Thời gian phát bệnh sùi mào gà là bao lâu? Triệu chứng nhận biết
Thời gian phát bệnh sùi mào gà thường sẽ xuất hiện sau khoảng thời gian ủ bệnh. Đây là khoảng thời gian quan trọng giúp phát hiện và điều trị bệnh hiệu quả. Vậy bệnh sùi mào gà bao lâu mới phát bệnh, các dấu hiệu nhận biết là gì?
Thời gian phát bệnh sùi mào gà là khi nào?
Sùi mào gà xuất hiện là do virus Human papilloma (HPV) gây nên. Đa phần khi mới mắc bệnh sùi mào gà người bệnh thường không thấy có triệu chứng rõ ràng. Sau khoảng thời gian ủ bệnh, các triệu chứng xuất hiện khi thăm khám mới phát hiện ra bệnh. Chính vì thế việc xác định thời gian phát bệnh sùi mào gà là rất cần thiết.
Những người mắc căn bệnh sùi mào gà thường là do quan hệ tình dục không an toàn, có nhiều bạn tình hoặc trẻ nhỏ bị lây từ mẹ sang con. Theo các bác sĩ chuyên khoa của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng thì thời gian phát bệnh sùi mào gà phụ thuộc vào thể trạng, sức đề kháng của mỗi người.
Thông thường, bệnh sùi mào gà sẽ xuất hiện sau ít nhất khoảng 2 tuần và nhiều nhất khoảng 9 tháng. Cụ thể, có những người sau 2 tuần quan hệ hoặc tiếp xúc với virus HPV sẽ thấy có triệu chứng bệnh. Thế nhưng cũng có những người phải sau 9 tháng thì mới thấy những triệu chứng đầu tiên của bệnh.
Lý giải điều này, các chuyên gia cho biết, những người vệ sinh cơ thể sạch sẽ nhất là bộ phận vùng kín thường có sức đề kháng tốt thì thời gian phát bệnh sẽ muộn hơn. Với những người vệ sinh cá nhân không tốt, hệ thống miễn dịch yếu, quan hệ tình dục nhiều thường sẽ thấy có triệu chứng nhanh hơn.
Thời gian phát hiện bệnh sùi mào gà ở nam giới thường lâu hơn ở nữ giới. Nam giới trung bình phát bệnh khoảng 2 đến 9 tháng sẽ xuất hiện triệu chứng. Với nữ giới thời gian phát bệnh sau khoảng 1 đến 6 tháng mới thấy triệu chứng.
Trong thời gian phát bệnh sùi mào gà có triệu chứng gì?
Trong thời gian phát bệnh sùi mào gà nếu người bệnh để ý sẽ thấy có những triệu chứng điển hình của bệnh. Nếu những triệu chứng này được phát hiện và thăm khám sớm thì việc chữa trị sẽ nhanh chóng hơn, hiệu quả hơn. Một số các triệu chứng trong thời gian phát bệnh bạn có thể nhận biết như sau:
- Vùng da niêm mạc xuất hiện những nốt sần nhỏ, mềm, có đầu nhọn và có thể nhô cao như những chiếc u nhú. Đường kính của những nốt này khoảng từ 1 đến 2mm, hình đĩa bẹt tròn nhỏ, bề mặt ráp màu trắng hoặc màu hồng.
- Sau một thời gian ngắn, những nốt sùi này sẽ lớn dần lên, phát triển gia tăng về kích thước và liên kết với nhau thành từng mảng giống như mào gà hoặc như súp lơ.
- Khi chạm vào những nốt sùi này sẽ thấy bề mặt của nốt sùi mềm, ẩm ướt, ấn vào thấy mủ và máu chảy ra nhất là khi cọ xát.
- Các nốt sùi thường có chứa mủ có mùi hôi tanh khó chịu. Điều này có thể khiến người bệnh bị ngứa ngáy, đau rát thậm chí viêm nhiễm và viêm loét.
