[ Phân Biệt ] Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào ?
Trĩ nội trĩ ngoại khác nhau như thế nào, trĩ nội trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn, trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn, cách phân biệt trĩ nội và trĩ ngoại… là những câu hỏi được nhiều người bệnh đặt ra. Việc phân biệt các loại bệnh trĩ sẽ giúp bạn chủ động hơn trong việc phát hiện và điều trị bệnh.
Trĩ nội trĩ ngoại khác nhau như thế nào?
Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng để phân biệt Trĩ nội trĩ ngoại khác nhau như thế nào người bệnh cần nắm vững kiến thức cơ bản về bệnh trĩ. Bên cạnh đó người bệnh có thể dựa vào vị trí xuất hiện, cấu tạo các búi trĩ, biểu hiện của trĩ nội và trĩ ngoại cũng như cách điều trị 2 loại bệnh này để phân biệt.
1. Triệu chứng bệnh trĩ nội và trĩ ngoại
Bệnh trĩ xuất hiện khi các đám rối tĩnh mạch ở hậu môn bị kéo giãn hoặc chịu những áp lực lớn. Điều này làm mất khả năng đàn hôi và hình thành nên các búi trĩ. Trĩ có nhiều loại khác nhau nhưng phổ biến là bệnh trĩ nội và trĩ ngoại. Mỗi loại bệnh trĩ lại có những đặc điểm, triệu chứng khác nhau. Đầu tiên người bệnh có thể dựa vào triệu chứng để xem mình bị loại bệnh trĩ nào.
Cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại đều có triệu chứng chảy máu mỗi lần đi đại tiện. Thế nhưng, đa số người bệnh trĩ nội thường chảy máu nhưng không ngứa ngáy, nhưng trĩ ngoại thường đau rát, lượng máu chảy ra ít.
+ Dấu hiệu trĩ nội :
- Các tĩnh mạch phình to ra, búi trĩ mềm, có màu đỏ thường không đau và dễ bị chảy máu
- Búi trĩ bị sa ra ngoài, thường bề mặt búi trĩ thô và dễ bị tổn thương
- Trường hợp bị trĩ nội do táo bón lâu ngày các búi trĩ sẽ bị xơ hóa, cứng và khó chảy máu hơn.
+ Dấu hiệu trĩ ngoại :
- Xuất hiện tình trạng máu đông ú đọng ở mạch máu
- Người bệnh có cảm giác đau rát ở hậu môn, triệu chứng này rõ nét hơn sau mỗi lần đi đại tiện.
- Các tĩnh mạch bị phình to ra, nếu phình to quá mức sẽ khiến búi trĩ bị tắc và tổ chức kết đế kèm theo đó là tình trạng xuất huyết và đau đớn dữ dội.
- Các nếp gấp ở hậu môn bị sưng và có nguy cơ bị nhiễm trùng. Điều này khiến người bệnh bị ngứa ngáy thậm chí đau rát hậu môn nhiều hơn.
Một số trường hợp sẽ thấy có những triệu chứng khác kèm theo hoặc có kết hợp các triệu chứng của bệnh trĩ nội hoặc trĩ ngoại, lúc này bạn cần loại trừ các bệnh trĩ khác như: trĩ hỗn hợp, trĩ vòng.
2. Vị trí, cấu tạo của trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau
Bệnh trĩ nội được phân biệt dựa vào vị trí xuất hiện của các búi trĩ. Vị trí xuất hiện búi trĩ khác nhau thì loại búi trĩ xuất hiện cũng khác nhau.
Búi trĩ nội: Thường xuất hiện ở trên đường lược hay còn gọi là đường hậu môn trực tràng. Tức là búi trĩ nội nằm trong ống hậu môn, bệnh nhẹ khi lòi ra vẫn có thể dùng tay đẩy vào nhưng bệnh nặng thì điều này là không thể.
Bề mặt búi trĩ nội lại là lớp niêm mạc của ống hậu môn nên chúng sẽ không có dây thần kinh cảm giác. Lớp biểu mô bao quanh búi trĩ nội là mô chuyển tiếp.
