Lòi búi trĩ có nguy hiểm không? Cách làm co búi trĩ hiệu quả
Lòi búi trĩ khiến người bệnh cảm thấy đau nhức khó chịu, nhất là khi búi trĩ lòi ra ngoài kèm theo hiện tượng chảy dịch, chảy máu, sưng viêm. Búi trĩ lòi ra ngoài cảnh báo triệu chứng bệnh trĩ ở chuyển qua giai đoạn nặng cần được chữa trị càng sớm càng tốt, tránh những biến chứng như: hoại tử hậu môn, bội nhiễm…
Lòi búi trĩ là hiện tượng như thế nào?
Lòi búi trĩ là hiện tượng sau khi đi đại tiện, người bệnh thấy ở vùng hậu môn xuất hiện búi trĩ, có hình dáng giống cục thịt màu hồng lòi ra bên ngoài hậu môn hoặc thập thò ở rìa hậu môn. Sa búi trĩ thường gặp ở những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội còn với những bệnh nhân mắc trĩ ngoại thường xuất hiện ở rìa hậu môn các cục thịt sưng phồng và căng ở dưới da, càng ngày càng to lên.
Khi xuất hiện búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn, đa phần người bệnh đều thấy có triệu chứng khó chịu, đau nhức hoặc ngứa ngáy, hậu môn chảy dịch có mùi hôi khó chịu…
Không phải trường hợp nào cũng thấy có hiện tượng búi trĩ lòi ra ngoài. Thường hiện tượng này là khi búi trĩ biến chứng nặng, sa búi trĩ ở cấp độ 2, 3, 4.
Trĩ nội cấp độ 2: Búi trĩ không lòi ra ngoài nhưng mỗi lần khi đi đại tiện rặn mạnh sẽ thấy búi trĩ xuất hiện. Thế nhưng kích thước búi trĩ còn nhỏ và tự co vào mỗi khi đi vệ sinh xong.
Trĩ nội cấp độ 3: Búi trĩ xuất hiện thường xuyên hơn, mỗi khi người bệnh đi đại tiện búi trĩ đều lòi ra ngoài. Tuy nhiên chúng không thể tự co vào được và phải dùng tay đẩy vào.
Trĩ nội cấp độ 4: Đây là tình trạng lòi búi trĩ nguy hiểm nhất, búi trĩ lòi ra ngoài mỗi khi đứng lên ngồi xuống, đi đại tiện. Người bệnh không thể lấy tay tự co vào cũng không thể dùng tay đẩy vào mà phải tiến hành chữa trị.
Lòi búi trĩ có nguy hiểm không?
Lòi búi trĩ khi búi trĩ bị sa ra ngoài, máu ở các mô vùng hậu môn bị cản trở và không thể lưu thông được. Người bệnh sa ra ngoài hậu môn mỗi khi đi đại tiện hoặc khi vận động mạnh. Ở giai đoạn này, tình trạng búi trĩ cần được điều trị kịp thời để tránh những biến chứng nguy hiểm như:
Sa nghẹt búi trĩ
Đây là tình trạng khá phổ biến ở hầu hết các bệnh nhân, tình trạng sa nghẹt búi trĩ là do búi trĩ bị sa ra ngoài và bị mắc lại ở hậu môn, gây cản trở lưu thông máu. Cũng chính vì thế mà người bệnh sẽ bị ảnh hưởng khi đi đại tiện, mỗi khi ngồi xuống hoặc vận động mạnh sẽ gây nên những cơn đau và chảy máu. Ngoài ra sa búi trĩ còn khiến các cơ vòng bị chèn ép, tăng nguy cơ tắc tĩnh mạch.