- Với chị em phụ nữ, các nốt sùi thường xuất hiện ở âm vật, môi nhỏ, tầng sinh môn, niệu đạo, cổ tử cung, hậu môn…
- Ở nam giới sẽ thấy các nốt sùi ở rãn quy đầu, bao da, thân dương vật, đầu niệu đạo trước, miệng sáo, da bìu
- Bên cạnh đó, sùi mào gà còn xuất hiện ở các vị trí khác trên cơ thể như: môi, miệng, mắt, họng…
Trong thời gian phát bệnh, đa số người bệnh đều thấy khó chịu với triệu chứng của bệnh sùi mào gà. Do đó, bạn hãy nên thăm khám bác sĩ để được điều trị càng sớm càng tốt.
==> Xem Thêm : Bệnh sùi mào gà ở nữ : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Trong thời gian phát bệnh sùi mào gà nên làm gì?
Bệnh sùi mào gà là căn bệnh nguy hiểm, có thể làm lây lan ảnh hưởng đến đời sống quan hệ tình dục thậm chí có thể gây vô sinh. Chính vì thế, trong thời gian phát bệnh sùi mào gà bạn nên thực hiện những biện pháp sau:
1. Thăm khám các bác sĩ càng sớm càng tốt
Khi thấy có triệu chứng bệnh sùi mào gà tức là bạn đang trong thời gian phát triển của bệnh. Lúc này bạn cần sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất.
Các bác sĩ sẽ đặt ra cho bạn một số câu hỏi liên quan đến triệu chứng của bệnh, tiền sử mắc bệnh của bản thân và gia đình, thời gian quan hệ tình dục, có quan hệ tình dục không an toàn không. Bạn cần chia sẻ thành thực về những câu hỏi này để đảm bảo kết quả thăm khám chính xác
Sau đó, bác sĩ sẽ kiểm tra lâm sàng khu vực nghi ngờ nhiễm bệnh. Nếu trong trường hợp cần kết luận chính xác bạn có thể sẽ cần làm các xét nghiệm chuyên sâu. Sau khi có kết quả xét nghiệm và thăm khám lâm sàng về tình trạng của bạn bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị.
Tùy thuộc tình trạng của mỗi người mà việc điều trị sùi mào gà sẽ khác nhau. Phương pháp chữa bệnh sùi mào gà phổ biến hiện nay là dùng thuốc kết hợp với vật lý trị liệu. Các loại thuốc được sử dụng có thể là thuốc Đông y, thuốc Tây y.
2. Tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ định của bác sĩ
Trong quá trình điều trị sùi mào gà người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn, chỉ định của các bác sĩ. Người bệnh không nên tự ý thay đổi liều dùng, loại thuốc dùng để chữa sùi mào gà.
Bộ phận bị nhiễm sùi mào gà đa phần đều là những bộ phận nhạy cảm nên cần cẩn trọng khi sử dụng. Trường hợp xấu có thể gây ra tác dụng phụ khiến bạn khó chịu, bị tổn thương.
Trong thời gian phát bệnh sùi mào gà nói chung, thời gian điều trị nói riêng người bệnh nên tránh quan hệ tình dục. Nếu quan hệ tình dục sẽ khiến các nốt sùi cọ xát và lan rộng hơn.
Không sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích khi điều trị hoặc có triệu chứng bệnh. Điều này gây ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và suy giảm sức đề kháng. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu đạm khiến cá nốt sùi phát triển nhanh hơn như thịt chó, thịt cừu, thịt dê, hải sản…
Nên bổ sung cho cơ thể đầy đủ các chất dinh dưỡng từ trái cây tươi, rau xanh… Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để nâng cao sức khoẻ và sức đề kháng của cơ thể.
==> Xem Thêm : [ GIải Đáp ] Chữa dứt điểm sùi mào gà bằng cách nào tốt nhất năm 2020 ?
Như vậy, thời gian phát bệnh sùi mào gà ở mỗi người không giống nhau. Tuy nhiên, nếu xác định được khoảng thời gian này sẽ giúp việc điều trị được dễ dàng và hiệu quả hơn. Mọi thắc mắc bạn hãy tham khám ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.