Sa búi trĩ phải làm sao? 3 cách khắc phục sa búi trĩ hiệu quả

Mục lục chính [Ẩn]

    Sa búi trĩ phải làm sao là vấn đề được nhiều người quan tâm thắc mắc. Sa búi trĩ là biểu hiện thường gặp ở người bệnh trĩ cấp độ trung bình hoặc cấp độ nặng. Nếu không điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, dưới đây là 3 cách khắc phục sa búi trĩ hiệu quả.

    Sa búi trĩ là gì?

    Trước khi tìm hiểu sa búi trĩ phải làm sao, hãy tìm hiểu sa búi trĩ là gì? Là hiện tượng búi trĩ bị lòi ra ngoài, sa xuống hậu môn khi người bệnh đi đại tiện hoặc khi vận động mạnh.

    Sa búi trĩ dễ dàng được phát hiện sau thời gian chảy máu hậu môn khi đại tiện. Sa búi trĩ gây khó khăn khi đại tiện, gây ngứa hậu môn, gây nhiễm trùng, gia tăng nguy cơ ung thư hậu môn trực tràng,...

    Các dấu hiệu nhận biết sa búi trĩ nội trĩ ngoại

    Để biết sa búi trĩ phải làm sao, người bệnh cần nắm rõ các dấu hiệu nhận biết. Sa búi trĩ được chia thành nhiều cấp độ, từng cấp độ lại có triệu chứng nhận biết khác nhau. Cấp độ càng cao, mức độ bệnh càng nghiêm trọng.

    • Đối với trĩ nội

    Cấp độ 1: Đi ngoài ra máu, tĩnh mạch giãn nở và hình thành búi trĩ. Tuy nhiên, vì là giai đoạn đầu, nên chưa có nhiều dấu hiệu đau đớn, người bệnh khó nhận biết.

    Cấp độ 2: Búi trĩ bắt đầu hình thành và phát triển lớn hơn, đại tiện ra máu, ngứa rát hậu môn,... Sau mỗi lần đại tiện, búi trĩ sa ra ngoài rồi lại tự thụt vào được.

    Cấp độ 3: Búi trĩ phình to với trọng lượng lớn, lòi ra ngoài hậu môn khi đại tiện nhưng không thể tự co lên được. Sa búi trĩ gây ra cảm giác khó chịu, bất tiện và vướng víu,...

    Cấp độ 4: Tình trạng sa búi trĩ nặng nhất, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Sa búi trĩ không thể tự co lại được dù người bệnh tác động trực tiếp, gây đau đớn, sưng tấy,...

    • Đối với trĩ ngoại

    Búi trĩ ngoại hình thành ngoài rìa hậu môn, dưới lớp da mỏng. Hình dạng ngoằn ngoèo, dễ nhận biết bằng cách nhìn hoặc sờ.

    Giai đoạn nhẹ: Búi trĩ bắt đầu hình thành, kích thước nhỏ bằng hạt đậu, có thể xẹp xuống khi dùng tay ấn vào.

    Giai đoạn nặng: Búi trĩ phình to, căng mọng sa hẳn ra ngoài, không thể đẩy vào. Làm mất nếp nhăn tự nhiên ở vùng da quanh hậu môn, gây đau rát, sưng tấy,...

    Sa búi trĩ phải làm sao? Biến chứng nguy hiểm

    Sa búi trĩ phải làm sao? Khi thấy sa búi trĩ, người bệnh nên chủ động đi điều trị càng sớm càng tốt. Nếu để lâu, bệnh sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe, cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

    • Thiếu máu: Sa búi trĩ và đi ngoài ra máu tươi kéo dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bệnh nhân. Khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, hoa mắt, chóng mặt, chán ăn, vàng da, xanh xao,...
    • Chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng: Sa búi trĩ gây đau đớn, khó chịu, tác động trực tiếp đến đời sống vợ chồng và chất lượng cuộc sống
    • Tắc tĩnh mạch: Búi trĩ chèn ép lên mạch máu khiến quá trình lưu thông máu bị cản trở. Tế bào hậu môn không được cung cấp đầy đủ oxi và máu, nếu để lâu có thể khiến hậu môn hoại tử, biến chứng sang ung thư.
    • Nghẹt búi trĩ: Búi trĩ sa ra ngoài, phình to, quá trình lưu thông máu bị cản trở, gây đau đớn, khó chịu.
    • Hoại tử búi trĩ: Sa búi trĩ ở cấp độ nặng nếu không được khắc phục sẽ dẫn đến viêm nhiễm, hoại tử
    • Nhiễm trùng máu: Nguyên nhân do apxe hậu môn, xuất huyết, ổ mủ tích tụ, thâm nhập vào máu dẫn đến nhiễm trùng, nguy hiểm tính mạng.

