Đau buốt vùng hậu môn là bệnh gì ? Có nguy hiểm không [ Giải Đáp ]
Đau buốt vùng hậu môn khiến người bệnh khó chịu, đau đớn ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng đau hậu môn chủ yếu liên quan đến các vấn đề sức khỏe ở hậu môn – trực tràng. Có những nguyên nhân không đáng lo nhưng cũng có những nguyên nhân ảnh hưởng đến sức khỏe sau này. Cùng tìm hiểu nguyên nhân để có biện pháp khắc phục phù hợp.
Nguyên nhân gây đau buốt vùng hậu môn
Hậu môn là bộ phận quan trọng giúp đào thải các chất cặn bã trong cơ thể. Rất khó để xác định nguyên nhân gây đau buốt vùng hậu môn. Hơn nữa, có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Theo các bác sĩ, chuyên gia những nguyên nhân chủ yếu khiến bạn bị đau hậu môn có thể kể đến như:
1. Bệnh trĩ ngoại
Bệnh trĩ ngoại là một trong những loại bệnh trĩ cũng thường gặp phải và gây nên tình trạng đau nhức hậu môn. Trĩ ngoại khiến các mạch máu ở niêm mạc hậu môn bị sưng lên, tình trạng bệnh trĩ ngoại khi ở giai đoạn nặng sẽ gây cảm giác đau nhức thường xuyên và liên tục.
Ngoài ra người bệnh còn thấy có các triệu chứng khác kèm theo như: táo bón, thấy có cục thịt lòi ra ở hậu môn, chảy máu khi ngồi xuống, đau nhức nhiều hơn khi đi đại tiện.
2. Áp xe hậu môn
Bệnh này là một trong những tình trạng nhiễm trùng khiến các tuyến hậu môn bị tắc. Nếu để lâu các chất thải cùng với vi khuẩn bị tích tụ và tạo thành mủ. Đây là một trong những bệnh nguy hiểm, nếu nặng sẽ cần phải mổ hút mủ ở hậu môn.
Các triệu chứng kèm theo của bệnh thường là hậu môn bị sưng nhất là ở xung quanh khu vực này, sốt nhẹ, đau nhức ở hậu môn nhất là khi ngồi cọ xát vào ổ áp xe, sốt nhẹ…
3. Viêm hậu môn
Viêm hậu môn cũng là một dạng viêm nhiễm ở niêm mạc hậu môn. Đây cũng là căn bệnh phổ biến nhưng lại thường bị chẩn đoán nhầm là bệnh trĩ. Bệnh thường có liên quan khi ăn nhiều đồ ăn có chứa axit, bị tiêu chảy mãn tính hoặc rặn mạnh mỗi lần đi đại tiện.
Khi bị viêm hậu môn, người bệnh thường thấy có các triệu chứng khác kèm theo như: đau ở hậu môn, chảy máu ở hậu môn…
4. Nứt kẽ hậu môn
Nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn là do bị bệnh táo bón. Khi bị táo bón phân khô và quá cứng sẽ dẫn đến vùng hậu môn bị căng giãn quá mức. Đa số người bệnh bị táo bón giãn đến nứt kẽ sẽ tự khỏi, tuy nhiên nếu tình trạng nặng có thể phải điều trị càng sớm càng tốt.
Nứt kẽ hậu môn sẽ có các triệu chứng kèm theo như: đau rát hậu môn nhất là khi đi đại tiện, chảy máu ở hậu môn, đau rát hậu môn…
5. Ung thư hậu môn
Ung thư hậu môn thường gặp nhiều hơn ở nam giới trên 60 tuổi. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ung thư hậu môn trong đó phổ biến nhất là do quan hệ qua đường hậu môn khiến virus HPV tấn công và gây bệnh.
