[ Tổng hợp ] Bệnh áp xe hậu môn là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng nhận biết

Mục lục chính [Ẩn]

    Áp xe hậu môn có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi, đa phần những người mắc bệnh là do sự nhiễm trùng từ những tuyến hậu môn nhỏ. Bệnh nếu không sớm được điều trị có thể khiến người bệnh bị rò hậu môn thậm chí hoại tử hậu môn. Cùng tìm hiểu những thông tin về bệnh áp xe cạnh hậu môn trong bài viết dưới đây.

    Tìm hiểu: Áp xe hậu môn là bệnh gì ?

    Áp xe hậu môn được hiểu đơn giản là tình trạng mưng mủ ở gần hoặc xung quanh hậu môn. Khi mắc bệnh, đa phần người bệnh thường thấy có vết sưng nhỏ hoặc nốt mụn nhọt, có mủ trắng ở gần hậu môn. Thời gian đầu người bệnh thấy có nốt màu đỏ, khi chạm thấy nóng ấm.

    Bệnh áp xe cạnh hậu môn có thể gặp ở bất kỳ lứa tuổi nào kể cả người già và trẻ nhỏ. Theo thống kê có khoảng 50% người bệnh có thể biến chứng thành rò hậu môn. Tình trạng các lỗ rò sẽ có 1 ống dẫn nhỏ từ áp xe tới da. Nếu không sớm chữa trị các lỗ rò có thể gây chảy nước, chảy dịch kèm máu trong thời gian dài.

    Không những vậy, các lỗ rò kể cả khi đã lành lại cũng có thể bị tái phát vì vi khuẩn không được tiêu diệt triệt để.

    Loại bệnh áp xe hậu môn thường gặp nhất hiện nay là áp xe quanh hậu môn. Các nốt mủ ở khoang hoặc lỗ nhỏ trong trực tràng bị nhiễm trùng. Áp xe hậu môn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường là do vi khuẩn Gram (-) gây nên có nguy cơ biến chứng viêm mủ da cạnh hậu môn, áp – xe nang lông, tuyến bã cạnh hậu môn.

    Nguyên nhân gây áp xe hậu môn là do đâu?

    Nguyên nhân gây áp xe hậu môn chủ yếu là do nhiễm trùng lỗ rò hậu môn, tuyến hậu môn có nguy cơ bị tắc và do mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Một số các nguyên nhân và nguy cơ gây bệnh áp xe ở hậu môn.

    • Bị nhiễm trùng hậu môn do các vết nứt hậu môn hoặc do xuất hiện vết rách trong ống hậu môn không sớm chữa trị gây nên tình trạng nhiễm trùng.
    • Bị mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, nhất là người bệnh quan hệ không an toàn qua đường hậu môn
    • Các tuyến nhỏ ở hậu môn bị chặn và gây nên áp xe hậu môn
    • Bị mắc các bệnh viêm ruột gây biến chứng

    Những yếu tố, nguy cơ gây bệnh áp xe gần hậu môn dễ mắc

    • Do mắc các bệnh Crohn, viêm đại tràng tấn công vào các mô khỏe mạnh ở hậu môn
    • Những bệnh nhân có hệ thống miễn dịch yếu, đã và đang bị HIV/AIDS
    • Những người thường xuyên sử dụng các loại thuốc như Prednisone hoặc các loại Steroid khác.
    • Người bệnh điều trị bệnh ung thư
    • Những người có tiền sử mắc các bệnh táo bón, tiêu chảy, tiểu đường.
    • Những người bị mắc các bệnh viêm túi thừa, viêm vùng chậu, viêm đại tràng.

    Với những trường hợp trẻ nhỏ thường là do có tiền sử bị nứt hậu môn làm gia tăng nguy cơ biến chứng áp xe hậu môn. Chính vì vậy, cha mẹ khi thấy con mình bị nứt hậu môn thì cần thăm khám và điều trị hợp lý.

    Các biểu hiện, triệu chứng bệnh áp xe hậu môn

    Khi bị mắc bệnh áp xe hậu môn đa phần người bệnh đều thấy có triệu chứng bị đau nhức ở hậu môn. Tình trạng đau này sẽ gia tăng nhiều hơn khi người bệnh ngồi xuống hoặc vô tình chạm vào. Bạn có thể nhận biết bệnh qua một số các triệu chứng điển hình như:

    • Đau liên tục ở hậu môn nhất là khi hậu môn tiếp xúc với bề mặt khác
    • Bị kích ứng vùng da ở xung quanh hậu môn, người bệnh sẽ thấy đau rát, sưng đỏ, ngứa ngáy ở khu vực này.
    • Có triệu chứng bị chảy máu ở trực tràng, chảy mủ ở hậu môn.
    • Thường xuyên bị táo bón hoặc xuất hiện những cơn đau có liên quan đến nhu động ruột.
    • Sốt, ớn lạnh, mệt mỏi với những trường hợp bị áp xe hậu môn sâu
    • Có thể cảm nhận được các nốt sần hoặc cục u đau ở rìa hậu môn

    Do những ổ áp xe nằm ở sâu bên trong hậu môn nên một số các triệu chứng không được đề cập hoặc khó nhận biết. Hơn nữa tình trạng bệnh của mỗi người lại khác nhau. Tốt nhất là bạn nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác.

