Phân độ trĩ ngoại để có phương pháp chữa trị hiệu quả
Phân độ trĩ ngoại là việc làm rất cần thiết để có biện pháp chữa trị hiệu quả. Bệnh trĩ ngoại cần được nhận biết cấp độ chính xác thông qua các triệu chứng. Vậy các cấp độ của trĩ ngoại là như thế nào, cùng tìm hiểu thông tin này qua bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ ngoại là gì ?
Bệnh trĩ ngoại (External hemorrhoids) là một trong những loại bệnh trĩ phổ biến hiện nay. Nguyên nhân là do sự giãn quá mức của các búi tĩnh mạch vùng hậu môn trực tràng, các khoang tĩnh mạch trĩ xuất hiện phía ngoài hậu môn phình to khiến búi trĩ được hình thành bên ngoài. Tùy vào kích thước mà phân độ trĩ ngoại hợp lý theo các cấp độ khác nhau.
- Dựa vào tình trạng của búi trĩ sẽ được chia là 4 thời kỳ của bệnh:
- Độ 1: Trĩ lòi ra ngoài.
- Độ 2: Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn ngoèo.
- Độ 3: Trĩ bị tắc, đau, chảy máu.
- Độ 4: Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau.
Thực chất bệnh trĩ ngoại về mặt chuyên môn không được chia thành các cấp độ như bệnh trĩ nội. Bệnh trĩ ngoài thường được xác định cấp độ dựa vào mức độ nặng đến nhẹ theo biến chứng của bệnh. Thế nhưng đa số người bị bệnh trĩ ngoại thường thắc mắc mình bị trĩ ngoại độ mấy? Chính vì vậy, chúng tôi tạm chia trĩ ngoại từ nhẹ đến nặng tương ứng trĩ ngoại từ độ 1 đến độ 4 để giúp người bệnh dễ hiểu.
Bệnh trĩ ngoại do các yếu tố thuận lợi gây nên bệnh như: rối loạn thải phân, đứng hoặc ngồi lâu trong 1 tư thế, lái xe nhiều giờ trong ngày, phụ nữ mang thai hoặc sau khi sinh con, các yếu tố làm tăng áp lực ở vùng ổ bụng, viêm nhiễm hậu môn…
Phân độ trĩ ngoại và các triệu chứng kèm theo
Việc phân độ trĩ ngoại và các triệu chứng của bệnh là hết sức cần thiết giúp việc phòng và điều trị bệnh được hiệu quả hơn. Thế nhưng, đa số người bệnh còn hoang mang, nhầm lẫn các cấp độ trĩ ngoại cũng như chưa hiểu rõ về triệu chứng dẫn đến việc chữa trị gặp nhiều khó khăn.
Trĩ ngoại độ 1: Búi trĩ lòi ra ngoài
Đây được coi là triệu chứng trĩ ngoại cấp độ nhẹ, lúc này người bệnh sẽ thấy hậu môn có cục thịt thừa bằng hạt đậu, hạt ngô. Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như:
- Vùng hậu môn lộm cộm, người bệnh có cảm giác ngứa ngáy hậu môn, hậu môn bị đau rát
- Xuất hiện các búi tĩnh mạch màu hồng ở hậu môn có màu đỏ, kích thước nhỏ, sờ tay thấy được
- trĩ ngoại độ 1 sẽ gây xuất huyết, nhưng lượng máu ít, chỉ thấm trên giấy vệ sinh hoặc dính trên phân.
Ở giai đoạn này người bệnh có thể dễ dàng chữa trị, việc chữa trị mang lại hiệu quả cao. Thậm chí nếu điều trị tốt kết hợp thay đổi chế độ sinh hoạt, ăn uống búi trĩ sẽ tự co lại.
Trĩ ngoại độ 2 - Trĩ lòi ra ngoài với các búi tĩnh mạch ngoằn nghèo
Ở giai đoạn trĩ ngoại độ 2 các búi trĩ phát triển và hình thành đám rối tĩnh mạch, nằm thường trực bên ngoài hậu môn. Mỗi lần người bệnh đi đại tiện sẽ thấy đau đớn. Nếu vùng hậu môn không vệ sinh sạch sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm. Triệu chứng bệnh thường là:
- Chảy máu, đau rát, ngứa ngáy, sưng tấy… ở hậu môn có biểu hiện nghiêm trọng hơn.
- Búi trĩ nằm thường trực bên ngoài, to hơn, gây cảm giác vướng víu cho người bệnh
Đây vẫn là mức độ nhẹ của bệnh, nhưng không nên có thái độ chủ quan, xem thường, không muốn chữa trị. Bệnh trĩ ngoại độ 2 nếu không được chữa trị sớm sẽ phát triển lên các cấp độ nguy hiểm hơn.
Trĩ ngoại độ 3: Trĩ bị tắc, đau, chảy máu
Trĩ ngoại độ 3 kích thước búi trĩ đã tăng lên dần, kích thước búi trĩ to nên mỗi lần đi đại tiện búi trĩ sẽ cọ xát và gây nên hiện tượng đau nhức, chảy máu, đau đớn. Nhất là mỗi khi đi đại tiện, đứng lên ngồi xuống.
