc nắm rõ những nguyên nhân của bệnh sẽ là cách tốt nhất để bác sĩ đưa ra được chính xác phương pháp điều trị phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do sinh lý
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt ở tuổi dậy thì do sinh lý của phái yếu có vấn đề. Cụ thể như do thay đổi nội tiết tố, do tăng giảm cân bất thường không kiểm soát, do ăn uống không đủ dưỡng chất, do vệ sinh không sạch sẽ, do căng thẳng kéo dài,...
1. Do nội tiết tố thay đổi
Trong suốt thời kỳ sinh sản của mình, người phụ nữ phải trải qua nhiều giai đoạn từ lúc có kinh nguyệt, mang thai, cho con bú, tiền mãn kinh đến mãn kinh. Những sự thay đổi này đi liền với sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể.
- Dậy thì: Khi mới có kinh nguyệt, hầu hết con gái đều có kinh nguyệt không đều vì buồng trứng và các cơ quan sinh dục khác vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Nội tiết tố mới được giải phóng trong cơ thể phải mất một thời gian để ổn định. Thường phải mất 2, 3 năm đầu tiên kinh nguyệt còn chưa đều.
- Cho con bú: Prolactin là hormon chịu trách nhiệm bài tiết sữa mẹ. Prolactin làm ức chế buồng trứng, giảm hàm lượng nội tiết tố nữ estrogen có thể gây vô kinh . Vòng kinh sẽ xuất hiện trở lại muộn hơn và cần một thời gian thì kinh nguyệt mới ổn định như trước.
- Trước thời kỳ tiền mãn kinh: Nồng độ hormon nữ suy giảm do buồng trứng suy giảm hoạt động (rối loạn phóng noãn), gây rối loạn và cơ thể lão hóa nên chu kỳ kinh bị phá vỡ và dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
2. Do tăng hoặc giảm cân
Thay đổi cân nặng đột ngột cũng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt bởi vì những biến động trong cân nặng của phụ nữ có thể tác động lên tuyến yên, từ đó tạo ra sự mất cân bằng hormon, gây rối loạn chu kỳ rụng trứng dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
3. Rối loạn ăn uống
Chế độ ăn uống và dinh dưỡng không hợp lý, sử dụng các chất kích thích( thuốc lá, cafe)... làm thay đổi nồng độ hormon và gây ảnh hưởng xấu đến cơ thể như rối loạn tiêu hóa. Từ đó gây mệt mỏi, mất nước, mạch đập nhanh, hạ huyết áp... làm ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ kinh nguyệt.
4. Tập thể dục quá sức
Tập luyện quá mức làm tiêu hao rất nhiều năng lượng, làm thay đổi hoạt động thông thường của các cơ quan trong cơ thể nên cũng gây rối loạn kinh nguyệt, có thể gây vô kinh thứ phát.
5. Căng thẳng - stress
Căng thẳng, ốm đau nhiều ngày, stress... sẽ làm cho tuyến thượng thận sẽ tiết ra hormon cortisol. Loại hormon này có ảnh hưởng đến quá trình sinh sản các nội tiết tố nữ như estrogen và progesterone. Hai loại hoocmon này có nhiệm vụ điều hòa kinh nguyệt của bạn.
6. Vệ sinh không sạch sẽ
Trong thời gian kinh nguyệt và sau khi quan hệ tình dục, bạn nên vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là vùng kín. Thay băng vệ sinh đều đặn, cách khoảng 3 - 4 tiếng thì nên thay băng vệ sinh một lần để hạn chế được vi khuẩn phát triển, gây viêm nhiễm phụ khoa .
7. Tác dụng phụ của thuốc
- Thuốc tránh thai làm nội tiết tố nữ thay đổi làm rối loạn kinh nguyệt
- Sử dụng thuốc kháng sinh liều cao, dài ngày hoặc các thuốc hormon cũng có thể dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
- Thuốc tránh thai làm nội tiết tố nữ thay đổi làm rối loạn kinh nguyệt
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh do bệnh lý
Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt tiền mãn kinh do bệnh lý. Nếu xuất phát do nguyên nhân này, chị em phụ nữ tuyệt đối không được chủ quan. Nên chủ động đi thăm khám bác sĩ ngay để được điều trị kịp thời, tránh biến chứng gây nguy hiểm cho tính mạng.