    Áp xe hậu môn có nguy hiểm hay không?

    Khi bị bệnh áp xe hậu môn nếu không sớm được thăm khám và điều trị sẽ có nguy cơ bị rò hậu môn (50% bệnh nhân bị áp xe hậu môn bị biến chứng rò hậu môn). Ngoài ra tình trạng này còn tiềm ẩn nguy cơ biến chứng của nhiều căn bệnh khác, một số biến chứng như:

    • Nguy cơ bị nhiễm trùng máu, nhiễm trùng những bộ phận ở xung quanh vùng hậu môn và trực tràng
    • Có nguy cơ bị đi đại tiện không tự chủ được, són phân thường xuyên
    • Có nguy cơ bị mắc các bệnh lý khác như: viêm ruột, nhiễm trùng, viêm túi thừa. lao, bệnh Actinomycosis.
    • Nguy cơ bị viêm nang lông khi vùng dịch này bị tiết ra nhiều gây kích thích

    Tình trạng áp xe hậu môn không sớm được chữa trị còn có thể gây biến chứng, ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt. Người bệnh sẽ thấy có hiện tượng khó chịu, đau nhức, điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

    ==> Xem Thêm : [ Tổng hợp ] 5 Nguyên nhân áp xe hậu môn thường gặp hiện nay

    Phương pháp chẩn đoán và điều trị áp xe hậu môn

    Một số triệu chứng áp xe hậu môn có thể gây nhầm lẫn với những căn bệnh ở hậu môn trực tràng. Chính vì vậy, để nhận biết chính xác bệnh bạn cần được chẩn đoán bởi các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng. Sau khi có kết quả chẩn đoán các bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp chữa trị phù hợp.

    1. Cách chẩn đoán bệnh áp xe hậu môn

    Khi thấy có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh áp xe hậu môn, người bệnh cần được bác sĩ thăm khám. Thông thường bác sĩ sẽ hỏi về tiền sử mắc bệnh, thăm khám bộ phận trực tràng, kiểm tra vị trí đau.

    Sau khi thăm khám lâm sàng, người bệnh có thể sẽ cần thực hiện thêm các xét nghiệm cận lâm sàng như: siêu âm, nội soi hậu môn trực tràng, chụp CT, chụp cộng hưởng từ MRI, làm xét nghiệm máu.

    Việc thực hiện làm các xét nghiệm chuyên sâu sẽ giúp loại trừ nguy cơ mắc các bệnh viêm ruột, viêm túi thừa, bệnh lây truyền qua đường tình dục, ung thư trực tràng, bệnh Crohn.

    Bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sau khi đã có kết quả thăm khám.

    2. Các biện pháp điều trị bệnh áp xe hậu môn

    Tùy thuộc vào thể trạng, mức độ nguy hiểm của bệnh mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất. Đa phần người bệnh khi bị áp xe hậu môn đều cần tiến hành điều trị, ít trường hợp tự khỏi mà không cần điều trị.

    Hiện nay, phương pháp chữa trị áp xe vùng hậu môn đơn giản và hiệu quả nhất chính là dẫn lưu mủ ra khỏi vùng viêm nhiễm. Để thực hiện thủ thuật này, trước hết bác sĩ sẽ tiến hành gây tê ở hậu môn, giảm áp lực lên ổ áp xe rồi mới tiến hành hút mủ đúng cách.

    Với những trường hợp bị áp xe hậu môn sâu, kích thước lớn trong trực tràng người bệnh cần nhập viện đế điều trị. Đối với bệnh nhân tiểu đường hoặc có hệ thống miễn dịch bị tổn thương, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng sinh hoặc yêu cầu nằm viện để quan sát thêm.

    Phương pháp phẫu thuật áp xe hậu môn phổ biến hiện nay hiệu quả, được nhiều bác sĩ chọn lựa điều trị là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II. Đây là phương pháp mới, hiện đại, mang lại hiệu quả cao, giảm đau, hạn chế xâm lấn những vùng da lành tính bên ngoài.

    Sau khi phẫu thuật bằng phương pháp này người bệnh sẽ nhanh chóng phục hồi, rút ngắn tối đa thời gian phải nằm viện.

    ==> Xem Thêm : [ Tổng hợp ] 4 Cách chữa áp xe hậu môn an toàn và phổ biến hiện nay

    Người bệnh lưu ý bên cạnh quá trình điều trị cần có biện pháp phòng ngừa hiệu quả bằng cách: hạn chế quan hệ bằng đường hậu môn, mặc quần lót khô thoáng, không mặc quần lót quá chật, vệ sinh hậu môn sạch sẽ, tránh bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau xanh và chất xơ.

    Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh áp xe hậu môn, nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Cách tốt nhất vẫn là sớm thăm khám và trao đổi với các bác sĩ khi nhận thấy triệu chứng bệnh và thực hiện đúng theo chỉ dẫn mà các bác sĩ đưa ra, không nên tự ý chữa trị tại nhà.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status