Tổng hợp 9 nguyên nhân bệnh trĩ nội thường gặp nhất hiện nay

Mục lục chính [Ẩn]

    Nguyên nhân gây trĩ nội là do các đám rối tĩnh mạch ở bên trong trực tràng bị sa giãn quá mức có rất nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng này. Việc nắm rõ nguyên nhân mắc trĩ nội sẽ giúp bạn có biện pháp phòng ngừa, chữa trị đúng đắn hạn chế tối đa những biến chứng nguy hiểm của bệnh gây nên.

    Bệnh trĩ nội là gì, có nguy hiểm không?

    Bệnh trĩ là căn bệnh được hình thành do sự giãn quá mức của tĩnh mạch xung quanh vùng hậu mô khiến các tĩnh mạch bị ứ đọng máu, gây sưng vùng hậu môn khiến vùng hậu môn khó chịu và đau rát. Có rất nhiều nguyên nhân gây trĩ nội, ai cũng có thể mắc phải tình trạng này.

    Bệnh trĩ được chia thành 2 loại theo giải phẫu bệnh.

    Bệnh trĩ nội: là tình trạng búi trĩ nằm bên trong trực tràng. Khi mắc trĩ nội thường người bệnh thường thấy không đau, chảy máu ở cấp độ nhẹ. Tình trạng bệnh trĩ nặng, các búi trĩ sẽ to hơn và lòi ra ngoài hậu môn gây sa búi trĩ.

    Bệnh trĩ ngoại: Là tình trạng búi trĩ nằm ở ngay xung quanh hậu môn. Khi bị trĩ ngoại, người bệnh sẽ thấy ngứa hậu môn, sưng đau hậu môn nhất là khi máu ứ lại ở bên trong búi trĩ.

    Khi mắc bệnh trĩ nếu không chữa trị sớm và kịp thời có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm:

    • Mất máu
    • Sa nghẹt búi trĩ
    • Mệt mỏi, chóng mặt
    • Ảnh hưởng đến cuộc sống và tinh thần
    • Viêm nhiễm, bội nhiễm hậu môn
    • Hoại tử hậu môn

    Các nguyên nhân gây trĩ nội phổ biến hiện nay

    Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng các đám rối tĩnh mạch bên trong trực tràng bị sa giãn quá mức. Dưới đây là những nguyên nhân gây trĩ nội phổ biến nhất.

    1. Do chế độ ăn ít rau, thiếu chất xơ

    Chế độ ăn thiếu chất xơ sẽ khiến bạn có nguy cơ bị táo bón, tình trạng táo bón lâu ngày sẽ gây nên trĩ nội. Nguyên nhân là do các búi trĩ bị căng thẳng, làm gia tăng áp lực lên vùng hậu môn trực tràng mỗi khi bạn đi cầu. Ngoài ra nó còn khiến phân khô cứng dẫn đến tổn thương ở vùng niêm mạc hậu môn và kích thích các tĩnh mạch bị sưng lên.

    2. Cơ thể không cung cấp đủ nước

    Nước đóng vai trò quan trọng với cơ thể đặc biệt là với hệ tiêu hóa. Khi cung cấp đủ lượng nước sẽ khiến phân làm mềm hơn, nước cũng sẽ bôi trơn đường ruột giúp thức ăn di chuyển được dễ dàng hơn, tăng cường lưu thông máu hiệu quả hơn. Nếu không đủ nước sẽ rất dễ bị táo bón, hệ thống bài tiết bị trì trệ và tăng nguy cơ bị trĩ nội.

    3. Vận động mạnh, chơi thể thao quá sức

    Thể dục thể thao mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Thế nhưng nếu bạn chơi thể thao quá sức, chọn những môn thể thao không phù hợp sẽ gây nên những tác dụng không tốt. Bạn có thể có nguy cơ bị các vấn đề về xương khớp, cơ và bệnh trĩ là một trong số đó. Khi tập thể thao bệnh trĩ nội có thể xuất hiện khi bạn nâng tạ, chạy nhanh, luyện tập cơ bụng…

    4. Nhịn đi cầu thường xuyên

    Nhiều người bệnh bị trĩ nội không nghĩ đến nguyên nhân này. Trĩ nội có thể xuất hiện do bạn trì hoãn mỗi lần đi đại tiện. Khi phân ở lại lâu trong ruột già sẽ cứng và hấp thu nước ngược trở lại. Lúc này áp lực, căng thẳng thi đi đại tiện sẽ dẫn đến nguy cơ bị bệnh trĩ.