    Xem Thêm : Mổ trĩ sau bao lâu thì bình thường? Cách nào hết đau nhanh?

    Tổng hợp 3 phương pháp điều trị sa búi trĩ hiệu quả

    Tổng hợp 3 phương pháp điều trị sa búi trĩ hiệu quả, được người bệnh tin tưởng áp dụng. Như vậy, sa búi trĩ phải làm sao, câu trả lời là điều trị ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường.

    Ở giai đoạn nhẹ, bác sĩ chỉ định điều trị bằng các loại thuốc uống, thuốc bôi giúp teo búi trĩ. Sa búi trĩ cấp độ nặng, rất khó để áp dụng phương pháp điều trị nội khoa, cần có sự can thiệp của ngoại khoa để loại bỏ búi trĩ.

    1. Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao – Điều trị bằng phương pháp nội khoa

    Bị trĩ lòi ra ngoài phải làm sao? Người bệnh có thể điều trị bằng phương pháp nội khoa để mang lại hiệu quả. Đối với tình trạng sa búi trĩ cấp độ 2, thông thường, bác sĩ chỉ định điều trị nội khoa bằng thuốc tây dưới dạng kem bôi, thuốc uống.

    Thành phần thuốc có tác dụng điều trị tại chỗ:

    • Kháng sinh: Framycetin, Neomycin,... giúp chống viêm nhiễm, kháng khuẩn búi trĩ
    • Giảm ngứa, giảm viêm, hạn chế máu chảy: Dung dịch Ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25%,...
    • Thành phần chống viêm: Hydrocortison 0,25-1%, giảm ngứa, ngừa nhiễm trùng

    Thành phần thuốc có tác dụng điều trị toàn thân:

    • Thuốc Alpha Hymotripsin, NSAIDs, Glucocorticoid,... có tác dụng chống viêm, giảm phù nề,...
    • Thành phần thuốc giảm đau: Paracetamol, NSAIDs,...
    • Thành phần thuốc làm bền mạch, chữa giãn nở tĩnh mạch: Một số Flavonoid như Hesperidin, OPCs, Diosmin, Daflon,...

    2. Sa búi trĩ phải làm sao – Điều trị bằng phương pháp ngoại khoa

    Phẫu thuật cắt búi trĩ là phương án điều trị cuối cùng, được bác sĩ chỉ định cho trường hợp bệnh trĩ cấp độ 4, khi bệnh quá nặng. Búi trĩ sa ra bên ngoài hậu môn nhưng không thể tự co lại vào bên trong, phương pháp điều trị nội khoa không còn tác dụng.

    Phương pháp ngoại khoa được áp dụng hoàn toàn dựa trên nguyện vọng của người bệnh. Tại một số trường hợp đặc biệt, bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng sẽ chỉ định biện pháp thích hợp, đảm bảo an toàn như: PPH, HCPT,...

    3. Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng phương pháp dân gian

    Trường hợp sa búi trĩ nhẹ, người bệnh có thể được áp dụng biện pháp điều trị dân gian. Đây là phương pháp an toàn, không gây tác dụng phụ như thuốc tây, đặc biệt chi phí rẻ hơn vì các nguyên liệu dễ kiếm ngay xung quanh chúng ta.