Các triệu chứng ung thư hậu môn có thể kể đến như: đau buốt vùng hậu môn, hậu môn bị sưng nề và chảy dịch, sờ thấy có khối u ở hậu môn…
Ngoài những căn bệnh phổ biến trên tình trạng đau nhức hậu môn còn là dấu hiệu của bệnh viêm đại tràng, viêm niêm mạc trực tràng, loét trực tràng, bệnh Crohn, tụ máu quanh hậu môn, ung thư hậu môn… Cách tốt nhất để chẩn đoán bệnh là thăm khám các bác sĩ chuyên khoa càng sớm càng tốt.
Đau buốt vùng hậu môn khi nào cần thăm khám bác sĩ?
Triệu chứng đau buốt vùng hậu môn có những nguyên nhân là bệnh lý nguy hiểm nhưng cũng có những nguyên nhân chỉ là do yếu tố sinh lý bình thường. Nếu thấy có những triệu chứng dưới đây thì hãy đến khám bác sĩ ngay.
- Hậu môn – trực tràng có dấu hiệu bị chảy máu liên tục trong thời gian dài
- Người bệnh thấy ớn lạnh, mệt mỏi, sốt hoặc chóng mặt thậm chí ngất xỉu
- Hậu môn bị tiết dịch nhầy, chảy mủ có mùi hôi hoặc không có mùi hôi
- Cơ thể có triệu chứng bị mất nước
- Thay đổi thói quen đi đại tiện
- Hậu môn có cục thịt thừa kèm theo triệu chứng sưng nề
Bất kỳ những triệu chứng bất thường nào bạn cũng cần được thăm khám và điều trị sớm. Khám sớm sẽ giúp việc điều trị dễ dàng và đơn giản hơn.
==> Xem Thêm : [ Giải Đáp ] Ngứa hậu môn là bệnh gì ? Nguy hiểm như thế nào
Cách xử lý đau buốt vùng hậu môn
Đau buốt vùng hậu môn gây nên nhiều phiền toái ảnh hưởng đến cuộc sóng và sinh hoạt hàng ngày. Hơn nữa, triệu chứng này còn cảnh báo nhiều căn bệnh nguy hiểm ở hậu môn cần được thăm khám và điều trị. Người bệnh cũng có thể khắc phục tạm thời các triệu chứng bệnh bằng cách:
- Ngâm hậu môn trong nước ấm có 1 chút muối sát trùng. Mỗi ngày nên ngâm từ 2 đến 3 lần, mỗi lần duy trì ngâm khoảng 15 đến 20 phút.
- Chườm đá ở hậu môn để hạn chế những cơn đau buốt mỗi ngày 3 đến 4 lần, mỗi lần 20 phút. Bạn cần bọc đá vào túi vải để tránh làm bỏng lớp da ở hậu môn.
- Có thể sử dụng những loại kem để bôi hậu môn mà không cần kê đơn như: Lidocaine hoặc Cortisone. Những loại kem này có tác dụng giảm đau, đẩy nhanh quá trình chữa lành da, nhưng cần dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
- Bạn cũng có thể dùng những loại thuốc giảm đau mà không cần kê đơn như: Ibuprofen hoặc Acetaminophen
Bên cạnh đó để giúp việc điều trị đạt hiệu quả cao người bệnh cần chú ý bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể mỗi ngày, thường xuyên tập thể dục nhẹ nhàng, không nên ngồi quá lâu 1 tư thế, tránh căng thẳng mỗi lần đi đại tiện, ngồi đại tiện quá lâu, nên mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, nên bổ sung những loại thực phẩm giàu chất xơ, hạn chế chất kích thích và đồ nhiều dầu mỡ…
==> Xem Thêm : Đại tiện ra máu tươi nhỏ giọt cảnh báo 7 bệnh nguy hiểm
Đau buốt hậu môn là triệu chứng bất thường ở hậu môn – trực tràng, rất khó khắc phục nếu tự ý chữa trị tại nhà. Do đó, nếu người bệnh thấy triệu chứng kéo dài hoặc kèm theo những triệu chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cuộc sống thì hãy đi thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được điều trị hiệu quả.