[ Tổng hợp ] 5 Nguyên nhân áp xe hậu môn thường gặp hiện nay
Nguyên nhân áp xe hậu môn có thể do thói quen sinh hoạt vệ sinh hậu môn, ăn uống không điều độ dẫn đến táo bón, nứt kẽ hậu môn. Nhưng đó cũng có thể là do biến chứng của các bệnh lý khác nhau nhất là những bệnh ở hậu môn trực tràng. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân gây bệnh áp xe hậu môn để có phương án điều trị phù hợp.
Áp xe hậu môn có nguy hiểm không?
Áp xe hậu môn đa phần là do kết quả nhiễm trùng tuyến hậu môn và có thể do rất nhiều nguyên nhân khác. Bệnh này có thể gặp ở bất cứ lứa tuổi nào ngay cả trẻ nhỏ và người già. Khi mắc bệnh sẽ thấy bên trong hậu môn có chứa dịch mủ, máu. Khi mắc bệnh áp xe hậu môn người bệnh sẽ thấy đau nhức, khó chịu nhất là khi tiếp xúc với hậu môn.
Khi mắc bệnh áp xe hậu môn người bệnh nên sớm tìm biện pháp khắc phục. Đây có thể không phải là căn bệnh làm ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng nếu không sớm điều trị có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày đồng thời để lại những biến chứng nguy hiểm.
Nguy cơ bị nhiễm trùng :
Áo xe hậu môn có thể làm tổn thương những vùng da xung quanh, khả năng bị lan rộng quanh khu vực hậu môn thậm chí chảy mủ. Tình trạng chảy mủ cùng với những ổ áp xe có thể làm gia tăng nguy cơ bị nhiễm trùng. Nguy hiểm nhất là tình trạng nhiễm trùng máu.
Rò hậu môn :
Các khối áp xe bị gia tăng kích thước có thể dẫn đến tình trạng chảy vỡ mủ ra bên ngoài nếu không được chữa trị kịp thời. Chính điều này là nguy cơ hàng đầu dẫn đến tình trạng rò rỉ ở hậu môn.
Nguy cơ viêm nang lông ở hậu môn :
Hậu môn khi bị áp xe sẽ dẫn đến tình trạng ẩm ướt sẽ có kèm theo là các loại vi khuẩn ở trong dịch mủ có khả năng xâm nhập rồi gây kích ứng lên các vùng mao nang nhỏ. Điều này có thể gây nên hiện tượng viêm nang lông ở quanh hậu môn.
Mắc các bệnh lý khác :
Áp xe hậu môn có thể tăng nguy cơ mắc các bệnh lý khác như: Bệnh túi thừa, bệnh viêm ruột, nhiễm trùng phức tạp như bệnh lao hoặc bệnh Actinomycosis (một dạng truyền nhiễm hiếm gặp)
Tìm hiểu: Nguyên nhân áp xe hậu môn
Đối tượng bị áp xe hậu môn có thể là bất cứ ai không phân biệt. Theo thống kê thì căn bệnh này thường xuất hiện ở nam giới nhiều hơn nữ giới. Những đối tượng này bị mắc bệnh áp xe hậu môn thường là do tuyến bã trong hậu môn bị nhiễm trùng. Dưới đây là những yếu tố thuận lợi là điều kiện, nguyên nhân gây áp xe hậu môn.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến các tuyến bã trong phân bị tắc như do vi khuẩn, dị vật, vi khuẩn… những yếu tố này là điều kiện thuận lợi để hình thành những ổ áp xe. Sau 1 thời gian những ổ áp xe này sẽ phá dần ra ngoài và tạo thành những đờng rò thông từ tuyến bã bị nhiễm trùng với lớp da bên ngoài hậu môn.
- Quan hệ tình dục qua đường hậu môn khiến vi khuẩn xâm nhập và tấn công dễ dàng hơn. Nhất là khi bạn tình bị mắc các bệnh về lây nhiễm qua đường tình dục thì khả năng càng cao hơn, Quan hệ qua đường hậu môn có thể làm nứt hậu môn tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và tấn công dễ dàng hơn.
