[ GIẢI ĐÁP ] Cục u gần hậu môn là dấu hiệu bệnh gì ? Nguyên nhân do đâu ?

Mục lục chính [Ẩn]

    Cục u gần hậu môn xuất hiện có thể gây đau hoặc không nhưng đều khiến người bệnh cảm thấy lo lắng. Nếu khối u phát triển lớn còn khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng lớn đến sinh hoạt hàng ngày. Tình trạng xuất hiện các khối u cạnh hậu môn là dấu hiệu bất thường cần được thăm khám và điều trị vì có khả năng là ung thư hậu môn. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tình trạng này qua bài viết dưới đây.

    10 nguyên nhân khi có cục u gần hậu môn thường gặp

    Sự xuất hiện của cục u gần hậu môn khiến nhiều người lo lắng không biết đây là dấu hiệu của bệnh gì? Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa khoa Cộng Đồng thì có khối u ở gần hậu môn là tình trạng nguy hiểm cảnh báo nhiều dấu hiệu bệnh lý khác nhau không thể xem thường. Đó có thể là dấu hiệu vùng xương chậu dưới hoặc vùng da ở hậu môn. Ngoài ra dấu hiệu này còn do một số bệnh lý ở hậu môn như:

    • Bệnh trĩ: Trĩ là một trong những bệnh phổ biến và tương đối nhạy cảm nên nhiều người xấu hổ khi mắc phải. Khi bị bệnh trĩ nhất là trĩ nội giai đoạn nặng hoặc trĩ ngoại thì người bệnh sẽ thấy có những cục u ở hậu môn. Những cục u này thực chất là do sự gia tăng quá mức ở hậu môn gây nên.
    • Bệnh sa trực tràng: Sa trực tràng là tình trạng toàn bộ trực tràng hoặc 1 phần trực tràng bị lộn lại và lộ ra ngoài lỗ hậu môn. Khi bị bệnh sa trực tràng người bệnh sẽ thấy táo bón kéo dài, vùng hậu môn có cục thịt nhỏ, chảy máu trực tràng mỗi lần đi đại tiện, tiêu chảy, hậu môn tiết ra dịch nhầy.
    • Ung thư hậu môn trực tràng: Đây là căn bệnh nguy hiểm nhưng lại chiếm tỉ lệ người mắc khá nhiều. Người bệnh sẽ thấy có các cục u gần hậu môn cứng, chúng có xu hướng di căn nếu không được thăm khám và điều trị.
    • Áp xe hậu môn: nổi cục u gần hậu môn không loại trừ nguyên nhân bạn bị áp xe hậu môn. Nguyên nhân gây áp xe hậu môn là do nhiễm trùng các tuyến bã nhỏ trong hậu môn. Người bệnh sẽ thấy có triệu chứng kèm theo như sưng đau, nhức, cơ thể mệt mỏi, suy nhược.
    • U nang dạng bì: Đây là dạng u nang khá hiếm khi xảy ra, đây là căn bệnh thường lành tính. Tuy nhiên các khối u này cũng có thể chuyển biến thành ác tính. Khối u hậu môn này thường xuất hiện ở phần rìa đáy chậu và ở giữa hậu hôn.
    • U mỡ: Cục u gần hậu môn cũng có thể là do những khối u mỡ lành tính (Lipoma). Các khối u này có thể xuất hiện ở bất cứ vùng nào trên da, chúng cứng, sưng phồng, hơi mềm, không đau, không gây khó chịu.
    • U nang ống hậu môn: Khi thấy có khối u gần hậu môn cũng có thể là u nang ống hậu môn do các tuyến hậu môn bị tắc nghẽn do bã nhờn, tế bào da, phân. Các khối u cứng này có thể phát triển thành áp xe nếu người bệnh bị nhiễm trùng.
    • Ung thư biểu mô tuyến: Là tình trạng xuất hiện các khối u hình thành ở thai nhi. Khối u này thường xuất hiện dưới dạng cụ u sưng ở cuối xương sống. Đa số người bệnh mắc ung thư biểu mô đều lành tính nhưng cũng có 1 số trường hợp ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.
    • U nang bã nhờn: Cục u gần hậu môn cũng có thể là dấu hiệu của bệnh u nang bã nhờn. Đây là những tế bào da không điều tiết được ra bên ngoài mà kẹt sâu trong các nang lông và dẫn đến các khối u nang đau đớn. U gần hậu môn do u nang bã nhờn thường không nguy hiểm nhưng cũng vẫn cần được theo dõi và kiểm soát.
    • Chấn thương tầng sinh môn: Khi bị chấn thương tầng sinh môn người bệnh sẽ thấy bị nổi u gần hậu môn. Tình trạng này thường gặp ở những người đi xe đạp, người bị táo bón lâu ngày, có tiền sử phẫu thuật ở vùng chậu hoặc đáy vùng chậu.