Thiếu máu – nhiễm trùng máu
Khi búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn sẽ thường kèm theo hiện tượng chảy máu, tình trạng này sẽ gây nên thiếu máu và nhiễm trùng máu. Nếu tình trạng này kéo dài mà không có sự can thiệp, điều trị của bác sĩ chuyên khoa sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, không tập trung, ngã trong tư thế đứng…
Hoại tử búi trĩ
Khi búi trĩ bị sa ra ngoài người bệnh khó có thể nhét lại búi trĩ vào vị trí ban đầu. Lúc này búi trĩ vẫn tiết ra dịch nhầy nhiều hơn bình thường. Nếu tình trạng này diễn ra nhiều ngày không được chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm và hoại tử búi trĩ.
Rối loạn chức năng hậu môn
Hậu môn là nơi thải các chất độc ra bên ngoài thông qua việc đại tiện. Thế nhưng khi hiện tượng búi trĩ sa ra ngoài hậu môn dẫn đến tình trạng đi đại tiện khó khăn, đau nhức, chảy máu hậu môn. Lúc này, chức năng của hậu môn sẽ bị ảnh hưởng, người bệnh sẽ không kiểm soát được việc đi đại tiện.
Viêm nhiễm
Hậu môn tiết ra dịch mỗi lần đi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài nếu không được chăm sóc, vệ sinh sạch sẽ dẫn đến tình trạng viêm nhiễm thậm chí bội nhiễm. Tình trạng này nếu ở chị em phụ nữ có nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa rất lớn, do cấu tạo của bộ phận sinh dục nữ rất gần với hậu môn.
Lòi búi trĩ phải làm sao?
Lòi búi trĩ phải làm sao là thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mắc trĩ. Đa số những bệnh nhân khi bị sa búi trĩ đều thấy đau nhức, chảy máu, chảy dịch, hậu môn hôi hám khó chịu… nên đều muốn tìm cách nhét búi trĩ vào trong hoặc cách làm xẹp búi nhanh chóng.
Để hạn chế tình trạng biến chứng của bệnh trĩ, người bệnh nên thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt. Búi trĩ sa ra ngoài ở giai đoạn nhẹ, trĩ độ 2 thì tự co mà không cần tác động, việc điều trị sẽ dễ dàng và không tốn quá nhiều thời gian. Nhưng nếu trường hợp trĩ nặng độ 4 việc chữa trị sẽ khó khăn hơn.
Xem Thêm : Mổ trĩ hết bao nhiêu tiền? 5 yếu tố quyết định và bảng giá
Chữa búi trĩ lòi ra ở cấp độ nhẹ
Trường hợp lòi búi trĩ ra ngoài nhưng sau đó vẫn tự co lại được thì bạn nên điều trị ngay. Đây là mức độ trĩ nhẹ, có thể dễ dàng điều trị mà không mất nhiều thời gian, chi phí cũng ít hơn. Thường những bệnh trĩ nhẹ sẽ được chữa bằng thuốc bôi thuốc uống hoặc thuốc ngâm bằng tây y hoặc dân gian.
Cách làm co búi trĩ bằng thuốc Tây y
Hiện nay có rất nhiều loại thuốc Tây y giúp chữa trị tình trạng búi trĩ lòi ra ngoài. Các loại thuốc này được điều chế dạng thuốc uống và thuốc bôi là chủ yếu. Thuốc này có tác dụng giúp giảm đau, chống viêm, thuốc kháng sinh, thuốc bôi teo búi trĩ, thuốc làm mềm phân…
- Thuốc kháng sinh: Framycetin, Neomycin… giúp chống viêm nhiễm, kháng khuẩn búi trĩ tại chỗ
- Thuốc chống viêm tại chỗ: Hydrocortison 0,25 – 1%… giúp giảm ngứa và ngăn ngừa nhiễm trùng:
- Thuốc giảm đau: Paracetamol, NSAIDs…
- Thuốc hạn chế tình trạng chảy máu búi trĩ: dung dịch Ephedrin sulfat 0,1 – 0,125%, dung dịch Phenylephrin HCl 0,25%, ephedrin sulfat 0,1-0,125%…
- Thuốc bôi teo búi trĩ: Titanoreine, Proctolog, Hemorrhostop…
Cách nhét búi trĩ vào trong bằng các bài thuốc dân gian
Có rất nhiều bài thuốc dân gian giúp cải thiện tình trạng búi trĩ sa ra ngoài được nhiều bệnh nhân áp dụng hiệu quả. Đây là những bài thuốc được lấy từ những loại cây cỏ xung quanh nơi bạn sống nên có hiệu quả cao, an toàn, ít tác dụng phụ. Tuy nhiên cần kiên trì để tránh tác dụng phụ.