Lúc này người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như:
- Búi trĩ có kích thước to, màu đen hoặc tím ở rìa ngoài hậu môn
- Búi trĩ làm tắc nghẽn hậu môn, khó khăn khi đi đại tiện
- Chảy máu, đau rát hậu môn mỗi khi đi đại tiện, cọ xát vào quần làm chảy máu
- Nếu siêu âm sẽ thấy có cục máu đông làm tắc mạch, người bệnh sẽ thấy đau đớn.
Trĩ ngoại độ 3 là phân độ trĩ ngoại khá nặng, do đó người bệnh có nguy cơ đối mặt với các biến chứng nguy hiểm.
==> Xem Thêm : Ngứa hậu môn phải làm sao ? Tổng hợp 3 cách đơn giản & hiệu quả
Trĩ ngoại độ 4: Trĩ bị viêm, nhiễm trùng, ngứa và đau
Trĩ ngoại độ 4 là tình trạng búi trĩ nặng nhất, nguy cơ người bệnh bị biến chứng rất cao nếu không chữa trị sớm. Người bệnh sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng như: viêm hậu môn, áp xe hậu môn, rò hậu môn…
Các triệu chứng của trĩ ngoại độ 4 của thể kể đến như:
- Búi trĩ bị sưng to, chảy dịch, có mùi hôi, đau nhức
- Máu chảy nhiều, thành từng tia, trong một số trường hợp người bệnh chỉ cần ngồi xổm hay có tác động nhỏ gây áp lực lên hậu môn là cũng có thể chảy máu.
- Búi trĩ có nguy cơ bị viêm nhiễm cao
- Kích thước búi trĩ tăng lên người bệnh có thể sờ hoặc nhìn thấy
Trĩ ngoại giai đoạn 4 là tình trạng trĩ nặng nhất nên có nguy cơ viêm nhiễm, nhiễm trùng máu, đau nhức, da xanh hoặc vàng, chóng mặt khi ngồi xuống đứng lên, làm bệnh nhân nhanh mệt, apxe hậu môn, ung thư hậu môn – trực tràng.
==> Xem Thêm : Bệnh trĩ ngoại độ 2 : Nguyên nhân, triệu chứng & cách chữa
Phân độ trĩ ngoại và cách khắc phục hiệu quả
Sau khi nhận biết triệu chứng khi phân độ trĩ ngoại người bệnh nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa đồng thời có biện pháp chữa trị phù hợp. Hiện nay để chữa trị bệnh trĩ ngoại tùy từng nguyên nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhưng chủ yếu là dùng thuốc và phẫu thuật.
1. Thuốc chữa trĩ ngoại
Thường dùng với những trường hợp trĩ ngoại giai đoạn nhẹ, các loại thuốc có thể được điều chế dạng viên uống hoặc thuốc mỡ để bôi, thuốc đạn dược đặt hậu môn.
Thuốc có chứa các hoạt chất Rutin (còn gọi là vitamin P) hoặc các chất được trích từ thực vật được gọi chung là Flavonoid. Những loại thuốc này có tác dụng tăng sức bền chắc thành của các tĩnh mạch, do đó làm giảm phù nề, giảm sung huyết các tĩnh mạch ở vùng trĩ. Ngoài ra những loại thuốc này còn dùng để trị chứng suy, giãn tĩnh mạch, đặc biệt bị ở chi dưới như tê chân, nổi gân xanh.
Ngoài ra, còn có thể dùng các loại thuốc tác động chính trên tĩnh mạch trĩ, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc khác như: kháng sinh, thuốc chống viêm, thuốc giảm đau, thuốc trị táo bón… Tuy nhiên những loại thuốc này cần phải theo sự chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa để tránh tác dụng phụ
2. Phẫu thuật trĩ ngoại
Thường áp dụng với những trường hợp có biến chứng nhiễm trùng, lở loét hay tắc mạch tạo thành những cục máu đông nằm trong các búi trĩ. Hiện nay, phương pháp hiệu quả nhất là phương pháp cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II. Đây là phương pháp hiệu quả không dùng dao cắt thông thường mà áp dụng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu của sóng cao tần.
Ưu điểm của phương pháp này là: Hạn chế sưng đau, chảy máu, người bệnh nhanh chóng hồi phục, thời gian thực hiện nhanh chóng, người bệnh không cần lưu lại bệnh viện lâu…
Ngoài ra để việc chữa trị bệnh trĩ ngoại đạt hiệu quả người bệnh cần lưu ý:
- Giữ vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ rất quan trọng, tránh vết mổ bị vi khuẩn tấn công gây nên các bệnh viêm nhiễm.
- Giữ vết mổ khô thoáng bằng việc lót giấy, băng.
- Ăn những thức ăn dễ hấp thụ như cháo, súp, … trong ngày đầu sau khi mổ.
- Tăng cường những thực phẩm giàu chất xơ trong chế độ ăn cho người bệnh trĩ để cải thiện chức năng đường ruột, giảm táo bón.
- Uống nhiều nước (dao động từ 2 – 2,5 lít/ ngày).
- Vận động nhẹ nhàng.
- Khám lại dù có hay không sự xuất hiện của những triệu chứng bất thường.
Phân độ trĩ ngoại trên đây chỉ mang tính tham khảo, chính vì vây người bệnh muốn biết chính xác tình trạng của mình hãy thăm khám các bác sĩ chuyên khoa.