[ Giải Đáp ] Trĩ ngoại và trĩ nội cái nào nặng hơn ? 3 cách chữa hiệu quả hiện nay

Mục lục chính [Ẩn]

    Trĩ ngoại và trĩ nội cái nào nặng hơn được rất nhiều người bệnh đặt câu hỏi. Hiện nay, tỉ lệ người mắc bệnh trĩ đang không ngừng tăng lên trong đó bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại là 2 loại bệnh trĩ phổ biến với nhiều người mắc nhất. Việc nhận biết mức độ nặng nhẹ của từng loại bệnh trĩ sẽ giúp người bệnh kiểm soát và sớm có biện pháp chữa trị kịp thời, tránh những biến chứng phức tạp có thể xảy ra.

    Bệnh trĩ ngoại và trĩ nội khác nhau như thế nào?

    Để giải đáp bệnh trĩ ngoại và trĩ nội cái nào nặng hơn, trước hết người bệnh nên phân biệt các đặc điểm và dấu hiệu của bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội. Bệnh trĩ ngoại và trĩ nội đều là loại bệnh trĩ phổ biến và thường gặp do áp lực hậu môn làm giãn các tĩnh mạch.

    Cả 2 loại bệnh trĩ đều khiến người bệnh bị ảnh hưởng đến giao tiếp, sức khỏe của người bệnh. Để phân biệt cũng như sớm xác định loại bệnh trĩ bạn nên dựa vào những đặc điểm dưới đây.

    1. Vị trí hình thành búi trĩ

    Nếu như bệnh trĩ nội thường xuất hiện ở trong ống hậu môn, khi các búi trĩ đã phát triển ra bên ngoài mới phát hiện được thì bệnh trĩ ngoại lại xuất hiện ngay rìa hậu môn.

    • Búi trĩ nội hình thành và phát triển nhanh chóng ở bên trong đường lược, vị trí búi trĩ nằm rất sâu trong hậu môn, phía cuối trực tràng nên khó nhận biết.
    • Búi trĩ ngoại phát triển ở bề mặt các biểu mô lát tầng, rìa ngoài hậu môn nên dễ quan sát bằng mắt thường khi đi đại tiện.

    2. Đặc điểm của búi trĩ nội và búi trĩ ngoại

    Mỗi loại búi trĩ đều gây nên những triệu chứng khác nhau do đặc điểm và vị trí khác nhau.

    Búi trĩ nội không có dây thần kinh cảm giác nên mỗi lần đi đại tiện niêm mạc búi trĩ cọ xát. Người bệnh sẽ thấy có cảm giác khó chịu nên người bệnh chỉ có thể căn cứ vào tình trạng chảy máu.

    Búi trĩ ngoại nằm ở bên ngoài hậu môn, người bệnh dễ phát hiện và nhận biết hơn. Đặc biệt, bệnh trĩ ngoại sẽ có nhiều dây thần kinh cảm giác, do đó người bệnh thường có dấu hiệu đau rát, ngứa ngáy mỗi lần đi đại tiện.

    Cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại đều có những dấu hiệu và đặc điểm riêng, nếu bạn cảm thấy khó phân biệt thì có thể liên hệ tới các bác sĩ chuyên khoa để xác định loại bệnh trĩ đang mắc.

    Trĩ ngoại và trĩ nội cái nào nặng hơn?

    Bệnh trĩ được chia thành các loại khác nhau, dựa vào các dấu hiệu và vị trí xuất hiện các búi trĩ. Các loại bệnh trĩ người bệnh có thể mắc phải như: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng... trong đó bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại phổ biến nhất. Nhiều người cho rằng bệnh trĩ nội nặng hơn bệnh trĩ ngoại. Vậy trĩ ngoại và trĩ nội cái nào nặng hơn?

    Theo Tiến sĩ Trịnh Tùng (Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng) cho biết, bệnh trĩ loại nào cũng nguy hiểm. Mức độ nguy hiểm của bệnh trĩ phụ thuộc vào giai đoạn người bệnh khám và điều trị bệnh.

    Thông thường những bệnh nhân mắc bệnh trĩ nội thường các búi trĩ xuất hiện trong ống hậu môn nên khó phát hiện. Không những thế, các búi trĩ nội thường ít dấu hiệu cụ thể, thường chỉ chảy máu trong ống hậu môn. Đa phần người bệnh mắc bệnh trĩ nội thường phát hiện chậm trễ hơn, khi thăm khám bệnh đã chuyển sang giai đoạn nặng.

    Với những bệnh nhân mắc bệnh trĩ ngoại thường sẽ dễ dàng phát hiện các triệu chứng hơn. Thường với những trường hợp trĩ ngoại các biểu hiện bệnh rõ ràng, đau nhức khó chịu nên ngay khi có dấu hiệu người bệnh thường đi khám và chữa trị luôn nên thường ở giai đoạn sớm hơn.

    Tuy nhiên, người bệnh trĩ ngoại không nên vì thế mà chủ quan vì đây chỉ là một khía cạnh nào đó. Xét toàn diện hậu quả của 2 diện bệnh này đều rất nguy hiểm nếu phát hiện ở giai đoạn muộn. Trĩ ngoại và trĩ nội cái nào nặng hơn phụ thuộc rất lớn vào thời điểm phát hiện bệnh.

    Trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn?

    Cùng với thắc mắc trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nặng hơn thì cùng với đó nhiều người bệnh thắc mắc trĩ nội và trĩ ngoại cái nào nguy hiểm hơn? Cả 2 loại bệnh trĩ này đều xuất hiện do sự giãn nở của các đám rối tĩnh mạch lên hậu môn.

    • Bệnh trĩ nội do sự hình thành, giãn nở quá mức của đám rối tĩnh mạch trong.
    • Bệnh trĩ ngoại xuất hiện là do sự giãn nở của đám rối tĩnh mạch trĩ ngoài.

    Thực chất cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại đều có mức độ nguy hiểm như nhau, các biến chứng của 2 loại bệnh trĩ này đều gây nên những ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

    Bệnh trĩ nội, bệnh trĩ ngoại có thể gây nên những biến chứng như:

    • Chảy máu: người bệnh sẽ bị chảy máu mỗi lần đi đại tiện, nếu tình trạng này không được sớm chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng mệt mỏi, ốm yếu, suy nhược cơ thể, chóng mặt, hoa mắt...
    • Sa búi trĩ: khi mắc bệnh trĩ không được chữa trị búi trĩ sa ra ngoài không thể co lại được vào hậu môn kể cả khi người bệnh dùng tay nhét vào. Nếu các búi trĩ cọ xát vào quần áp sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, viêm nhiễm thậm chí hoại tử và lây lan sang hậu môn.
    • Đau nhức hậu môn: người bệnh sẽ thấy có dấu hiệu đau nhức, sưng tấy, khó chịu ở hậu môn,ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sinh hoạt.
    • Biến chứng tắc mạch búi trĩ: biến chứng này thường xuất hiện khi các cục máu đông tại mạch trĩ bị vỡ, chảy máu và vón cục. Khi các cục máu đông to, sẽ khiến bạn thấy đau nhiều hơn.
    • Nhiễm khuẩn: Với những tổn thương do bệnh trĩ gây nên nếu không sớm có biện pháp khắc phục và chữa trĩ người bệnh có nguy cơ bị nhiễm khuẩn, viêm khe, viêm nhú hậu môn
    • Nứt kẽ hậu môn: bệnh trĩ cũng khiến người bệnh bị nứt kẽ hậu môn mỗi lần đi đại tiện. Nứt kẽ hậu môn xuất hiện vết nứt ở niêm mạc ống hậu môn, mặc dù vết nứt nhỏ nhưng lại khiến người bệnh đau rát, khó chịu, ảnh hưởng đến sinh hoạt.

    Với những biến chứng, tác hại của bệnh trĩ nội và trĩ ngoại này người bệnh nên có biện pháp thăm khám và chữa trị sớm để tránh gặp phải biến chứng, cũng như không phải thắc mắc bệnh trĩ ngoại và bệnh trĩ nội cái nào nặng hơn.

    Phương pháp điều trị bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại hiệu quả

    Cả bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại đều nguy hiểm gây nên những biến chứng nguy hiểm. Do đó các biện pháp phòng ngừa và điều trị là hết sức quan trọng và cần thiết.

    Mỗi loại bệnh trĩ, vị trí xuất hiện búi trĩ sẽ có 1 phương pháp điều trị khác nhau. Hơn nữa, căn cứ vào tình trạng và triệu chứng bệnh các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên và phương pháp hiệu quả nhất.

    Thông thường với những trường hợp mới mắc bệnh trĩ ở cấp độ 1 và cấp độ 2 thường sẽ điều trị nội khoa bằng thuốc kết hợp các biện pháp chăm sóc sức khỏe tại nhà đến khi bệnh khỏi hoàn toàn. Các loại thuốc được sử dụng có thể là dạng gel, thuốc đặt, thuốc mỡ... Kết hợp với các biện pháp điều trị toàn thân.

    Đối với bệnh trĩ ở cấp độ nặng, trĩ độ 3, độ 4 các bác sĩ vẫn có thể sử dụng thuốc nhưng cần kết hợp với các biện pháp can thiệp ngoại khoa như: thắt dây cao su, tiêm xơ búi trĩ, đông máu, cắt trĩ. Trong đó, phương pháp cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II được đánh giá mang đến nhiều ưu điểm vượt trội. Phương pháp này không sử dụng dao cắt thông thường mà sử dụng sóng cao tần để xâm lấn và tác động làm thắt nút mạch máu, từ đó làm loại bỏ búi trĩ hiệu quả.

    Như vậy, bệnh trĩ ngoại và trĩ nội cái nào nặng hơn qua bài viết trên đây hy vọng người bệnh đã tìm được lời giải đáp phù hợp. Nếu mắc bệnh trĩ nội hay bệnh trĩ ngoại bạn đều nên đi thăm khám và điều trị bệnh càng sớm càng tốt vì bệnh trĩ loại nào nếu để lâu cũng đều gây nên biến chứng nguy hiểm.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status