Chữa búi trĩ lòi ra ngoài bằng rau diếp cá :
Rau diếp cá có tác dụng hiệu quả trong việc điều trị bệnh trĩ. Bạn chỉ cần rửa 1 nắm rau diếp cá sau đó ngâm với muối, vớt ra để ráo nước rồi xay với nước lọc. Lọc bỏ phần bã và chỉ lấy phần nước và uống. Mỗi ngày nên uống 1 đến 2 cốc.
Ngoài ra, bạn cũng có thể giã nát rau diếp cá dùng gạc và đắp vào hậu môn hoặc đun rau diếp cá để xông và rửa hậu môn.
Chữa búi trĩ lòi ra ngoài bằng cây thiên lý :
Ngoài dùng để nấu canh, cây thiên lý còn có tác dụng rất lớn để chữa búi trĩ lòi ra ngoài. Bạn chỉ cần dùng lá thiên lý non đem rửa sạch và xay nhuyễn với 1 thìa cà phê muối. Chắt lấy nước rồi dùng bông gòn thấm đều vào búi trĩ đến khi hết nước. Mỗi ngày nên thực hiện từ 1 đến 2 lần để cải thiện tình trạng búi trĩ lòi ra.
Dùng lá lốt để chữa búi trĩ lòi ra ngoài :
Bạn có thể dùng lá lốt để chữa trĩ bằng cách dùng 1 nắm lá lốt đem rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi cho vào nồi đun với 2 – 3 lít nước trong khoảng 15 phút rồi tắt bếp. Dùng nước này để xông hậu môn rồi lau ráo bằng khăn bông sạch. Nên thực hiện cách này mỗi ngày 1 lần trước khi đi ngủ.
Xem Thêm : Tổng đài tư vấn bệnh trĩ 24/7 nhanh chóng - Tận Tình - Miễn Phí
Chữa lòi búi trĩ ở cấp độ nặng
Với những trường hợp bị búi trĩ lòi ra ở cấp độ nặng thì việc dùng thuốc không còn nhiều khả quan. Lúc này, cần được áp dụng phương pháp thủ thuật và ngoại khoa. Đây là biện pháp cuối cùng chữa lòi búi trĩ mà bạn có thể áp dụng
Với những trường hợp búi trĩ lòi ra ngoài ở mức độ trung bình, bạn có thể tham khảo một số phương pháp như chích xơ búi trĩ, thắt dây cao su…
Với những trường hợp trĩ nặng bắt buộc phải tiến hành phẫu thuật cắt búi trĩ. Phương pháp phẫu thuật búi trĩ hiệu quả hiện nay chính là phương pháp cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II. Phương pháp này sẽ không sử dụng dao kéo mà áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu bằng sóng cao tần để tác động trực tiếp vào búi trĩ
Đây là phương pháp mang lại nhiều ưu điểm vượt trội như: không sưng đau, không chảy máu, hạn chế nguy cơ tái phát, thời gian thực hiện nhanh chóng, nhanh chóng hồi phục, không tác động vào các vùng da lành tính xung quanh…
Bên cạnh việc điều trị búi trĩ người bệnh cần chú ý đến thói quen vệ sinh vùng hậu môn, ăn uống sinh hoạt hàng ngày, hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ, cay nóng. Lòi búi trĩ gây ảnh hưởng rất lớn nên cần được thăm khám và điều trị. Nếu còn những thắc mắc bạn hãy liên hệ tới bác sĩ theo số điện thoại: 0243.9656.999