Táo bón ra máu là bệnh gì, nên điều trị thế nào? [ Giải đáp]

Mục lục chính [Ẩn]

    Táo bón ra máu là bệnh gì là thắc mắc, lo lắng của rất nhiều người bệnh khi gặp phải tình trạng này. Triệu chứng táo bón kèm theo chảy máu là dấu hiệu của nhiều bệnh, nhất là những bệnh ở hậu môn trực tràng, bệnh nếu không sớm chữa trị có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm. Cùng tìm hiểu những nguyên nhân khiến bạn bị táo bón kèm đi ngoài ra máu trong bài viết dưới đây.

    Táo bón ra máu là bệnh gì

    Theo các bác sĩ chuyên khoa, để giải đáp thắc mắc táo bón ra máu là bệnh gì, trước hết người bệnh cần theo dõi những triệu chứng bệnh kèm theo. Nếu trong trường hợp các triệu chứng còn chưa rõ, mơ hồ thì bạn có thể nhờ đến sự giúp đỡ, hỗ trợ của các bác sĩ chuyên khoa. Dưới đây là một số nguy cơ mà bạn có thể mắc phải khi bị táo bón kèm ra máu.

    1. Bệnh trĩ

    Hiện nay, tỉ lệ mắc bệnh trĩ đang ngày càng có xu hướng gia tăng, theo Hội Hậu môn trực tràng Việt Nam, có khoảng 40 đến 50% dân số Việt Nam mắc bệnh trĩ. Nguyên nhân gây bệnh trĩ có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt không lành mạnh, ăn ít chất xơ, ngồi lâu, thường bê vác vật dụng nặng…

    Khi bị bệnh trĩ người bệnh sẽ thấy có triệu chứng bị táo bón, phân cứng không đẩy được ra ngoài kèm theo đau rát hậu môn, chảy máu hậu môn, có cục thịt thừa ở rìa hậu môn, chảy dịch ở hậu môn. Nếu bệnh nặng dịch ở hậu môn có thể sẽ có mùi hôi thối, khó chịu.

    Bệnh trĩ mặc dù không gây ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh, tuy nhiên nếu không sớm được chữa trị có thể gây nên những biến chứng như: tắc nghẽn hậu môn, sa hậu môn, mất máu, bội nhiễm, nhiễm trùng hậu môn…

    2. Nứt kẽ hậu môn

    Nứt kẽ hậu môn cũng là một trong những căn bệnh ở hậu môn mà nhiều người có nguy cơ mắc phải. Một trong những nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn là do người bệnh bị táo bón, phân cứng, mỗi lần đi đại tiện phải rặn mạnh, phân khô và kích thước lớn sẽ dễ dẫn đến tình trạng xuất hiện các vết nứt ở niêm mạc hậu môn.

    Khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh sẽ thấy có triệu chứng hậu môn đau dữ dội, nóng rát trong và sau mỗi lần đi đại tiện. Tình trạng đau rát có thể kéo dài trong vài giờ sau đó, táo bón phân cứng mỗi lần đi qua hậu môn dẫn đến nứt hậu môn và chảy máu ở hậu môn.

    Bệnh nứt kẽ hậu môn thường có thể tự lành trong vài tuần nếu người bệnh thay đổi thói quen sinh hoạt, giữ cho phân mềm và khắc phục được tình trạng táo bón hoặc tiêu chảy. Nếu bệnh nặng can thiệp nội khoa không hiệu quả sẽ cần tiến hành phẫu thuật.

    3. Táo bón

    Táo bón ra máu là bệnh gì, không thể bỏ qua là triệu chứng của bệnh táo bón. Táo bón có thể chỉ là triệu chứng nhưng đó cũng có thể là dấu hiệu của bệnh lý. Tình trạng táo bón là khi bạn đi đại tiện ít hơn 3 lần trong 1 tuần.