- Rối loạn tuyến giáp
Rối loạn tuyến giáp gây ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất trong cơ thể làm thay đổi nội tiết tố và chu kỳ kinh nguyệt, có thể gây vô kinh thứ phát.
- Rối loạn kinh nguyệt do hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS)
Buồng trứng không rụng trứng, làm ảnh hưởng đến lượng progesteron, gây mất cân đối tỉ lệ estrogen-progesteron trong cơ thể, ảnh hưởng đến nội mạc tử cung , gây bong lớp nội mạc tử cung→ rong huyết. Nếu tình trạng này xảy ra, phụ nữ không có chu kỳ kinh thật sự vì quá trình rụng trứng diễn ra không đều.
- Nguyên nhân rối loạn kinh nguyệt do u xơ tử cung
U xơ tử cung là khối u xuất hiện ở tử cung, khối u này thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Ra máu kéo dài trong thời kỳ kinh nguyệt, thể hiện dưới dạng cường kinh, rong kinh. Trong trường hợp nặng, tình trạng ra máu có thể kéo dài chừng 2 tuần.
U xơ hiếm khi ra máu giữa các kỳ kinh, ngoại trừ trong một số trường hợp các u xơ có kích thước rất lớn. U xơ có kích thước lớn cũng có thể gây áp lực và đau ở vùng bụng hoặc vùng bụng dưới. Đôi khi bạn có cảm giác như đang đau bụng kinh nguyệt.
- Polyp cổ tử cung gây rối loạn kinh nguyệt
Rối loạn kinh nguyệt là dấu hiệu khá điển hình của bệnh polyp cổ tử cung. Khi mắc bệnh này, chị em có thể có các dấu hiệu như chu kỳ kinh nguyệt ngắn, kéo dài, kinh nguyệt ra nhiều hoặc quá ít, kinh nguyệt không theo quy luật nào.
- Rối loạn chu kỳ kinh do lạc nội mạc tử cung
Khi bị lạc nội mạc tử cung ngoài dấu hiệu máu kinh ra thất thường, lúc ít lúc nhiều, chị em còn bị đau bụng kinh dữ dội. Theo nghiên cứu có tới 98 % bệnh nhân được chẩn đoán lạc nội mạc có biểu hiện đau bụng kinh.
- Viêm cổ tử cung - nguyên nhân gây rối loạn kinh nguyệt
Ngoài dấu hiệu kinh nguyệt bị rối loạn, khi mắc viêm cổ tử cung chị em sẽ thấy khí hư ra nhiều, đục, có màu xanh có thể lẫn máu, đau rát khi quan hệ tình dục,…
- Rối loạn kinh nguyệt do viêm vòi trứng
Viêm vòi trứng khiến cho chị em không chỉ cảm thấy đau bụng, đau lưng, khí hư ra nhiều màu vàng, sốt, buồn nôn hoặc nôn nhiều, đi tiểu rắt, mà còn gây ra rối loạn kinh nguyệt.
Rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời là Có!
Vâng, rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không? Câu trả lời chắc chắn không thể nào khác chính là Có. Muốn biết những biến chứng nguy hiểm của tình trạng này là gì? Mời mọi người theo dõi ngay nội dung bài viết dưới đây.
- Thiếu máu
Lượng kinh ra nhiều và kéo dài sẽ dẫn đến thiếu máu, chóng mặt, mệt mỏi, da xanh xao, tim loạn nhịp, thở gấp,...trường hợp nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của bạn.
- Nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa
Chu kỳ kinh kéo dài không chỉ gây bất tiện cho sinh hoạt hàng ngày mà còn là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn dễ dàng phát triển gây những bệnh viêm nhiễm “vùng kín” ( viêm âm đạo, u màng trong tử cung, viêm buồng trứng,...)
- Nguy cơ vô sinh
Bạn có thể khó mang thai hơn nếu bạn có chu kỳ bất thường vì thời điểm rụng trứng không thường xuyên, hoặc do viêm nhiễm gây tắc vòi tử cung
- Ảnh hưởng đến sinh hoạt tình dục
Các nghiên cứu khoa học cho thấy quan hệ tình dục vào những ngày “đèn đỏ” có thể làm tăng nguy cơ gây nên các bệnh phụ khoa. Do đó rối loạn kinh nguyệt phần nào đó khiến những cuộc “yêu” của bạn cũng trở nên thất thường hơn.