- Do bị bệnh Crohn có thể xảy ra ở bất cứ phần nào của ống tiêu hóa như ruột non, đại tràng, tổn thương vùng hậu môn. Đây là căn bệnh dẫn đến tiêu chảy kéo dài làm xuất hiện các vết nứt nông ở hậu môn khiến người bệnh dễ bị áp xe hậu môn.
- Viêm nhiễm do dụng cụ không đảm bảo khi thực hiện phẫu thuật. Có thể là khi người bệnh phẫu thuật các bệnh lý đường tiết niệu, chấn thương, sang chấn do dụng cụ, phẫu thuật u, phẫu thuật tầng sinh môn… làm hoại tử vùng đó.
- Nứt hậu môn do bị táo bón hoặc tiêu chảy kéo dài tạo nên những vết nứt hậu môn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ có thể gây viêm nhiễm và dẫn đến tình trạng áp xe ở hậu môn.
- Dùng một số loại thuốc Prednisone hoặc các loại Steroid hoặc trải qua quá trình điều trị bệnh ung thư.
- Mắc các bệnh mãn tính như: tiểu đường, táo bón, tiền sử mắc bệnh HIV/AIDS, tiền sử mắc bệnh ung thư.
Ngoài ra, với những trường hợp trẻ nhỏ nguyên nhân gây áp xe hậu môn có là do tiền sử bị táo bón, nứt hậu môn.
==> Xem Thêm : [ Tổng hợp ] 4 Cách chữa áp xe hậu môn an toàn và phổ biến hiện nay
Khắc phục và phòng ngừa áp xe hậu môn
Bệnh áp xe hậu môn nếu không sớm chữa trị có thể chuyển sang những biến chứng nguy hiểm. Chính vì vậy người bệnh nên sớm khắc phục và việc tìm ra nguyên nhân áp xe hậu môn cũng là cách giúp việc chữa trị được dễ dàng và ngăn tái phát trở lại.
Để điều trị trước hết bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám, chẩn đoán. Bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm, nội soi, chụp CT, cộng hưởng từ MRI… để loại trừ nguy cơ mắc các bệnh tương tư như: viêm ruột, viêm túi thừa, crohn, các bệnh lây qua đường tình dục, ung thư trực tràng…
Sau khi thăm khám tùy thuộc vào tình trạng nghiêm trọng của khối áp xe mà bác sĩ sẽ đưa ra cách điều trị phù hợp. Phương pháp chủ yếu hiện nay là can thiệp thủ thuật, gây tê hậu môn để làm giảm áp lực lên ổ áp xe rồi tiến hành rút mủ đúng cách.
Trong trường hợp người bệnh bị tiểu đường hoặc hệ miễn dịch bị tổn thương có thể sẽ cần dùng thêm thuốc kháng sinh hoặc cần nằm viện để theo dõi thêm. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng thêm thuốc giảm đau, thuốc làm mềm phân để làm giảm áp lực và đau đớn khi đi đại tiện.
Bên cạnh việc điều trị áp xe hậu môn người bệnh cần chú ý phòng ngừa bệnh hiệu quả bằng cách sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, vệ sinh sạch sẽ ở hậu môn và xung quanh hậu môn, xây dựng chế độ dinh dưỡng cân bằng giàu chất xơ, uống nhiều nước để tăng cường hoạt động của nhu động ruột.
==> Xem Thêm : Chi phí chữa áp xe hậu môn hết bao nhiêu tiền trong năm 2020 [ Bảng Giá ]
Áp xe hậu môn không những gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà còn khiến người bệnh khó chịu, đau nhức kéo dài cả ngày. Việc tìm ra nguyên nhân gây áp xe hậu môn sẽ rất quan trọng quyết định đến quá trình điều trị, hồi phục và lý do tái phát tốt nhất bạn nên đi thăm khám bác sĩ để được tư vấn và điều trị.