    Cục u gần hậu môn có thể do nguyên nhân bệnh lý nguy hiểm không. Thế nhưng, để đảm bảo an toàn cho bản thân bạn vẫn nên đi khám và tư vấn bác sĩ để khắc phục.

    Cục u gần hậu môn khi nào cần khám các bác sĩ

    Cục u gần hậu môn có thể là do nhiều nguyên nhân khác nhau, đó có thể là nguyên nhân nguy hiểm hoặc không. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn bạn vẫn nên đi khám các bác sĩ chuyên khoa.

    Thông qua triệu chứng, hình dạng cục cứng ở hậu môn mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp. Nếu thấy gần hậu môn có cục cứng kèm theo những triệu chứng dưới đây bạn nên sớm thăm khám bác sĩ ngay.

    • Có khối u ở gần hậu môn kèm theo triệu chứng viêm nhiễm, chảy mủ, chảy máu
    • Hậu môn ngứa ngáy, khó chịu,
    • Đau nhức hậu môn kéo dài nhất là mỗi lần đi đại tiện
    • Đi đại tiện khó, bị tiêu chảy hoặc táo bón kéo dài
    • Có thể sờ được cục cứng gần hậu môn, kích thước khối hậu môn to, phát triển nhanh
    • Cơ thể kèm theo sốt, chán ăn, mệt mỏi
    • Nổi hạch ở vùng bẹn hoặc vùng háng

    Các dấu hiệu cục u gần hậu môn thường tương đối dễ nhận biết. Thậm chí người bệnh có thể sờ và cảm nhận được. Nếu trong trường hợp bạn nghi ngờ có nguy cơ hoặc có cục cứng ở gần hậu môn có thể nhờ đến sự hỗ trợ của các bác sĩ.

    Có cục u gần hậu môn nên làm gì để chữa trị

    Lời khuyên của các chuyên gia hậu môn trực tràng khi thấy có cục u gần hậu môn bạn cần đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân. Tùy từng nguyên nhân nổi u gần hậu môn mà các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

    Đa số những trường hợp này, bác sĩ có thể sẽ tiến hành phẫu thuật rạch hậu môn để cắt bỏ hoặc dẫn lưu mủ ra bên ngoài. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần được dùng thuốc để hỗ trợ giảm viêm nhiễm.

    Người bệnh không nên tự ý chữa trị hoặc mua thuốc về nhà điều trị sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt không được nặn các cục u này dễ gây nguy cơ bị nhiễm trùng.

    • Nếu trong tình trạng đau nhức, người bệnh có thể làm triệu chứng bằng cách:
    • Chườm xung quanh hậu môn bằng nước ấm hoặc đá viên có bọc khăn để làm giảm sưng hiệu quả. Thậm chí người bệnh cũng có thể ngồi ngâm hậu môn trong nước ấm để giảm đau.
    • Có thể sử dụng các loại thuốc, kem không cần kê đơn theo hướng dẫn của dược sĩ để hạn chế nguy cơ bị nhiễm trùng.
    • Tham khảo các bác sĩ sử dụng các loại tinh dầu để giảm đau, giảm ngứa và sát trùng hiệu quả
    • Nếu nổi cục ở hậu môn kèm triệu chứng ngứa ngáy bạn không nên gãi hoặc cọ xát sẽ làm vùng viêm nhiễm lan rộng

    Bị sưng cục u ở gần hậu môn là tình trạng cảnh báo nhiều nguyên nhân khác nhau. Bất kỳ những dấu hiệu bất thường do cục u này gây nên cũng cần được theo dõi chặt chẽ, kiểm tra kỹ càng để tránh biến chứng nguy hiểm. Hãy chủ động tham khảo, tư vấn các bác sĩ nếu có thắc mắc hoặc có những câu hỏi liên quan.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status