Bệnh sùi mào gà ở nữ : Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa trị
Bệnh sùi mào gà ở nữ là căn bệnh nguy hiểm nếu không sớm chữa trị có thể gây ung thư cổ tử cung, âm đạo, buồng trứng… thậm chí làm tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn. Việc nắm vững những nguyên nhân, triệu chứng bệnh sùi mào gà ở nữ sẽ giúp chị em có biện pháp phòng ngừa và chữa trị bệnh hiệu quả hơn.
Tìm hiểu: Bệnh sùi mào gà ở nữ là gì?
Sùi mào gà hay còn gọi là bệnh mồng gà, đây là một trong những căn bệnh xã hội điển hình khi quan hệ tình dục không an toàn. Nguyên nhân chính gây bệnh là do virus có tên là Human Papilloma Virus (HPV) gây nên. Bệnh sùi mào gà ở nữ thường dễ bị nhầm với các bệnh phụ khoa nên chị em cần hết sức cẩn trọng.
Do là bệnh chủ yếu lây qua đường tình dục nên khi mắc bệnh thường các triệu chứng sẽ xuất hiện ở bộ phận sinh dục. Ngoài ra, những u nhú này còn xuất hiện ở những nơi tiếp xúc với loại virus này. Thời gian ủ bệnh thường sau khoảng từ 2 đến 9 ngày tùy vào thể trạng của từng người.
Khi có triệu chứng bệnh sùi mào gà người bệnh cần sớm được thăm khám và điều trị. Nếu bệnh không sớm được khắc phục các nốt sùi sẽ nhanh chóng phát triển và liên kết với nhau thành từng mảng, có mủ chảy ra kèm theo mùi hôi khó chịu. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh.
Nguyên nhân gây bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới xuất hiện là do virus Human Papilloma Virus (HPV) gây nên. Loại virus này thường phát triển ở môi trường ẩm ướt với 120 loại trong đó có hơn 40 loại là lây qua đường tình dục. Loại virus trực tiếp gây sùi mào gà chính là HPV - 6 và HPV – 11.
Nguyên nhân khiến nữ giới bị mắc bệnh sùi mào gà là do những con đường lây nhiễm bệnh khi tiếp xúc với virus gây bệnh sùi mào gà.
- Do quan hệ tình dục không an toàn: Đây là nguyên nhân hàng đầu gây các căn bệnh xã hội nguy hiểm. Bất kể nữ giới quan hệ bằng đường miệng, hậu môn, hay đường sinh dục đều có nguy cơ mắc bệnh sùi mào gà.
- Lây từ mẹ sang con: Nếu trước hoặc trong quá trình mang thai, sinh con người phụ nữ bị mắc bệnh sùi mào gà thì khả năng em bé cũng bị lây bệnh. Nguyên nhân là do khi em bé chào đời phải đi qua cổ tử cung và tử cung của người mẹ, quá trình tiếp xúc này sẽ khiến em bé bị mắc bệnh là khó tránh khỏi. Ngoài ra, khi em bé tiếp xúc với các nốt sùi trên cơ thể mẹ cũng có nguy cơ bị lây nhiễm bệnh.
- Lây qua vết thương hở: Những tiếp xúc trên da thịt khi có vết thương hở của người bị mắc bệnh sùi mào gà như: máu, mủ là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh. Lúc này người bệnh có thể không mắc bệnh cũng chuyển sang mắc bệnh. Tỉ lệ mắc bệnh qua đường này không cao nhưng chị em vẫn nên đề phòng.
- Dùng chung đồ dùng cá nhân: Chị em phụ nữ thường có thói quen sử dụng chung đồ đạc của nhau: từ quần áo nhất là quần áo lót, khăn mặt, bàn chải đánh răng… điều này làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh rất cao.
Nhận biết dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Các dấu hiệu bệnh sùi mào gà ở nữ giới thường xuất hiện ở các bộ phận như: cơ quan sinh dục, mắt, hậu môn, miệng, mũi… Nếu người bệnh phát hiện ra các triệu chứng sớm thì việc chữa trị bệnh sẽ hiệu quả và chi phí điều trị cũng được rút ngắn hơn.
Thông thường các triệu chứng của bệnh sùi mào gà thường xuất hiện sau khoảng từ 2 đến 9 ngày sau khi tiếp xúc với virus gây bệnh. Lúc này người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng của bệnh như:
- Xuất hiện những nốt sùi mào gà ở khu vực tiếp xúc, bộ phận sinh dục như: môi lớn, môi bé, cổ tử cung, âm đạo, hậu môn; trong khoang miệng như: lưỡi, họng, cuống họng, môi…
- Thời gian đầu những nốt sùi này thường chỉ có kích thước nhỏ từ 1 đến 2 mm, mềm và khi sờ thấy ráp ở tay. Nếu bệnh nặng thì những mụn này sẽ tạo thành mảng lớn. Quan sát kỹ sẽ thấy giống như cái súp lơ và thường sẽ nhô lên bề mặt da.
