Trĩ nội cấp độ 1: cách nhận biết và chữa trị hiệu quả
Trĩ nội cấp độ 1 thường ít người quan tâm chú ý vì cho rằng đây là giai đoạn nhẹ, không nguy hiểm, triệu chứng bệnh cũng không rõ ràng. Tuy nhiên, theo các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng nếu phát hiện trĩ nội độ 1 sớm việc chữa trị sẽ nhanh chóng và dễ dàng hơn, tránh nguy cơ biến chứng nặng sang trĩ độ 2, độ 3.
Bệnh trĩ nội cấp độ 1 là gì?
Bệnh trĩ là căn bệnh thường gặp ở hậu môn – trực tràng, nhất là những người thường xuyên phải ngồi lâu, đứng lâu, ăn uống không khoa học. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng nhưng phổ biến nhất là dân văn phòng, phụ nữ mang thai, người già… Bệnh trĩ có nhiều loại trong đó trĩ nội là 1 trong số đó, trĩ nội cấp độ 1 là giai đoạn mới bắt đầu hình thành búi trĩ.
Bệnh trĩ nội xuất hiện ở dọc 2 bên ống hậu môn – trực tràng. Bệnh trĩ được chia thành 4 cấp độ phụ thuộc vào kích thước của búi trĩ.
- Trĩ nội độ 1: Búi trĩ mới bắt đầu hình thành,kích thước của búi trĩ còn rất nhỏ, người bệnh chưa thấy có nhiều triệu chứng.
- Trĩ nội độ 2: Búi trĩ đã to hơn dần về kích thước, người bệnh sẽ thấy đại tiện khó, có lượng máu dính ở trên giấy vệ sinh hoặc trong phân. Mỗi lần đi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài nhưng sau đó tự co lên được.
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài mỗi lần đi đại tiện nhưng không thể tự co lên được, mà phải dùng tay đẩy vào.
- Trĩ nội độ 4: Mỗi lần đứng lên ngồi xuống, đi đại tiện búi trĩ đều sa ra ngoài, nhưng người bệnh không thể dùng tay đẩy vào. Người bệnh cần can thiệp ngoại khoa để điều trị.
Như vậy, có thể thấy bệnh trĩ nội độ 1 là giai đoạn bệnh trĩ mới hình thành, các triệu chứng của bệnh mới bắt đầu xuất hiện. Nếu điều trị bệnh trĩ ở giai đoạn này sẽ đơn giản và hiệu quả hơn nhiều.
Các triệu chứng trĩ nội cấp độ 1 dễ nhận biết
Triệu chứng trĩ nội cấp độ 1 thường khó nhận biết vì chưa rõ ràng. Hơn nữa, nhiều người thường bỏ qua vì nghĩ rằng chúng có thể tự khỏi. Bạn có thể nhận biết một số triệu chứng của bệnh trĩ nội độ 1 thông qua những triệu chứng như:
- Đau rát hậu môn: Một số trường hợp khi bị bệnh trĩ độ 1 thường thấy đau rát ở vùng hậu môn, tuy nhiên thường mức độ đau không nhiều. Thậm chí có thể hết sau khi đi đại tiện xong.
- Chảy máu: Trĩ độ 1 thường chảy máu với lượng máu không nhiều. Bạn có thể quan sát máu lẫn trong phân hoặc trên giấy vệ sinh. Có những trường hợp không thấy rõ triệu chứng này.
- Dịch nhầy: Lượng dịch này tiết ra ở giai đoạn 1 của bệnh trĩ nội chưa nhiều, thậm chí chưa có. Vì lúc này búi trĩ còn nhỏ, chưa lòi hẳn ra ngoài hậu môn nên không dễ nhận biết. Đôi khi bạn chỉ thấy ẩm ướt ở vùng hậu môn.
- Táo bón: Đây là dấu hiệu trĩ nội độ 1 dễ nhận biết nhất. Người bệnh gặp khó khăn mỗi lần đi đại tiện. Phân khô cứng và khó đẩy ra ngoài hậu môn.
