[ Giải Đáp ] Rách hậu môn chảy máu là bệnh gì & cách điều trị
Rách hậu môn chảy máu là triệu chứng khá thường gặp, mỗi người đều có thể gặp phải tình trạng này ít nhất 1 lần. Theo các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng đây thực chất là triệu chứng của bệnh nứt kẽ hậu môn. Đây là bệnh lý không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nhưng lại khiến người bệnh khó chịu, đau nhức ảnh hưởng đến cuộc sống và sinh hoạt.
Rách hậu môn chảy máu là bệnh gì ?
Rách hậu môn chảy máu là tình trạng xuất hiện các vết nứt, rách hoặc các vết loét ở ống hậu môn, rìa ngoài hậu môn. Đây còn được gọi là tình trạng nứt hậu môn gây nên những đau đớn, chảy máu, nhức rát mỗi lần đi đại tiện.
Tình trạng này có thể xảy ra ở mọi đối tượng, trọng mọi độ tuổi nhưng phổ biến hơn là ở trẻ nhỏ và người già. Đa số những trường hợp bị rách hậu môn đều có thể tự khỏi trong vài tuần, nhưng cũng có một số trường hợp chuyển sang giai đoạn mạn tính và cần phải can thiệp bằng phẫu thuật.
Ngoài ra cũng có một số trường hợp bị nứt kẽ hậu môn tái phát nhiều lần hoặc vết nứt lan vào cơ vòng hậu môn khiến vết nứt khó lành. Lúc này người bệnh cần điều trị bằng thuốc hoặc phải can thiệp bằng phẫu thuật. Tình trạng rách hậu môn có thể chia thành các loại sau:
- Loét cấp: Đây là tình trạng cấp tính, các vết nứt nông có hình bầu dục hoặc có hình tam giác. Khi bị loét cấp sẽ khiến các cơ thắt ở vùng hậu môn bị co rúm lại. Vùng tổn thương có thể trên sát vùng răng lược, đầu dưới ra tới rìa hậu môn.
- Loét mạn tính: Tình trạng xuất hiện các vết rách hậu môn có đáy sâu, các vết nứt sưng nề, có bờ dày, màu xám hoặc màu nhợt nhạt. Khi bị loét hậu môn mãn tính sẽ thấy có các sợi cơ thắt trong, hình dáng dầu trong nhỏ hơn. Vết nứt như mảnh da thừa ở mép hậu môn, phì đại ở đầu và trong ổ loét sát đường lược.
- Loét vi thể: có các tổ chức hạt, thành mạch phì đại, bờ ổ loét có hiện tượng bị sừng hóa, cơ thắt trong bị viêm xơ.
Triệu chứng rách hậu môn chảy máu cần chú ý
Khi bị rách hậu môn chảy máu ngoài triệu chứng này người bệnh còn thấy có triệu chứng kèm theo khác như:
Đi đại tiện ra máu: Lượng máu thời gian đầu thường chảy ra rất ít, thường chỉ là những vệt máu nhỏ ở hậu môn có lẫn trong phần. Tình trạng này sẽ trở nên nặng hơn, máu sẽ chảy thành giọt hoặc thành từng tia.
Hậu môn bị đau rát: Đây là triệu chứng điển hình khi bị rách hậu môn. Vùng hậu môn bị tổn thương sẽ gây nên những cơn đau kéo dài và liên tục. Đặc biệt tình trạng này rõ nét hơn khi người bệnh đi đại tiện, bị táo bón, phân cứng. Lúc này các cơn đau sẽ càng dữ dội hơn.
Hậu môn ngứa ngáy: Ở những khu vực hậu môn bị rách người bệnh sẽ thấy xuất hiện các vết loét. Các vết loét này sẽ tiết ra dịch nhầy khiến hậu môn ẩm ướt, ngứa ngáy. Nếu triệu chứng này thường xuyên diễn ra sẽ khiến người bệnh khó chịu, vùng da xung quanh có nguy cơ bị tổn thương.