- Các nốt sùi mào gà thường không gây ngứa ngáy, nhưng dễ vỡ, chảy máu khi có sự va chạm, tiếp xúc.
- Khi quan hệ tình dục thường có cảm giác đau rát và thậm chí còn có hiện tượng chảy máu âm đạo.
Tùy từng tình trạng của mỗi chị em mà các triệu chứng kèm theo sẽ khác nhau. Do đó tốt nhất chị em nên tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán bệnh chính xác.
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới có nguy hiểm không?
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới mặc dù không ảnh hưởng đến tính mạng ngay lập tức nhưng nếu để lâu không chữa trị có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm. Một số những biến chứng của bệnh sùi mào gà có thể gây nên như:
Tăng nguy cơ vô sinh – hiếm muộn :
Khi virus gây bệnh sùi mào gà tấn công và gây bệnh có thể là nguyên nhân dẫn đến các bệnh phụ khoa. Trong đó những bệnh phụ khoa phổ biến như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu, lạc nội mạc cổ tử cung… Những bệnh phụ khoa này nếu là nguyên nhân hàng đầu khiến bạn có nguy cơ bị vô sinh vì tinh trùng rất khó để gặp trứng.
Tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư :
Tình trạng bệnh sùi mào gà phát triển quá lâu sẽ ảnh hưởng đến các mô lành tính ở xung quanh, khả năng các nốt sùi sẽ lan rộng hơn. Nếu tình trạng này không sớm được chữa trị, nữ giới sẽ có nguy cơ bị ung thư. Bệnh ung thư là căn bệnh nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng.
Gây đau đớn, chảy máu ở vùng kín :
Đây là ảnh hưởng có thể thấy rõ nhất khi mắc bệnh sùi mào gà. Virus HPV tấn công và xâm nhập vào cơ thể làm ảnh hưởng đến những bộ phận khác, nhất là vùng kín phụ nữ dễ bị tổn thương. Nếu bệnh nặng chị em sẽ thấy hiện tượng đau đớn và chảy máu ở bộ phận sinh dục nữ giới.
Ảnh hưởng đến cuộc sống, quan hệ vợ chồng :
Khi bị mắc bệnh sùi mào gà người bệnh thường có tâm lý e ngaij, xấu hổ nhất là khi quan hệ tình dục sẽ khiến đau và khó chịu. Điều này làm ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống hàng ngày trong đó ảnh hưởng nhiều nhất là đời sống tình dục, hôn nhân sẽ có nhiều mâu thuẫn và nghi ngờ.
Lây truyền sang thai nhi :
Nếu chị em phụ nữ bị sùi mào gà khi đang mang thai khả năng thai nhi bị mắc bệnh cũng rất cao. Bệnh sùi mào gà có thể lây nhiễm qua thai nhi qua đường dây rốn hoặc khi phụ nữ sinh qua đường âm đạo. Nếu thai nhi bị bệnh sùi mào gà có thể sẽ đối mặt với nguy cơ sinh non, thai lưu.
Bệnh sùi mào gà ở nữ có chữa được không?
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới là căn bệnh nguy hiểm nhất là chị em bị mắc bệnh sùi mào gà ở tuýp 16 và 18 sẽ có nguy cơ chuyển sang bệnh viêm lộ tuyến cổ tử cung, ung thử cổ tử cung. Do đó khi thấy triệu chứng của bệnh bạn nên sớm thăm khám và chữa trị.
Hiện nay với sự phát triển của y học hiện đại thì bệnh sùi mào gà chữa trị có khả năng khỏi hẳn. Tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt trong điều trị bệnh sùi mào gà còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố:
Thời gian phát hiện bệnh, nếu bệnh phát hiện sớm, chưa có dấu hiệu biến chứng, chưa gây tổn thương cho cơ thể thì khả năng chữa khỏi cao hơn.
Người bệnh có sức khỏe tốt, sức đề kháng cao thì cơ hội chữa khỏi bệnh sẽ nhanh hơn những người có thể trạng kém
Phương pháp chữa bệnh hiện đại, bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, trang thiết bị tân tiến cũng là yếu tố quyết định bệnh sùi mào gà có thể chữa khỏi được hay không.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh người bệnh tái khám đúng theo lịch hẹn, làm đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ thì việc điều trị cũng sẽ hiệu quả hơn, khả năng chữa khỏi bệnh cũng cao hơn.
==> Xem Thêm : [ GIải Đáp ] Chữa dứt điểm sùi mào gà bằng cách nào tốt nhất năm 2020 ?
Phương pháp chữa bệnh sùi mào gà ở nữ giới an toàn, hiệu quả
Nếu bạn nghi ngờ mắc bệnh sùi mào gà hoặc muốn tìm phương pháp chữa hiệu quả trước hết bạn cần chọn lựa những địa chỉ chữa trị bệnh uy tín có đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm. Khi thăm khám dựa trên những triệu chứng lâm sàng bác sĩ sẽ đưa ra những chỉ định phù hợp.
