Đi đại tiện ra máu nhưng không đau cảnh báo 8 bệnh nguy hiểm

Mục lục chính [Ẩn]

    Đi đại tiện ra máu nhưng không đau thường bị bỏ qua vì cho rằng không có vấn đề gì nguy hiểm. Hơn nữa, triệu chứng này xuất hiện ở vùng hậu môn nhạy cảm nên thường bị dấu diếm không được chia sẻ. Tuy nhiên đại tiện ra máu nhưng không đau có thể là triệu chứng nhiều bệnh nguy hiểm nhất là bệnh ung thư ruột kết.

    Đi đại tiện ra máu nhưng không đau nguy cơ mắc bệnh gì?

    Đi đại tiện ra máu nhưng không đau là triệu chứng khá nhiều người gặp phải. Triệu chứng này có thể là dấu hiệu một bệnh nào đó ở hậu môn trực tràng. Tuy nhiên, đa số người bệnh lại chủ quan và cho rằng đây chỉ là triệu chứng bình thường và bỏ qua nó. Một số những căn bệnh dẫn đến tình trạng này có thể kể đến như:

    1. Bệnh trĩ nội

    Bệnh trĩ là căn bệnh khi các tĩnh mạch ở hậu môn và trực tràng dưới bị sưng, giãn quá mức. Bệnh trĩ có thể phát triển ở bên trong trực tràng hoặc ở bên ngoài trực tràng, bệnh cũng có thể xuất hiện dưới da xung quanh hậu môn.  Căn cứ vào vị trí xuất hiện búi trĩ mà xác định các loại bệnh trĩ khác nhau.

    Trong đó những trường hợp bị mắc trĩ nội – các búi trĩ ở bên trong ống hậu môn thường không đau nhưng có thể kèm 1 lượng máu đỏ tươi. Máu có thể xuất hiện lẫn trong phân hoặc sau khi đi đại tiện xong. Ngoài ra người bệnh còn thấy có các triệu chứng sa ra ngoài 1 bên búi trĩ khi đi đại tiện.

    2. Bệnh Polyp đại tràng

    Bệnh này là tình trạng một khối Polyp được hình thành ở trên niêm mạc đại tràng. Thông thường khi mắc bệnh các khối Polyp thường vô hại nhưng có một số trường hợp có thể dẫn đến ung thư ruột kết, nguy cơ tử vong nếu không được điều trị.

    Khi bị Polyp đại tràng sẽ gây nên những triệu chứng như chảy máu trực tràng, phân lẫn máu, thói quen đi đại tiện thay đổi, bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài, khó chịu hoặc đau nhẹ ở bụng.

    3. Viêm đại tràng

    Viêm đại tràng hay còn gọi là tình trạng viêm loét đại tràng khi đường tiêu hóa xuất hiện những vết loét. Khi mắc bệnh có thể ảnh hưởng đến lớp lót bên trong ruột già và trực tràng khiến bạn bị chảy máu đường tiêu hóa.

    Khi mắc bệnh tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng mà có các triệu chứng khác nhau. Người bệnh có thể thấy những triệu chứng như: Tiêu chảy kèm máu hoặc mủ trong phân, đầy bụng, khó tiêu, chảy máu trực tràng dẫn đến việc xuất hiện một lượng máu nhỏ trong phân, buồn đi đại tiện một cách khẩn cấp, gặp khó khăn khi đi đại tiện, giảm cân không rõ lý do…

    Đa số người bệnh thường thấy có triệu chứng từ nhẹ đến trung bình. Khi bị bệnh nặng có thể làm suy nhược thậm chí biến chứng đe dọa đến tính mạng. Vì vậy hãy thăm khám bác sĩ để sớm điều trị khỏi triệu chứng bệnh.

    4. Viêm ruột

    Là tình trạng chung chỉ những bệnh liên quan đến ruột ở nam định. Khi bị viêm ruột có thể ảnh hưởng đến đại tràng và gây chảy máu, đi đại tiện ra máu. Người bệnh có thể thấy các triệu chứng như: muốn đi đại tiện liên tục, chảy máu ở trực tràng, đi ngoài lẫn chất nhầy và lẫn máu, căng cứng ở trực tràng, tiêu chảy…

    5. Bệnh Crohn

    Đây là dạng bệnh gây tổn thương ruột, viêm đường tiêu hóa nên dẫn đến đau bụng và tiêu chảy. Khi bệnh lan rộng đến các mô ruột có thể gây suy nhược cơ thể, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng.