- Ảnh hưởng đến nhan sắc phụ nữ
Estrogen và Progesteron chính là 2 hocmon đóng vai trò cội nguồn sắc đẹp của phái nữ. Do đó, việc rối loạn các hormone này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nhan sắc, sự tươi trẻ của phái đẹp, làm khí huyết lưu thông kém khiến da kém mịn màng, khiến chị em dễ cáu gắt, nóng tính,...
Không chỉ vậy, rối loạn kinh nguyệt còn khiến nhiều chị em lo lắng, căng thẳng, mất tự tin, khiến chất lượng cuộc sống bị suy giảm đáng kể.
- Bệnh lý nguy hiểm
Một số trường hợp rối loạn kinh nguyệt là biểu hiện những bệnh lý như chửa ngoài tử cung, ung thư niêm mạc tử cung... sẽ rất nguy hiểm nếu bạn đi khám muộn.
Tổng hợp: Tất tần tật các phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt nổi tiếng hiện nay
Tất tần tật các phương pháp điều trị rối loạn kinh nguyệt nổi tiếng hiện nay là những phương pháp nào? Nội dung dưới đây, chúng tôi sẽ liệt kê đầy đủ gửi đến hội chị em phụ nữ những cách chữa kinh nguyệt rối loạn như: chữa tại nhà, chữa bằng thuốc đông y, thuốc nam, thuốc tây y,...
1. Cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ ngay tại nhà
Cách chữa rối loạn kinh nguyệt sau sinh mổ ngay tại nhà như thế nào? Muốn kinh nguyệt của mình được ổn định và điều hòa, chị em phụ nữ cần phải có lối sống, lối sinh hoạt lành mạnh, có chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể:
- Giữ tinh thần thoải mái
Khi cơ thể trong tình trạng căng thẳng, mệt mỏi, stress, mất ngủ,... cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt. Vì vậy giữ cho tinh thần thoải mái, tâm sinh lý ổn định là điều cần thiết và hiệu quả để điều trị rối loạn kinh nguyệt
- Chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng
Rối loạn kinh nguyệt gây thiếu máu, mệt mỏi vì vậy một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là vô cùng cần thiết cho những chị em bị rối loạn kinh nguyệt. Chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh, cân bằng tâm sinh lý, giúp cho chu kỳ kinh nguyệt của chúng ta trở về bình thường.
- Hạn chế sử dụng thuốc tránh thai
Thuốc tránh thai có thành phần chủ yếu là hai loại hoormon sinh dục nữ là estrogen và progesteron. Sử dụng thuốc tránh thai làm thay đổi nồng độ hoormon trong cơ thể mà hoormon sinh dục có ảnh hưởng rất lớn đến chu kỳ kinh nguyệt. Khi hoormon bị mất cân bằng, trứng sẽ không rụng gây chậm kinh hoặc vô kinh.
- Có chế độ nghỉ ngơi hợp lý
Làm việc quá nhiều khiến cơ thể căng thẳng, mệt mỏi,... gây rối loạn kinh nguyệt. Khi thực hiện chế độ nghỉ ngơi hợp lý, cơ thể được điều tiết về trạng thái cân bằng, sinh lý cơ thể sẽ trở về bình thường do đó điều trị rối loạn kinh nguyệt có hiệu quả.
Các biện pháp này thực hiện rất đơn giản, chúng không chỉ điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt mà còn giúp cho cơ thể khỏe mạnh. Khi thực hiện các biện pháp này thời gian dài mà vẫn không có hiệu quả các chị em cần đến các cơ sở khám phụ khoa uy tín để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tư vấn.
2. Bị rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì tốt nhất?
Bị rối loạn kinh nguyệt nên uống thuốc gì tốt nhất và đạt hiệu quả nhất? Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại thuốc được quảng cáo là có khả năng giúp điều hòa kinh nguyệt ổn định. Từng loại thuốc lại tác động khác nhau nên cơ quan sinh sản của phái đẹp. Chính vì thế, chị em phụ nữ nên cân nhắc trước khi sử dụng.
Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao – Uống thuốc đông y
Bị rối loạn kinh nguyệt phải làm sao? Câu trả lời chính là sử dụng thuốc Đông y sẽ giúp mang lại hiệu quả cao nhất. Thuốc Đông y có tác dụng bổ huyết, thanh nhiệt, điều hòa khí huyết, bổ khí,…
Bài thuốc 1. Gừng tươi
Gừng tươi là một vị thuốc quý lại vô cùng phổ biến trong dân gian, gừng mang tính nóng giúp làm ấm cơ thể nên tốt cho sức khỏe.