Mệt mỏi, suy nhược: Nếu tình trạng rách hậu môn chảy máu không sớm được chữa trị người bệnh sẽ rơi vào trạng thái mệt mỏi, khó chịu, thiếu máu, sợ đi đại tiện, chán ăn, mệt mỏi thậm chí sốt cao.
Nguyên nhân gây rách hậu môn chảy máu
Có rất nhiều nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng rách hậu môn chảy máu. Thế nhưng đa phần người bệnh đều cho rằng tình trạng này là do táo bón gây nên. Các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng cho rằng tình trạng này còn do nhiều yếu tố tác động khác lên vùng hậu môn như:
- Vùng hậu môn trực tràng bị viêm nhiễm do các tế bào sản sinh ra men phân hủy chất keo làm bền tổ chức, căng giãn khiến các vết nứt dễ xuất hiện hơn.
- Phân cứng, rắn khi đi qua vùng hậu môn sẽ làm rách lớp niêm mạc da hậu môn và hình thành nên những ổ loét.
- Các khối cơ thắt hậu môn bị phì đại, tăng trương lực, co thắt mạnh khiến các cơ thắt trong cùng bị co thắt và làm các ổ loét không lành được.
- Biến chứng sau khi thực hiện các thủ thuật ở vùng hậu môn như: cắt trĩ, hẹp hậu môn, rặn mạnh sau khi sinh con.
- Mắc các bệnh viêm đại tràng, ung thư hậu môn – trực tràng
- Bị tiêu chảy mạn tính, đi đại tiện nhiều lần trong ngày.
Ngoài ra những đối tượng thường xuyên ăn những loại thực phẩm chất béo cao, ít chất xơ, ngồi lâu ít vận động cũng có thể là nguyên nhân khiến bạn bị phân cứng và bị rách hậu môn.
Chẩn đoán và điều trị rách hậu môn chảy máu
Tình trạng rách hậu môn chảy máu cần được sớm chữa trị càng sớm càng tốt vì có thể gây nên tình trạng mất máu, suy nhược cơ thể. Do đó người bệnh cần theo dõi các triệu chứng để có biện pháp chữa trị hiệu quả.
Đa số các trường hợp bị nứt kẽ hậu môn không cần điều trị mà tự khỏi bằng cách thay đổi chế độ dinh dưỡng, ăn nhiều chất xơ, uống nhiều nước để giảm áp lực ở hậu môn mỗi lần đi đại tiện.
Để giảm đau người bệnh cũng có thể ngâm hậu môn trong nước ấm nhiều lần trong ngày, mỗi lần từ 10 đến 20 phút.
Nếu trong trường hợp người bệnh bị nứt kẽ hậu môn mãn tính, tái phát nhiều lần thì cần duy trì thói quen tốt, hạn chế nguy cơ tái phát bằng cách duy trì chế độ sinh hoạt lành mạnh theo lời khuyên, hướng dẫn của các bác sĩ chuyên khoa.
Trong trường hợp duy trì thói quen tốt mà vẫn không hiệu quả bạn có thể dùng thuốc bôi bên ngoài như: nitroglycerin, lidocain hydroclorid hoặc tiêm botulinum toxin... Hoặc nặng hơn có thể dùng biện pháp can thiệp phẫu thuật.
Người bệnh có thể kiểm soát tình trạng rách hậu môn chảy máu bằng cách:
- Ăn nhiều chất xơ từ rau, hoa quả, trái cây
- Uống nhiều nước mỗi ngày, tốt nhất bạn nên uống từ 2 đến 2,5 lít nước một ngày.
- Tăng cường luyện tập thể thao đều đặn để tăng cường nhu động ruột và lưu lượng máu đến cơ thể
- Không nên rặn quá sức mỗi lần đi đại tiện tránh áp lực lên vùng hậu môn khiến các vết nứt càng trở nên nghiêm trọng.
Rách hậu môn chảy máu là tình trạng có thể chữa trị nếu phát hiện sớm, phương pháp điều trị không quá phức tạp. Tuy nhiên các vết nứt rất dễ bị tái phát, hạn chế nguy cơ tái phát bạn nên tư vấn các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.