    Các triệu chứng kèm theo của bệnh có thể kể đến như: tiêu chảy, sốt, mệt mỏi, đi ngoài ra máu tươi nhưng không đau, không thèm ăn hoặc ăn không ngon miệng…

    6. Viêm dạ dày

    Là tình trạng viêm nhiễm ở niêm mạc dạ dày. Thường nguyên nhân phổ biến là di nhiễm trùng, sử dụng thuốc trong thời gian dài hoặc chế độ dinh dưỡng không phù hợp. Bệnh có thể xuất hiện dưới dạng viêm dạ dày cấp tính hoặc mãn tính. Trong một số trường hợp có thể gây loét và tăng nguy cơ ung thư dạ dày.

    Các triệu chứng kèm theo của bệnh có thể kể đến như: đầy hơi hoặc bị chướng bụng, khó tiểu, đau bụng trên, đau nhiều hơn khi ăn, buồn nôn hoặc nôn. Thường đại tiện ra máu nhưng không đau sẽ ở những bệnh nặng.

    7. Thiếu máu cục bộ

    Thường tình trạng thiếu máu cục bộ xuất hiện là do lưu lượng máu đến ruột bị suy giảm. Nguyên nhân chủ yếu là do mạch máu bị chặn hoặc bị tắc nghẽn. Bệnh có thể ở ruột già, ruột non hoặc cả 2 bộ phận này.

    Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như: đi đại tiện khó khăn, đi ngoài ra máu nhưng không đau, nhu cầu đi đại tiện tăng cao, tăng nhu động ruột… Tình trạng này có thể nghiêm trọng hơn và ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa thậm chí hỏng mô ruột và dẫn đến tử vong.

    8. Ung thư ruột kết

    Ung thư ruột kết là tình trạng ung thư bắt đầu từ ruột già với những khối tế bào nhỏ, lành tình. Theo thời gian chúng có thể trở thành ung thư ruột kết. Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi và gây ảnh hưởng nhiều nhất với người cao tuổi.

    Khi mắc bệnh sẽ thấy thói quen đi đại tiện bị thay đổi, thường bị táo bón, tiêu chảy, chảy máu ở trực tràng, đi đại tiện ra máu tươi, khó chịu ở bụng, mệt mỏi, giảm cân không rõ lý do…

    Khi bị ung thư ruột kết có thể chữa trị bằng nhiều phương pháp khác nhau nhưng phổ biến nhất là phẫu thuật, xạ trị dùng thuốc để tăng miễn dịch. Bên cạnh đó cần được khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ.

    ==> Xem Thêm : Đau buốt vùng hậu môn là bệnh gì ? Có nguy hiểm không [ Giải Đáp ]

    Cách khắc phục triệu chứng đi đại tiện ra máu nhưng không đau

    Đi đại tiện ra máu nhưng không đau là triệu chứng bất thường chính vì vậy khi thấy triệu chứng này bạn cần thăm khám bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt. Các bác sĩ sẽ thăm khám và xác định các triệu chứng kèm theo mỗi lần đi đại tiện ra máu. Sau đó sẽ tiến hành kiểm tra chuyên sâu có thể tiến hành nội soi để thăm khám.

    Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đại tiện ra máu mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả. Bạn có thể sẽ phải dùng thuốc để điều trị hoặc phải dùng các thủ thuật để loại bỏ bướu thịt thừa trong trường hợp bị viêm ruột, trĩ, ung thư…

    Ngoài ra để việc điều trị đạt hiệu quả cao người bệnh cần lưu ý:

    • Xây dựng một chế độ ăn uống giàu chất xơ có thể cải thiện tình trạng chảy máu trực tràng hiệu quả. Bạn có thể ăn các loại đậu, táo, lê, việt quất…
    • Nên uống nhiều nước để ngăn chặn tình trạng mất nước và phân dễ đi qua trực tràng hơn.
    • Bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm triệu chứng nhưng cần theo đơn của bác sĩ để tránh tác dụng phụ

    ==> Xem Thêm : [ Giải Đáp ] Ngứa hậu môn là bệnh gì ? Nguy hiểm như thế nào

    Mặc dù đi đại tiện ra máu nhưng không đau không phải trường hợp nào cũng là dấu hiệu của ung thư ruột kết. Mỗi người sẽ có những nguyên nhân gây bệnh khác nhau theo những căn bệnh phổ biến nêu trên hoặc những căn bệnh khác. Vì vậy hãy đến bệnh viện để kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status