Búi trĩ ngoại: Thường xuất hiện ở phía dưới đường lược, tức là nằm ngoài hậu môn, người bệnh không thể dùng tay để đưa chúng vào bên trong được cho dù nặng hay nhẹ. Thời gian đầu kích thước búi trĩ chỉ nhỏ bằng hạt đậu nhưng càng về sau, kích thước sẽ càng to dần.
Do búi trĩ ngoại nằm ở bên ngoài hậu môn nên sẽ có nhiều dây thần kinh cảm giác, các lớp biểu mô bao quanh búi trĩ ngoại là mô vảy.
3. Cấp độ bệnh trĩ nội, thời kỳ của bệnh trĩ ngoại
Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào chính là việc phân biệt trĩ nội theo cấp độ sa búi trĩ còn bệnh trĩ ngoại theo thời kỳ. Thường việc phân biệt này khó nhận biết bằng mắt thường mà phải thăm khám và theo đặc điểm của búi trĩ.
Cấp độ của bệnh trĩ nội :
Bệnh trĩ nội được chia thành 4 cấp độ dựa vào tình trạng sa búi trĩ.
- Trĩ nội độ 1: Các búi trĩ vẫn nằm ở trong ống hậu môn, chưa có hiện tượng bị sa ra ngoài.
- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ bị thò ra ngoài sau mỗi lần đi đại tiện, nhưng có thể sẽ tự co vào trong ống hậu môn
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ thò ra ngoài sau mỗi lần lao động, làm việc nặng chứ không chỉ sau khi đi đại tiện. Nhưng chúng không thể tự co lại mà dùng tay đẩy vào trong ống hậu môn
- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ thường trực bên ngoài ống hậu môn. Lúc này người bệnh dùng tay cũng không thể đẩy vào được. Búi trĩ thò ra ngoài kèm theo chảy máu, chảy dịch, nguy cơ nhiễm trùng và biến chứng cao.
Thời kỳ của bệnh trĩ ngoại :
Bệnh trĩ ngoại ngay khi xuất hiện đã khiến cho người bệnh cảm giác khó chịu, đau rát, ngứa ngáy. Bệnh trĩ ngoại cũng được chia làm 4 thời kỳ.
- Thời gian đầu búi trĩ mới xuất hiện, kích thước vẫn còn nhỏ
- Tiếp đến là sự xuất hiện các tĩnh mạch ngoằn ngoèo
- Giai đoạn sau sẽ chảy máu nhiều, búi trĩ bị tắc và chảy nhiều máu
- Giai đoạn cuối búi trĩ to kèm theo triệu chứng viêm, sưng và nhiễm trùng khiến người bệnh đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn.
4. Điều trị bệnh trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau
Trĩ nội và trĩ ngoại khác nhau như thế nào chính là việc điều trị bệnh. Đa số người bệnh mắc trĩ ngoại cần cắt bỏ những bệnh trĩ nội còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh.
Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì với những trường hợp trĩ nội cấp độ 1, cấp độ 2 thường sẽ điều trị bằng phương pháp bảo tồn. Tức là bác sĩ sẽ giảm lượng máu đến búi trĩ và cố định búi trĩ về vị trí ban đâu. Với những trường hợp trĩ nội giai đoạn nặng thì sẽ cần phẫu thuật.
Với những trường hợp bị bệnh trĩ ngoại thường bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Nếu càng để lâu kích thước búi trĩ sẽ càng phát triển to hơn và người bệnh có nguy cơ bị tắc nghẽn hoặc viêm nhiễm hậu môn.
Hiện nay phương pháp phẫu thuật búi trĩ nội và trĩ ngoại hiệu quả nhất chính là kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II. Đây là phương pháp áp dụng được cho cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Ưu điểm của phương pháp này là:
- Hạn chế sưng đau và chảy máu
- Nhanh chóng hồi phục
- Thời gian thực hiện phẫu thuật nhanh chóng
- Hạn chế tối thiểu xâm lấn đến những vùng da lành tính ở xung quanh
- Người bệnh không cần nằm lại bệnh viện lâu
Trên đây là những giải đáp về việc trĩ nội trĩ ngoại khác nhau như thế nào? Hy vọng với chia sẻ này người bệnh có những thông tin cơ bản để phân biệt bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại. Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp hãy liên hệ ngay với các bác sĩ chuyên gia hậu môn trực tràng càng sớm càng tốt.