[ GIải Đáp ] Chữa dứt điểm sùi mào gà bằng cách nào tốt nhất năm 2020 ?
Chữa dứt điểm sùi mào gà là mong muốn của nhiều người mắc căn bệnh này. Sùi mào gà là căn bệnh lây truyền khi quan hệ tình dục không an toàn hoặc khi tiếp xúc với virus HPV qua miệng, hậu môn, mắt. Bệnh có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nhất là ảnh hưởng đến chức năng sinh sản. Nguy hiểm hơn hiện chưa có loại thuốc đặc trị căn bệnh này.
Các phương pháp chữa dứt điểm sùi mào gà hiệu quả
Theo các chuyên gia thì việc chữa dứt điểm sùi mào gà khá khó khăn, không thể chữa trị 1 lần mà khỏi hẳn. Hơn nữa để chữa trị bệnh cần áp dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Việc đưa ra phác đồ điều trị bệnh sùi mào gà như thế nào sẽ do các bác sĩ quyết định, người bệnh không nên tự ý điều trị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
1. Chữa dứt điểm sùi mào gà bằng thuốc Tây y
Hiện nay, loại thuốc được sử dụng chữa bệnh sùi mào gà phổ biến là thuốc kháng sinh. Những loại thuốc kháng sinh sẽ tác động trực tiếp vào mầm bệnh ở bên trong cơ thể, loại bỏ yếu mầm bệnh. Tuy nhiên, hiện chưa có loại thuốc dùng để điều trị căn bệnh này.
Nhóm thuốc Imiquimod (Aldara, Zyclara) :
Những loại thuốc này có tác dụng tăng đề kháng, tăng khả năng miễn dịch để chống lại bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này khi sử dụng cần lưu ý khi kem còn trên da không nên quan hệ tình dục vì có thể làm kích ứng da của bạn tình hoặc làm đỏ da. Ngoài ra, khi dùng thuốc có thể xuất hiện mụn nước, ho, phát ban, mệt mỏi…
Thuốc Podophyllin và podofilox (Condylox) :
Podophyllin có tác dụng làm phá hủy các mô sùi mào gà nhưng chỉ được dùng loại thuốc này khi có sự chỉ định của bác sĩ. Podofilox chứa cùng một hợp chất hoạt tính với podophyllin, nhưng có thể sử dụng một cách an toàn ở nhà. Tuy nhiên, không được dùng podofilox cho khu vực bên trong bộ phận sinh dục, phụ nữ mang thai cũng không được dùng loại thuốc này.
Axit tricloaxetic (TCA) :
Đây cũng là loại thuốc làm phá hủy các nốt sùi mào gà hoặc dùng khi bị mụn rộp ở bên trong bộ phận sinh dục. Có thể thuốc không giúp chữa dứt điểm sùi mào gà nhưng có thể giảm thiểu triệu chứng do bệnh sùi mào gà gây nên. Cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, quá trình dùng thuốc có thể gây kích ứng da, sưng hoặc đau nhức.
Sinecatechin (Veregen) :
Sinecatechin (Veregen) được điều chế dưới dạng kem bôi để điều trị bệnh sùi mào gà ở bên ngoài hoặc xung quanh vùng hậu môn. Loại thuốc này thường ít có tác dụng phụ, trường hợp mẫn cảm có thể thấy đau rát, đỏ da.
Lưu ý: Bạn không nên tự ý mua thuốc về dùng để điều trị bệnh sùi mào gà. Việc sử dụng những loại thuốc chữa sùi mào gà mà không kê đơn có thể gây kích ứng da nhiều hơn.
2. Chữa sùi mào gà dứt điểm bằng phương pháp phẫu thuật
Phương pháp phẫu thuật để chữa bệnh sùi mào gà thường áp dụng với những trường hợp nốt sùi to, người bệnh có phản ứng khi sử dụng thuốc hoặc thuốc có ảnh hưởng khi mang thai. Một số phương pháp chữa trị sùi mào gà bằng phương pháp này như:
Áp lạnh với nitơ lỏng (cryotherapy) :
Liệu pháp này sẽ gây nên 1 vết rộp ở xung quanh các mụn rộp sinh dục. Đến khi làn da lành lại, vùng tổn thương sẽ bong và mọc lớp da mới để thay thế chỗ tổn thương. Với phương pháp này bạn có thể điều trị nhiều lần, nhưng cẩn trọng vì có thể bị đau hoặc sưng.
Dùng dao mổ điện :
Bác sĩ sẽ sử dụng dòng điện để đốt cháy các nốt sùi mào gà. Bạn cũng có thể sẽ thấy đau hoặc sưng sau khi tiến hành thủ thuật.
Phẫu thuật cắt bỏ :
Bác sĩ sẽ cắt bỏ hoàn toàn các nốt sùi mào gà sau đó sử dụng thuốc để tránh tổn thương. Trước khi thực hiện phương pháp này bạn cần được tiến hành gây tê tại chỗ hoặc gây tê toàn thân. Sau khi tiến hành phẫu thuật, bạn có thể sẽ bị sưng, đau.
