Cách chữa chảy máu ở hậu môn hiệu quả không ngờ tới

Mục lục chính [Ẩn]

    Cách chữa chảy máu ở hậu môn trước hết người bệnh cần xác định nguyên nhân gây nên tình trạng này. Không phải tự nhiên lại xuất hiện tình trạng chảy máu ở hậu môn, đó có thể là do các bệnh ở hậu môn – trực tràng, dạ dày thậm chí là ung thư đại tràng. Tùy từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả và phù hợp.

    Nguyên nhân gây chảy máu hậu môn

    Chảy máu ở hậu môn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Để có cách chữa chảy máu hậu môn hiệu quả bạn nên thăm khám bác sĩ để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau khi xác định được nguyên nhân việc chữa trị như thế nào cũng sẽ được các bác sĩ chỉ định phương pháp phù hợp.

    1. Bệnh trĩ

    Nguyên nhân là do những áp lực ở tĩnh mạch hậu môn trực tràng bị gia tăng và sưng lên khi người bệnh ngồi lâu, táo bón lâu ngày. Khi búi trĩ to lên người bệnh có thể sờ được bằng ngón tay, ngoài ra còn kèm theo hiện tượng đại tiện ra máu, hậu môn có dịch nhầy, máu có màu đỏ tươi, thậm chí không đi đại tiện cũng chảy máu, ngứa ngáy, đau tức ở hậu môn…

    2. Loét trực tràng

    Đây là bệnh lý thường ít gặp nhưng nếu bị đi táo bón lâu ngày hoặc chấn thương vùng trực tràng hậu môn dài ngày thì cũng có thể gặp phải. Những tổn thương này là điều kiện để cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập gây bệnh. Tình trạng loét nặng có thể gây chảy máu. Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như: đau trực tràng, cảm giác căng đầy gần trực tràng, luôn muốn rặn mạnh.

    3. Viêm trực tràng

    Là tình trạng trực tràng bị viêm nhiễm, người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng khác nhau như: đau đớn, chảy máu mỗi lần đi đại tiện, buồn đi đại tiện thường xuyên, trong máu có lẫn chất nhầy, đau bụng, chảy máu liên tục có màu đỏ tươi…

    4. Polyp đại tràng

    Các polyp đại tràng đa phần đều lành tính nhưng có thể gây chảy máu bất cứ lúc nào. Khi bị bệnh polyp đại tràng bạn sẽ thấy máu có màu đỏ sẫm, đỏ tươi hoặc có màu nâu. Một số trường hợp bị polyp đại tràng có thể biến chứng ung thư đại tràng, người bệnh sẽ thấy có triệu chứng thiếu máu, đau, buồn nôn.

    5. Nứt kẽ hậu môn

    Nứt kẽ hậu môn có thể khiến bạn bị chảy máu ở hậu môn kể cả lúc không đi đại tiện. Thường nứt kẽ hậy môn là do người bệnh có tiền sử liên quan đến các bệnh ở hậu môn hoặc trực tràng. Người bệnh sẽ thấy có triệu chứng như: đau, ngứa, đi đại tiện bị sót phân…

    6. Ung thư đại tràng

    Chảy máu ở hậu môn có thể do tình trạng ung thư đại tràng gây nên. Ung thư đại tràng phát triển chậm nhưng lại là căn bệnh phổ biến. Nếu phát hiện sớm có thể điều trị thành công. Bạn có thể thấy các triệu chứng như: cơ thể bị suy nhược, giảm cân, thiếu máu, cơ thể không dung nạp được thức ăn…

    Cách chữa chảy máu ở hậu môn theo từng nguyên nhân

    Chảy máu ở hậu môn do nhiều nguyên nhân, chính bởi vậy mà người bệnh cần xác định nguyên nhân gây nên triệu chứng này. Người bệnh có thể xác định nguyên nhân gây bệnh dựa vào những triệu chứng kèm theo hoặc thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác.