- Ngứa hậu môn: Búi trĩ nội cấp độ 1 thường vẫn còn nhỏ và nằm trong ống hậu môn gây sưng và tiết dịch. Khi chất dịch nhầy được tiết ra ngoài sẽ gây ẩm ướt vùng hậu môn. Nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn tấn công.
Chữa trị trĩ nội cấp độ 1 như thế nào?
Trĩ nội cấp độ 1 thường khó nhận biết, chính vì vậy bạn có thể thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để nội soi vùng hậu môn. Sau khi có kết quả, bác sĩ cũng sẽ hướng dẫn bạn cách chữa trị và chăm sóc bệnh trĩ nội hiệu quả nhất. Vậy trĩ nội độ 1 chữa như thế nào?
Hiện nay để điều trị bệnh trĩ nội độ 1 có 2 cách phổ biến là chữa bằng thuốc và cách chữa trĩ nội độ 1 tại nhà.
Cách chữa trĩ độ 1 bằng thuốc Tây y
Rất nhiều bệnh nhân khi bị bệnh trĩ độ 1 thắc mắc Trĩ nội độ 1 uống thuốc có khỏi không? Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng, chữa trị nội bằng thuốc là phương pháp nội khoa hiệu quả với các ưu điểm như:
- Giúp cầm máu kháng viêm và giảm đau
- Giúp thanh nhiệt và nhuận tràng
- Co thắt đại tràng và chống phình giãn các thành mạch
Bạn có thể sử dụng các loại thuốc giúp làm tăng cường sức bền và vùng thành mạch để làm co búi trĩ, thuốc nhuận tràng, cầm máu…
Trong đó phổ biến nhất là 2 loại thuốc uống và thuốc đặt:
- Thuốc uống là những loại thuốc có chứa Vitamin P (rutin) làm tác động trực tiếp vào búi trĩ. Kết hợp với các loại kháng sinh là Penicillin hoặc Cephalosporin, thuốc giảm đau chống viêm là Ibuprofen.
- Thuốc đặt là những loại thuốc giúp làm chắc tĩnh mạch, sát trùng, bạn có thể dùng thuốc đạn trĩ Proctolog.
Cách chữa trĩ nội độ 1 tại nhà an toàn, hiệu quả
Để giúp chữa trĩ nội cấp độ 1 an toàn, triệt để tránh biến chứng nặng lên cấp độ 2 bạn có thể áp dụng các biện pháp chữa tại nhà. Đây là những giải pháp từ tự nhiên, có chi phí thấp và không có nhiều tác dụng phụ.
1. Chữa bệnh trĩ nội độ 1 bằng hoa hòe
Trong hoa hòe có chứa hoạt chất rutin có tác dụng hiệu quả giúp làm tăng sức bền cho thành mạch, phòng ngừa búi trĩ tiếp tục sưng to. Ngoài ra hoa hòe còn giúp cầm máu, thanh nhiệt, giải độc hiệu quả.
Để áp dụng cách chữa bệnh trĩ độ 1 bằng hoa hò bạn cần chuẩn bị thêm bá tử nhân, chỉ xác, kinh giới tuệ khô đem trộn lẫn và tán với nhau thành bột mịn. Pha uống ngày 2 đến 3 lần với nước ấm.
Lưu ý cách này không nên áp dụng với những người bị đau bụng do lạnh bụng, phân nát lỏng thường xuyên…
2. Chữa trĩ nội độ 1 bằng rau diếp cá
Rau diếp cá là thành phần có chứa nhiều chất xơ và kháng viêm từ tự nhiên. Bạn có thể sử dụng loại rau này trong bữa ăn hàng ngày hoặc xay ra để uống trực tiếp. Rau diếp cá sẽ giúp thanh lọc cơ thể, ngừa táo bón, hạn chế viêm nhiễm.