Điều trị bằng laser :
Đây là phương pháp được khá nhiều bác sĩ và bệnh nhân sử dụng. Bác sĩ sẽ sử dụng 1 chùm ánh sáng có cường độ cao để tác động trực tiếp vào các nốt sùi. Điều trị sùi mào gà bằng laser thường được chỉ định với những nốt sùi khó điều trị, phát triển rộng. Nhưng sau khi điều trị có tác dụng và để lại sẹo và đau đớn.
Xem Thêm : [ Tổng hợp ] 5 biểu hiện của bệnh sùi mào gà âm đạo dễ nhận biết
3. Chữa sùi mào gà bằng Đông y
Sử dụng thuốc Đông y để điều trị bệnh sùi mào gà thường chú trọng điều trị từ bên trong, tiêu diệt virus HPV gây nên rồi đào thải chúng ra ngoài cơ thể. Đây được coi là phương pháp chữa bệnh tận gốc, tuy nhiên, khi chữa trị bạn nên thăm khám các bác sĩ, thầy thuốc, lương y để được kê những loại thuốc hiệu quả.
Bạn có thể tham khảo một số bài thuốc Đông y chữa bệnh sùi mào gà như sau:
Bài thuốc 1:
Chuẩn bị:
- Tỳ giải 15g
- Tử thảo 15g
- Hoàng bá 15g
- Thổ phục linh 30g
- Đại thanh diệp 20g
- Thương truật 15g
- Ý dĩ 20g, đan bì 12g
- Thông thảo 10g
- Rau sam 15g
Tất cả đem sắc uống mỗi ngày 1 thang sẽ có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi rút sùi mào gà.
Bài thuốc 2
Chuẩn bị:
- Thổ phục linh 30g
- Dã cúc hoa 30g
- Kim ngân hoa 10g
- Cam thảo 10g
- Xạ can 10g
- Liên kiều 10g
- Bản lam căn 10g
- Hoàng cầm 10g
- Chi tử 10g
- Hoàng bá 10g
- Thương truật 10g
- Sơn đậu căn 10g
- Sơn từ cô 5g
Tất cả những loại thuốc này đem sắc uống mỗi ngày 1 thang. Tác dụng của thuốc này sẽ khiến cho khô cũng như rụng ổ sùi mào gà, ngăn chặn viêm.
Bài thuốc 3 :
Chuẩn bị:
- Bản lam căn 30g
- Địa phu tử 20g
- Mộc tặc 20g
- Khô phàn 20g
- Dã cúc hoa 30g
- Nga truật 15g
Tất cả đem sắc mỗi ngày 1 thang lấy nước ngâm rửa ở tại vùng bị tổn thương.
Xem Thêm : [ Tổng hợp ] Các triệu chứng của bệnh sùi mào gà ở nam giới hiện nay
4. Chữa bệnh sùi mào gà tại nhà
Ngoài những loại thuốc hoặc các phương pháp y tế, để điều trị bệnh sùi mào gà bạn có thể áp dụng một số biện pháp điều trị tại nhà hiệu quả.
- Tinh dầu tràm trà: Bạn chỉ cần thoa 1 giọt tinh dầu tràm trà đã pha loãng rồi thoa trực tiếp vào các nốt mụn rộp sinh sục. Nếu nghi ngờ mình bị dị ứng với loại tinh dầu này thì bạn có thể thử trên cánh tay trước khi dùng 1 ngày. Lưu ý không nên dùng tinh dầu tràm trà để uống hoặc tiêm.
- Trà xanh: Trà xanh được cô đặc thành một hợp chất trong thuốc mỡ sinecatechin (Veregen) và thường được bác sĩ chỉ định khi điều trị bệnh sùi mào gà. Bạn cũng có thể mua chiết xuất trà xanh thêm 1 hoặc 2 giọt dầu dừa rồi thoa lên vùng bệnh.
- Tỏi: thoa chiết xuất tỏi vào sùi mào gà có thể giúp làm hạn chế tình trạng bệnh sùi mào gà. Bạn có thể mua chiết xuất tỏi và dùng trực tiếp vào sùi mào gà hoặc dùng 1 miếng gạc để trong hỗn hợp tỏi và dầu áp vào vùng bệnh.
- Giấm táo: Giấm táo có các thành phần tính axit để tiêu diệt virus. Bạn có thể ngâm bông hoặc gạc trong giấm táo và áp vào khu vực sùi mào gà.
Lưu ý: Để giúp chữa khỏi bệnh sùi mào gà dứt điểm, ngoài việc điều trị bệnh, tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ. Người bệnh nên chú ý chăm sóc vệ sinh cá nhân thật tốt, không nên quan hệ tình dục khi mắc bệnh, luôn mặc quần áo khô thoáng, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Chữa dứt điểm sùi mào gà cần rất nhiều thời gian, công sức thậm chí tiền bạc. Do đó bạn nên sớm thăm khám khi nghi ngờ bản thân có triệu chứng bệnh. Nếu có những dấu hiệu bất thường trong quá trình điều trị hãy liên hệ ngay với các bác sĩ, tuyệt đối không nên tự ý điều trị bệnh tại nhà.