    5. Mang thai hoặc sau khi sinh

    Mang thai và sinh con xong được cho là nguyên nhân phổ biến gây bệnh trĩ nội ở nhiều chị em phụ nữ. Nguyên nhân là do sự thay đổi hoocmon cùng với áp lực đè nén từ tử cung và thai nhi khiến các mạch máu ở hậu môn bị suy yếu và phình giãn.

    6. Do ít vận động

    Thói quen ngồi nhiều, ít vận động của dân lái xe hay dân văn phòng cũng là nguyên nhân khiến nhiều người thường xuyên bị trĩ. Ngồi nhiều, ít vận động sẽ khiến máu không được bơm đủ để giữ độ đàn hồi khiến các cơn co thắt hậu môn bị ảnh hưởng, sau thời gian lâu sẽ khiến các cơ hoạt động yếu và gây bệnh trĩ.

    7. Táo bón, tiêu chảy mãn tính

    Những người có bệnh lý liên quan đến nhu động ruột thường xuyên sẽ có nguy cơ bị bệnh trĩ cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do các tĩnh mạch và thành ruột có nguy cơ bị tổn thương. Theo thống kê có khoảng 80% những người bị táo bón, tiêu chảy mạn tính có nguy cơ phát triển thành búi trĩ.

    8. Do căng thẳng quá mức

    Khi bạn bị căng thẳng tâm lý, mệt mỏi sẽ khiến cơ thể tạo ra các chất gây áp lực lên toàn bộ cơ thể, não và hệ thống tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng, gây ức chế. Chính nguyên nhân này sẽ khiến vùng hậu môn bị tác động và có thể gây nên bệnh trĩ.

    Xem Thêm : Điều trị trĩ cho người cho con bú an toàn, hiệu quả, chi phí thấp

    9. Lão hóa

    Thường gặp ở những người tuổi cao, các cơ quan tiêu hóa và hậu môn bị lão hóa. Độ đàn hồi của cơ vòng khiến các tĩnh mạch trĩ bị mất neo và trượt xuống vùng hậu môn và gây táo bón và bệnh trĩ.

    Ngoài ra những người gặp các vấn đề như béo phì, ăn kiêng, giao hợp qua đường hậu môn cũng gây nên bệnh trĩ.

    Cách khắc phục bệnh trĩ nội hiệu quả, triệt để

    Sau khi tìm được ra nguyên nhân bệnh trĩ bạn nên có cách khắc phục bệnh hiệu quả. Cách tốt nhất để chữa bệnh trĩ là thăm khám các bác sĩ, chuyên gia y tế để được thăm khám và điều trị.

    Để khắc phục bệnh trĩ các bác sĩ sẽ chữa trị dựa vào mức độ, tình trạng của mỗi bệnh nhân. Với những người bị bệnh trĩ nhẹ thường áp dụng phương pháp nội khoa, bảo tồn các búi trĩ. Với những trường hợp bị trĩ nặng, búi trĩ kèm ra ngoài kèm theo những triệu chứng khó chịu cần can thiệp ngoại khoa.

    Điều trị nội khoa: thường dùng thuốc Tây y, phương pháp dân gian, thuốc Đông y kết hợp với thay đổi chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt.

    Điều trị ngoại khoa: Can thiệp bằng các phương pháp hiện đại nhằm loại bỏ búi trĩ, cắt trĩ hoàn toàn như: cắt trĩ bằng phương pháp Longo, Cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II…

    Bên cạnh đó để việc điều trị bệnh trĩ đạt hiệu quả, bạn nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa, hỗ trợ bệnh trĩ bằng cách:

    • Nên đi vệ sinh ngay khi cơ thể có nhu cầu. Nhịn đi vệ sinh thường xuyên cũng khiến cho khối lượng phân trong ruột tăng lên.
    • Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt. Bổ sung thêm nhiều rau xanh, trái cây và 100% ngũ cốc nguyên hạt.
    • Uống nhiều nước mỗi ngày theo thu cầu của cơ thể
    • Luyện tập thể dục thể thao phù hợp để cải thiện nhu động ruột. 
    • Khi chữa trị nên thực hiện theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý thay đổi phương pháp điều trị.

    Xem Thêm : Lòi búi trĩ có nguy hiểm không? Cách làm co búi trĩ hiệu quả

    Có rất nhiều nguyên nhân gây trĩ, tuy nhiên dù nguyên nhân gây bệnh trĩ là gì thì cũng cần được điều trị sớm để tránh những biến chứng nguy hiểm. Bệnh trĩ nếu không được chữa trị sớm thì có thể dẫn đến hoại tử, áp xe hậu môn, ung thư… Nếu cần được tư vấn, điều trị bạn có thể liên hệ tới số điện thoại: 0243.9656.999

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status