1. Chẩn đoán bệnh chính xác mắc bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Trước hết chị em sẽ cần thực hiện làm những xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác. Các bác sĩ sẽ có những thăm khám lâm sàng bằng mắt thường qua bộ phận bị mắc bệnh. Nếu các triệu chứng chưa rõ ràng, các nốt sùi còn quá nhỏ sẽ cần làm thêm các xét nghiệm chuyên sâu.
- Xét nghiệm dịch: Hầu hết những trường hợp nghi ngờ mắc bệnh lây qua đường tình dục đều được chỉ định xét nghiệm dịch. Bác sĩ sẽ lấy mẫu mang đi xét nghiệm, nếu có virus sùi mào gà ở trong dịch thì có thể đưa ra kết luận mắc bệnh.
- Xét nghiệm mẫu bệnh phẩm: Bác sĩ sẽ lấy mẫu trên các nốt sùi, u nhú… có thể lấy 1 mẩu da để đem đi xét nghiệm. Đây là phương pháp giúp chẩn đoán bệnh chính xác.
Sau khi có kết quả bác sĩ sẽ tiến hành điều trị phù hợp.
2. Cách chữa bệnh sùi mào gà ở nữ giới
Hiện nay, có rất nhiều phương pháp chữa bệnh sùi mào gà ở nữ giới. Tùy thuộc vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp phù hợp. Một số phương pháp chữa bệnh sùi mào gà hiệu quả.
Chữa sùi mào gà bằng thuốc :
Bạn có thể dùng những loại thuốc để bôi trực tiếp lên vùng da bị nhiễm virus. Lưu ý khi dùng những loại thuốc này cần theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc về nhà tự điều trị tránh tác dụng phụ và nguy cơ bị nhờn thuốc.
Thuốc Trichloactic acid: Đây là loại thuốc điều trị bệnh sùi mào gà được bệnh viện Da liễu thành phố Hồ Chí Minh pha chế. Khi dùng thuốc này bạn chỉ cần dùng chiếc tăm bông chấm vào thuốc rồi chấm vào nốt sùi đến khi nốt sùi trắng ra. Mỗi ngày chỉ cần chấm thuốc 1 lần.
Thuốc Podophylline có nồng độ 20 – 25%: Đây là loại thuốc có xuất xứ từ Thái Lan và có tác dụng với những nốt sùi còn nhỏ. Khi sử dụng thuốc sẽ phá hủy và làm hoại tử các nốt sùi. Người bệnh lấy tăm bông chấm thuốc và bôi lên vị trí xuất hiện bệnh sùi mào gà. Sau đó 1 – 3 giờ, vệ sinh lại bằng nước sạch. Không bôi thuốc trong âm đạo, hậu môn, lỗ niệu đạo, miệng, cổ tử cung và bao quy đầu.
Thuốc Imiquimod (Aldara và Zyclara): nhóm thuốc phản ứng miễn dịch, hoạt động bằng cách kích thích hệ thống miễn dịch chống lại sự tăng trưởng bất thường trên da, giúp điều trị bệnh sùi mào gà. Thuốc dùng ngoài da, tuần bôi 3 lần và bôi trong vòng 16 tuần. Số lần bôi này còn phụ thuộc vào tình trạng của người bệnh.
Chữa sùi mào bằng phẫu thuật :
Phương pháp này thường áp dụng với những trường hợp có phù hợp khi dùng thuốc, các nốt sùi mào gà lớn, sùi mào gà có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần phẫu thuật. Các biện pháp phẫu thuật bạn có thể tham khảo như:
- Áp lạnh với nitơ lỏng: Tác động xung quanh các vết mụn rộp khi da lành lại, các tổn thương sẽ bong ra và da mới sẽ thay thế chỗ tổn thương.
- Dao mổ điện: Phương pháp này đốt cháy sùi mào gà bằng dòng điện, tuy nhiên có thể khiến bạn bị đau sau khi thực hiện.
- Phẫu thuật cắt bỏ: bác sĩ sẽ tiến hành gây tê tại chỗ hoặc toàn thân rồi cắt bỏ hoàn toàn sùi mào gà.
- Laser: Bác sĩ sử dụng một chùm ánh sáng cường độ cao để điều trị sùi mào gà, chi phí cho phương pháp này cao hơn các phương pháp khác và khó điều trị khi sùi mào gà ở diện rộng.
Bên cạnh việc điều trị bệnh sùi mào gà chị em cần lưu ý thay đổi những thói quen sinh hoạt lành mạnh để phòng bệnh bằng cách: sử dụng bao cao su khi quan hệ, vệ sinh sạch sẽ vùng bệnh, xây dựng lối sống lành mạnh, an toàn, tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ định của bác sĩ.
==> Xem Thêm : [ Tổng hợp ] 5 biểu hiện của bệnh sùi mào gà âm đạo dễ nhận biết
Bệnh sùi mào gà ở nữ giới phức tạp và biến chứng nguy hiểm hơn bệnh sùi mào gà ở nam giới. Do đó khi thấy triệu chứng bạn nên sớm thăm khám và điều trị bệnh tránh nguy cơ biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống sau này.