Bạn có thể dùng rau diếp cá để khắc phục tình trạng bệnh trĩ của mình bằng cách: dùng 1 nắm rau diếp cá đem đun sôi thật kỹ để lấy 2 lít nước. Sau đó bạn đổ ra dùng để xông hậu môn trong vòng 15 phút, đến khi nước còn ấm thì lấy nước này để rửa hậu môn.
Bạn nên thực hiện cách này đều đặn mỗi ngày 1 lần đến khi các triệu chứng được khắc phục hoàn toàn.
3. Tập yoga để chữa trĩ nội độ 1
Yoga là bộ môn mang nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe, nhất là những người mới bị bệnh trĩ nội độ 1. Tập Yoga sẽ giúp lưu thông khí huyết ở vùng hậu môn trực tràng, giảm căng thẳng, lo lắng khi mắc bệnh.
Để tập luyện yoga giảm triệu chứng bệnh trĩ bạn nên thực hiện như sau:
Ngồi trên thảm 2 chân khoanh tròn, bắt chéo nhau, tay để lên đùi. Giữ toàn bộ cơ thể thả lỏng và hướng tâm về vị trí bụng dưới. Từ từ hít một hơi thật sâu và co bóp hậu môn, khép chặt 2 mông lại với nhau. Đồng thời uốn cong lưỡi áp sát vào với nhau. Nín thở và duy trì tư thế trên trong vài giây. Thở ra và đưa hậu môn, lưỡi trở về trạng thái bình thường.
Bạn nên thực hiện lặp lại động tác này khoảng 40 liên tục, mỗi ngày thực hiện từ 2 đến 3 lần.
Trĩ nội độ 1 nên ăn gì?
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc điều trị và khắc phục bệnh trĩ giai đoạn nhẹ. Vậy bệnh trĩ nội cấp độ 1 nên ăn gì?
Ăn những loại thực phẩm có nhiều chất xơ như: khoai lang mồng tơi, bông cải xanh, bắp cải, rau diếp cá. Đây là những loại thực phẩm giúp đi đại tiện dễ dàng, vùng hậu môn giảm áp lực, hạn chế tình trạng búi trĩ bị sa ra ngoài.
Thức ăn nhiều sắt phòng nguy cơ thiếu máu như: các loại thịt bò, thịt cừu, thịt dê, cá ngừ, cua… hoặc các loại trái cây sấy khô, mộc nhĩ, rau cần…
Thực phẩm giàu magie như: cá, ngũ cốc, yến mạch, những loại rau có màu xanh đậm, chuối, sô cô la đen… giúp nhuận tràng.
Uống nhiều nước mỗi ngày: Bạn nên uống từ 2 lít nước mỗi ngày, có thể uống nước canh rau hoặc nước ép trái cây, sinh tố…
Trĩ nội độ 1 nên kiêng gì?
Nguyên nhân hàng đầu gây bệnh trĩ nội là do thói quen ăn uống không hợp lý. Một số loại thức ăn sẽ khiến trĩ nội cấp độ 1 chuyển biến thành cấp độ 2 nhanh hơn, bạn cần tránh những loại thực phẩm sau:
Đồ ăn mặn, cay nóng, nhiều dầu mỡ: Những loại thực phẩm này sẽ làm tăng áp lực cho các mạch máu, khiến chúng dễ bị căng phồng, đi đại tiện gặp nhiều khó khăn hơn.
Chất kích thích và ăn quá no: Các loại chất kích thích như: nước có gas, thuôc lá, rượu bia… sẽ làm tăng áp lực cho ổ bụng, mỗi lần đi đại tiện bạn sẽ cần rặn mạnh nên chú ý không nên ăn.
Dù trĩ nội cấp độ 1 chưa có nhiều triệu chứng, biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu nghi ngờ mình mắc trĩ bạn cần thăm khám sớm để được hướng dẫn cách chữa trị hiệu quả, tránh tình trạng bệnh chuyển biến xấu và nặng hơn. Nếu muốn tư vấn bạn có thể liên hệ các bác sĩ: 0243.9656.999