Gừng tươi 15 g, ngải cứu 10 g, quế chi 10 g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả những vị thuốc trên vào sắc khoảng 30 phút, sau đó bỏ bã và chắt lấy nước dùng uống mỗi ngày.
Tác dụng của bài thuốc chữa rối loạn kinh nguyệt từ gừng: Ôn kinh, tán hàn; thích hợp với những người bị ngưng trệ khí huyết do ngấm nước mưa, cảm lạnh.
Có thể sử dụng bài thuốc trong trường hợp kinh đến muộn, sợ lạnh; trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng lạnh và đau, chườm nóng thì thấy dễ chịu; chất huyết loãng, lượng kinh ít, sắc tối.
Bài thuốc 2. Hoàng kỳ
Hoàng kỳ 20 g, kê huyết đằng 12 g, đương quy 15 g, trứng gà 2 quả, đường đỏ vừa đủ. Cho tất cả vào nồi, đổ ngập nước, nấu đến khi trứng chín thì thôi. Bỏ bã thuốc, bóc bỏ vỏ trứng, thêm đường đỏ vào đun sôi nhỏ lửa trong khoảng 10 phút là được. Ăn trứng và uống nước thuốc 2 lần/ngày.
Tác dụng: Bổ khí huyết, điều hòa kinh nguyệt. Bài thuốc này được dùng cho trường hợp cơ thể phát dục chưa đầy đủ, khí huyết yếu. Đây là bài thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt bằng thuốc Đông y rất được ưa chuộng và đã có nhiều kiểm chứng về tác dụng lâm sàng.
Dùng trong trường hợp: Chu kỳ kinh nguyệt thất thường, trong hoặc sau khi hành kinh từ 1 đến 2 ngày thấy bụng đau nhấm nhói, lượng huyết ít, người mệt mỏi, kém ăn, da xanh nhợt, mất ngủ…
Bài thuốc 3. Ích mẫu
Ích mẫu thảo 30 g, hương phụ (hay củ gấu) 20g, trứng gà 2 quả, trần bì (vỏ quít để lâu ngày) 10 g, đường đỏ vừa đủ. Sắc và uống trong ngày.
Tác dụng: Hoạt huyết, thanh can, giải uất; dùng cho trường hợp rối loạn kinh nguyệt do can uất.
Dùng trong trường hợp: Kinh kỳ không có quy luật, dễ cáu giận, trước hoặc trong khi hành kinh thấy bụng trướng đau, và lượng huyết lúc ít lúc nhiều, sắc huyết tối.
Bài thuốc 4. “Bát trân thang”
Bao gồm 8 vị thuốc quý Nhân sâm và thục địa có công dụng ích khí dưỡng huyết; bạch truật, bạch linh bổ trợ cho công dụng bổ tỳ khí và phế khí của nhân sâm, làm tăng thêm nguồn khí huyết cho cơ thể; bạch thược và đương quy giúp dưỡng huyết; cam thảo điều hoà các vị thuốc; xuyên khung hoạt huyết, hành khí.
Các vị thuốc kết hợp chặt chẽ với nhau tạo nên công dụng song bổ khí huyết. Từ đó, giúp bổ máu và làm lưu thông khí huyết, điều trị hiệu quả rối loạn kinh nguyệt cho phụ nữ.
Cũng như nhiều bài thuốc cổ khác, Bát trân thang dần bị quên lãng trong cuộc sống hiện đại, khi con người quá bận rộn. Tuy nhiên, gần đây, người dân đang có xu hướng quay lại với Đông y, việc sắc thuốc cũng đơn giản hơn nhờ các loại nồi chuyên dụng.
Rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai – Uống thuốc nam
Rối loạn kinh nguyệt sau khi ngừng thuốc tránh thai nên uống thuốc gì cho hiệu quả? Câu trả lời chính là uống thuốc nam vừa lành tính, lại bổ máu, an toàn cho thiên chức làm mẹ trong tương lai.
Hiện nay có một số bài thuốc nam được nhiều người truyền tai nhau là có công dụng rất tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt. Chị em có thể cân nhắc sử dụng như: Dùng lá ngải khô sắc uống trước mỗi kỳ kinh.