    • Bệnh trĩ: Nếu bệnh nhẹ có thể dùng các phương pháp nội khoa như dùng thuốc, áp dụng các bài thuốc dân gian hoặc chăm sóc vệ sinh tại nhà. Tuy nhiên nếu bệnh trĩ nặng, có kèm theo các biến chứng thì có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Hiện nay có rấy nhiều các phương pháp phẫu thuật bệnh trĩ nhưng hiệu quả nhất là cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II
    • Loét trực tràng: Có thể dùng những loại thuốc đặc trị theo chỉ dẫn của bác sĩ, nếu chảy máu nặng thì có thể sẽ phải truyền máu kết hợp tiêm thuốc. Bên cạnh đó người bệnh cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng khoa học tránh ảnh hưởng đế quá trình điều trị.
    • Viêm trực tràng: Nếu bệnh nhẹ thì có thể dùng 1 số loại thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ nhưng nếu bệnh nặng có thể sẽ phải chỉ định phẫu thuật.
    • Polyp đại tràng: Hầu hết các polyp có thể được loại bỏ bằng cách sinh thiết hoặc bằng một vòng thắt cắt polyp. Nếu các polyp có dấu hiệu ung thư thì sẽ điều trị bằng phác đồ riêng như: xạ trị, hóa trị…
    • Nứt kẽ hậu môn: Đa số trường hợp bị nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên nếu bệnh nặng sau 3 tuần không khỏi thì cần tiến hành điều trị. Bác sĩ có thể kê cho người bệnh dùng một số loại thuốc kháng viêm, thuốc bôi.
    • Ung thư đại tràng: Tùy tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp. Bạn có thể sẽ phải phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch tự thân.

    ==> Xem Thêm : Đi đại tiện đau rát hậu môn là bị bệnh gì ? Cách khắc phục hiệu quả

    Cách chữa chảy máu ở hậu môn tại nhà

    Chảy máu ở hậu môn cho dù là nguyên nhân nào gây nên cũng có thể để lại những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe thậm chí là tính mạng. Ngoài việc điều trị theo sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, người bệnh cũng có thể áp dụng một số cách chữa chảy máu hậu môn tại nhà theo các cách sau.

    • Ăn nhiều chất xơ: Phương pháp này hiệu quả với những trường hợp bị chảy máu hậu môn do bệnh trĩ, táo bón, nứt kẽ hậu môn. Bạn nên bổ sung thực đơn cho các bữa ăn nhiều rau quả, tránh sử dụng quá nhiều những đồ cay nóng, uống nhiều nước.
    • Không ngồi hoặc đứng ở một vị trí quá lâu: Ngồi hoặc đứng ở một chỗ quá lâu có thể gây áp lực lên hậu môn và trực tràng. Điều này có thể làm nặng thêm bệnh trĩ và dẫn đến xuất huyết.
    • Nên mặc đồ lót làm bằng chất liệu cotton để tránh ra mồ hôi và hạn chế nhiễm khuẩn. Đồ lót bằng chất liệu cotton cho phép vùng hậu môn sinh dục thông khí giúp ngăn ngừa mồ hôi và hạn chế sự phát triển của vi khuẩn.    
    • Nên sử dụng những loại giấy vệ sinh mềm mại, tránh thô rát, tránh làm tổn thương vùng hậu môn.
    • Massage bụng ở   quanh rốn dọc theo khung đại tràng theo vòng tròn từ trái sang phải. Thực hiện 3 – 4 lần/ngày, mỗi lần 100 vòng vào buổi sáng khi mới ngủ dậy và giữa hai bữa ăn để kích thích nhu động ruột co bóp.
    • Áp dụng một số bài thuốc dân gian để chữa trĩ, táo bón, nứt kẽ hậu môn: dùng rau diếp cá, hoa thiên lý, rau sam…

    ==> Xem Thêm : Đi vệ sinh nặng bị đau hậu môn với 5 cách hiệu quả [ Tiết lộ ]

    Cách chữa chảy máu ở hậu môn hiệu quả nhất vẫn là thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị. Khi thấy chảy máu ở hậu môn hãy đi thăm khám bác sĩ ngay, không nên tự ý chữa trị tại nhà. Hy vọng bạn sẽ sớm khắc phục được tình trạng chảy máu ở hậu môn.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status