    Khi bị táo bón người bệnh sẽ thấy có triệu chứng điển hình như: phân cứng, khô, bụng trướng, đau bụng, trong phân có lẫn máu hoặc chảy máu sau mỗi lần đi đại tiện, đi đại tiện xong vẫn muốn đi nữa.

    4. Bệnh polyp đại trực tràng

    Bệnh polyp đại trực tràng thường gặp từ 30 đến 50% là người lớn. Bệnh có thể do chế độ dinh dưỡng nhiều chất béo, ít chất xơ, mắc bệnh béo phì và do thói quen hút thuốc lá. Có 2 loại polyp phổ biến là polyp tăng sản và polyp tuyến.

    Khi mắc bệnh polyp đại trực tràng người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như: Chảy máu từ trực tràng, thay đổi thói quen đại tiện, thay đổi màu phân, đau hoặc buồn nôn, khó khăn mỗi lần đi đại tiện…

    Hầu hết các polyp đại tràng là vô hại nhưng qua thời gian, một số polyp đại tràng có thể phát triển thành ung thư đại tràng, gây tử vong khi được tìm thấy ở giai đoạn muộn của nó.

    5. Ung thư đại tràng

    Ung thư đại trực tràng là căn bệnh ít được quan tâm vì các triệu chứng bệnh không rõ nét và người bệnh thường bỏ qua. Bệnh này thường gặp ở những người trên 50 tuổi.

    Người bệnh sẽ thấy có triệu chứng như: có máu lẫn trong phân, đau bụng quặn thành từng cơn, muốn đi ngoài nhưng không hết phân, mệt mỏi, giảm cân không rõ nguyên nhân, bị táo bón rặn mạnh sẽ ra máu và chất nhầy,

    Khi bị táo bón ra máu cần phải làm gì?

    Khi người bệnh thấy có triệu chứng táo bón kèm theo ra máu, ngoài việc xác định táo bón ra máu là bệnh gì thì tốt nhất bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Tùy từng nguyên nhân gây táo bón kèm ra máu mà bác sĩ sẽ chỉ định điều trị phù hợp.

    Trước hết các bác sĩ sẽ khám lâm sàng thông qua các triệu chứng và quan sát khu vực hậu môn. Nếu nghi ngờ các bệnh lý nguy hiểm bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm các xét nghiệm kèm theo nhất là tiến hành nội soi đại trực tràng, cắt lớp điện toán (CT scan), x-quang đại tràng cản quang…

    Nếu người bệnh bị táo bón, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ có thể chỉ cần điều trị nội khoa, dùng thuốc theo chỉ dẫn và thay đổi thói quen sinh hoạt hàng ngày.

    Nếu bị trĩ nặng hoặc polyp trực tràng bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn làm phẫu thuật để cắt bỏ. Trước khi phẫu thuật bác sĩ sẽ hướng dẫn người bệnh cần chuẩn bị những gì để tiến hành mổ thuận lợi.

    Nếu polyp trực tràng biến chứng thành ung thư hoặc bạn bị mắc ung thư đại trực tràng có thể sẽ cần điều trị theo phác đồ riêng: mổ cắt bỏ, hóa trị, xạ trị…

    Bên cạnh việc điều trị của bác sĩ, người bệnh cần lưu ý: tránh uống rượu, bia và hút thuốc lá, không nên giảm cân đột ngột, ăn nhiều hoa quả và trái cây, tránh xa các loại thức ăn giàu chất béo, ăn nhiều đồ ăn có chứa nhiều canxi, uống nhiều nước mỗi ngày, hạn chế dùng các loại thuốc không kê đơn.

    Trên đây là những giải đáp về thắc mắc táo bón ra máu là bệnh gì. Hy vọng với những chia sẻ về tình trạng táo bón và kèm ra máu vừa rồi bạn sẽ có biện pháp can thiệp, chữa trị kịp thời. Nếu còn những thắc mắc hãy liên hệ các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng để được tư vấn cụ thể.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status