    Điều trị sa búi trĩ bằng rau diếp cá:

    Nguyên liệu:

    • 100 gram rau diếp cá

    Cách thực hiện:

    • Rau diếp cá nhặt bỏ lá già, lá sâu, rửa sạch
    • Ngâm với nước muối loãng để tăng tính sát khuẩn, sau đó vớt ra để ráo
    • Giã nát lá rau diếp cá, đắp vào vùng búi trĩ và hậu môn
    • Dùng băng gạc cố định lại, để khoảng 30 – 60 phút thì thay rau mới
    • Thực hiện 2 lần/ngày vào mỗi buổi sáng và tối
    • Ngoài ra, người bệnh có thể kết hợp ăn rau diếp cá sống trong các bữa ăn để tăng hiệu quả điều trị.

    Điều trị sa búi trĩ bằng cây lá bỏng:

    Nguyên liệu:

    • 10 gram rau sam
    • 6 lá bỏng to, mọng nước
    • 3 quả bồ kết tươi khô đều được

    Cách thực hiện:

    • Rửa sạch nguyên liệu trên, cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước sạch
    • Nước sôi thì vặn lửa nhỏ, đun thêm khoảng 20 – 30 phút, sau đó để nguội
    • Dùng nước uống trực tiếp trong ngày, kiên trì sử dụng đến khi bệnh chuyển biến tốt

    Lưu ý: Nên sử dụng nước lá bỏng trong ngày, không để qua đêm sẽ làm mất đi công dụng.

    Điều trị sa búi trĩ bằng cây hoa thiên lý:

    Nguyên liệu:

    • 100 gram lá non hoa thiên lý
    • 1/4 thìa cafe muối tinh

    Cách thực hiện:

    Cách 1:

    • Rửa sạch lá hoa thiên lý và giã nát cùng với muối tinh, dùng tấm vải sạch lọc lấy nước cốt
    • Sử dụng bông băng y tế thấm nước cốt và chấm lên búi trĩ
    • Thực hiện 2 lần/ngày đến khi thuyên giảm các triệu chứng

    Cách 2:

    • Sử dụng lá non hoa thiên lý giã nát, đắp lên búi trĩ và hậu môn
    • Sử dụng băng gạc cố định khoảng 40 – 60 phút thì tháo ra, đắp lần 2
    • Thực hiện 2 lần/ngày khi các triệu chứng giảm

    Xem Thêm : Chi phí thắt búi trĩ bao nhiêu tiền ? Có hiệu quả hay không ?

    Một số biện pháp chăm sóc khi bị sa búi trĩ

    Như vậy, khi bị sa búi trĩ phải làm sao, cách tốt nhất người bệnh nên áp dụng các phương pháp điều trị được liệt kê ở trên để tránh biến chứng nguy hiểm. Dưới đây là một số biện pháp chăm sóc giúp hỗ trợ điều trị sa búi trĩ hiệu quả.

    • Không sử dụng giấy vệ sinh sau khi đi đại tiện. Điều này tránh việc cọ sát gây chảy máu. Sử dụng vòi xịt nhẹ nhàng quanh vùng búi trĩ và hậu môn, dùng nước ấm pha loãng để vệ sinh.
    • Trước khi áp dụng các bài thuốc dân gian để chữa bệnh, mọi người nên vệ sinh sạch búi trĩ bằng nước muối pha loãng, giúp sát trùng và hỗ trợ điều trị bệnh trĩ hiệu quả.
    • Không nên làm việc quá sức, không mang vác vật nặng nhọc khiến búi trĩ bị sa ra ngoài khó kiểm soát
    • Bổ sung cho cơ thể các thực phẩm giàu chất xơ trong thực đơn hàng ngày, ngăn ngừa táo bón,...
    • Cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước cần thiết, giúp hỗ trợ điều trị sa búi trĩ hiệu quả, một số loại nước nên bổ sung: nước ép trái cây, nước ép rau củ, sữa chua,...
    • Không sử dụng loại thức uống có gas, chứa cồn như bia rượu hay chất kích thích như ma túy,... vì khiến triệu chứng bệnh trĩ nặng hơn, biến chứng nguy hiểm hơn.

    Qua nội dung trong bài, mọi người đã biết sa búi trĩ phải làm sao, những phương pháp điều trị sa búi trĩ nào hiệu quả. Nếu phát hiện triệu chứng bất thường, người bệnh nên chủ động đến các địa chỉ y tế chuyên khoa để thăm khám và điều trị kịp thời. Để có biện pháp chăm sóc đúng cách, hãy liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status