Dùng thuốc nam có ít tác dụng phụ nên chị em có thể thử. Tốt hơn hết là vẫn nên đến các cơ sở y tế để làm các xét nghiệm cần thiết, sau đó sẽ quyết định nên dùng loại thuốc nào để ổn định chu kỳ kinh nguyệt.
- Ngải cứu
Ngải cứu theo dân gian có rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe con người. Ngải cứu thường được trồng nhiều trong mỗi gia đình, có thể dùng để chế biến các món ăn như canh ngải cứu, trứng hấp ngải cứu, gà hầm ngải cứu,… đều có tác dụng tốt cho sức khỏe.
Theo y học cổ truyền, ngải cứu có tính ấm có tác dụng tăng cường lưu thông máu giúp cho máu trong cơ thể lưu thông dễ dàng, từ đó có thể điều hòa chu kỳ kinh nguyệt, giảm các hiện tượng như đau bụng kinh.
Ngải cứu có thể dùng tươi hoặc phơi khô hay tán nhuyễn đều không làm mất tác dụng của nó. Ngải cứu phơi khô và bảo quản tốt có thể sử dụng trong thời gian dài.
- Diếp cá và ngải cứu
Trong việc điều hòa kinh nguyệt thì hai vị thuốc diếp cá và ngải cứu được sử dụng rất phổ biến. Đây đều là hai cây thuốc rất quen thuộc trong đời sống, có nhiều tác dụng tốt không chỉ trong việc điều hòa kinh nguyệt mà còn có nhiều tác dụng khác.
Trong việc điều hòa kinh nguyệt, bạn có thể sử dụng cây diếp cá và ngải cứu tươi, rửa sạch, sau đó giã nhuyễn, cho nước đun sôi để nguội vào lọc lấy nước cốt. Mỗi ngày nên uống 2 lần và uống liên tục trong 10 ngày trước mỗi kỳ kinh nguyệt, sẽ có tác dụng rất tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt.
- Ích mẫu
Ích mẫu là một vị thuốc hàng đầu trong các bài thuốc chữa kinh nguyệt không đều bằng thuốc nam. Từ lâu ích mẫu đã trở thành một vị thuốc quý trong điều trị các bệnh phụ khoa ở phụ nữ và giúp điều hòa kinh nguyệt rất tốt.
Đây là một trong những vị thuốc không thể thiếu đối với phụ nữ đang trong độ tuổi sinh sản. Bài thuốc với ích mẫu để điều hòa kinh nguyệt như sau: Dùng 20g ích mẫu sắc lấy nước uống. Uống liên tục trong 10 ngày bắt đầu từ ngày thứ 14 sau kỳ kinh.
- Râm bụt
Râm bụt trong đời sống thường được trồng để làm bờ rào trong các gia đình nông thôn bắc bộ trước đây, tác dụng điều hòa kinh nguyệt của nó ít người biết đến. Tuy nhiên nó lại rất tốt trong việc điều hòa kinh nguyệt.
Sử dụng vỏ và thân cây râm bụt đem sắc thành nước uống. Uống mỗi ngày 2 lần và uống liên tục đến khi kinh nguyệt của bạn đều hơn.
Rối loạn kinh nguyệt và rong kinh – Sử dụng thuốc Tây y
Rối loạn kinh nguyệt và rong kinh thì chị em phụ nữ có thể sử dụng thuốc Tây y để mang lại hiệu quả tốt nhất. Nhưng trước hết, bạn hãy đến một địa chỉ y tế nam khoa uy tín để được bác sĩ thăm khám, tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Có như vậy các bác sĩ mới kê được đơn thuốc phù hợp. Dưới đây là một số thuốc phổ biến hay được dùng cho kinh nguyệt không đều ở phụ nữ:
- Thuốc tránh thai hàng ngày
Một trong những ưu điểm lớn nhất của thuốc tránh thai hàng ngày chính là cân bằng nội tiết tố giúp điều hòa kinh nguyệt cho người dùng. Đây cũng là phương pháp hay được chị em áp dụng khi có dấu hiệu rối loạn kinh nguyệt.
Tuy nhiên, hạn chế của thuốc tránh thai hàng ngày chỉ có thể giải quyết được rối loạn kinh nguyệt do nguyên nhân nội tiết tố gây ra. Và để đảm bảo an toàn, chữa bệnh đúng cách và tránh biến chứng thì các bạn vẫn nên đi khám phụ khoa, nhờ sự tư vấn của bác sĩ.
- Thuốc Primolut-Nor
Đây là loại thuốc dùng để điều trị rối loạn kinh nguyệt. Thuốc có dạng viên nén với thành phần Norethisterone acetate 5mg. Khi sử dụng thuốc phải đảm bảo không có thai để tránh nguy hiểm và biến chứng. Đồng thời, những người rối loạn chức năng gan, u gan, tắc mạch do huyết khối hay mắc hội chứng Rotor hay Dubin – Johnson đều không được dùng thuốc Primolut-Nor.
- Thuốc PM H-Regulator
Có tác dụng cân bằng hoocmon, giảm triệu chứng đau bụng, tức ngực trước kỳ kinh, thuốc PM H-Regulator là sản phẩm an toàn và hiệu quả cho phụ nữ đang gặp vấn đề về rối loạn kinh nguyệt và giai đoạn mãn kinh.
Khuyến cáo: Khi sử dụng thuốc Tây điều trị chứng rối loạn kinh nguyệt, bạn cần tuyệt đối tuân thủ chỉ định và khuyến cáo của bác sĩ. Không được tự ý mua thuốc về uống hoặc lạm dụng thuốc. Theo dõi cơ thể, khi thấy có dấu hiệu bất thường cần đến ngay bệnh viện để kiểm tra. Tái khám định kỳ để theo dõi tình trạng bệnh, tránh tái phát.
3. Điều trị rối loạn kinh nguyệt ở đâu Hà Nội tốt và uy tín?
Điều trị rối loạn kinh nguyệt ở đâu Hà Nội tốt và uy tín? Hiện nay, trên địa bàn Hà Nội có rất nhiều phòng khám sản phụ khoa hoạt động và làm việc ngoài giờ hành chính. Trong nội dung bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ gợi ý cho các bạn một địa chỉ khám chữa phụ khoa uy tín, chất lượng nhất với mức chi phí ưu đãi, hợp lý.
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, tọa lạc tại số 193c1 Bà Triệu – Lê Đại Hành – Hai Bà Trưng – Hà Nội là nơi công tác của bác sĩ Kim Vân – Chuyên khoa I Sản phụ khoa. Người có hơn 30 năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh sản phụ khoa.
Mọi thủ tục thăm khám phụ khoa ngoài giờ tại phòng khám rất đơn giản. Chị em phụ nữ sẽ được bác sĩ tư vấn [Tại Đây] và cấp mã số khám ưu tiên, hưởng nhiều ưu đãi trong khám và điều trị bệnh phụ khoa.
Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng được đầu tư trang thiết bị y tế hiện đại. Nhập khẩu mới 100% từ các nước tiên tiến như Anh, Pháp, Mỹ, Đức,…
Cơ sở hạ tầng khang trang, sạch sẽ, đảm bảo vô trùng tuyệt đối. Phương pháp điều trị các bệnh phụ khoa rất đa dạng.
Hơn nữa, mức chi phí khám phụ khoa rất hợp lý. Phù hợp với tất cả mọi người, được công khai rõ ràng theo đúng quy định Sở y tế đề ra.
Phòng khám phụ khoa ngoài giờ – Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, làm việc từ 8h đến 20h tất cả các ngày trong tuần. Bao gồm cả thứ 7, chủ nhật và ngày nghỉ lễ tết.
Qua những thông tin trong bài, chị em phụ nữ đã biết rối loạn kinh nguyệt là gì và mức độ nguy hiểm của nó như thế nào rồi đúng không? Nếu còn điều gì thắc mắc cần được giải đáp từ bác sĩ Kim Vân của Phòng khám Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, các bạn hãy liên hệ theo đường dây nóng 0243.9656.999 hoặc thông qua [Tư Vấn Trực Tuyến].
Các tìm kiếm liên quan đến rối loạn kinh nguyệt:
điều trị rối loạn kinh nguyệt
rối loạn kinh nguyệt có nguy hiểm không
cách chữa rối loạn kinh nguyệt tại nhà
rối loạn kinh nguyệt sau sinh
rối loạn kinh nguyệt uống thuốc gì
thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt
rối loạn kinh nguyệt thể kinh mau
kinh nguyệt không ra được