Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh : Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị hiệu quả
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh cha mẹ không nên chủ quan nếu gặp phải bởi đây là một hiện tượng gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ nhỏ. Hậu môn bị nứt rách không chỉ gây ra những phiền toái đối với hoạt động sinh hoạt hàng ngày của trẻ mà còn khiến trẻ có tâm lý sợ hãi trong mỗi lần đại tiện. Vậy để hiểu rõ hơn về hiện tượng trẻ sơ sinh bị nứt kẽ hậu môn cũng như cách nhận biết tình trạng này mời bạn đọc cùng theo dõi qua những chia sẻ dưới bài viết như sau
Nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh là một trọng những bệnh lý khá phổ biến xuất hiện tại vùng hậu môn – trực tràng, có đến khoảng hơn 80% trẻ gặp phải tình trạng này ở những năm đầu đời. Nứt kẽ hậu môn được mô tả là hiện tượng rách niêm mạc ống hậu môn, đó là một dạng tổn thương nhỏ nhưng cũng đủ khiến người bệnh gặp phải nhiều khó khăn đối với vấn đề đi đại tiện. Chính điều này đã khiến cho nhiều cha mẹ phải cảm thấy lo lắng và bất an vô cùng khi thấy trẻ gặp phải.
Có khá nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh gặp phải tình trạng nứt kẽ hậu môn và tác nhân phải kể đến đó chính là táo bón. Táo bón khiến phân to và cứng hơn bình thường vậy nên khi đại tiện phân cứng sẽ cọ xát và rất dễ gây tổn thương niêm mạc hậu môn cụ thể là gây nứt, rách. Điều này khiến trẻ sợ đại tiện từ đó tình trạng táo bón lại càng nghiêm trọng đồng thời khiến hệ tiêu hóa của trẻ bị ảnh hưởng.
Không chỉ là táo bón, trẻ bị nứt kẽ hậu môn còn có thể do những nguyên nhân sau đây:
- Rặn mạnh khi đại tiện làm tăng lực đẩy phân ra bên ngoài, tăng áp lực tới niêm mạc hậu môn tạo ra các vết rách.
- Hậu môn bị viêm nhiễm, viêm loét đại tràng,..là một trong số những nguyên nhân chủ yếu gây hình thành các vết nứt hậu môn
- Nứt kẽ hậu môn ở trẻ không xác định được nguyên nhân.
Nhận biết nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh qua những dấu hiệu nào ?
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể nhận biết khá dễ chỉ cần cha mẹ để ý và quan tâm con một chút là cũng có thể nhận ra. Những triệu chứng rõ ràng nhất mà chúng ta có thể thấy:
- Trẻ quấy khóc thường xuyên vì khó chịu, có biểu hiện sợ hãi khi đại tiện
- Phân khi đại tiện cứng, là một khối lớn, có dấu hiệu kèm máu bên ngoài phân
- Hậu môn ngứa ngáy và có dấu hiệu kích ứng, trẻ thường xuyên muốn đưa tay lên gãi hậu môn.
- Quan sát hậu môn có vết rách trên da hậu môn
Đa số trẻ sơ sinh bị nứt kẽ hậu môn có khả năng tự lành lại mà không cần điều trị sau vài tuần khi trẻ đã hết chứng táo bón. Ở một vài trường hợp tình trạng nứt, rách kéo dài ( trên 6 tuần ) sẽ rất dễ chuyển sang giai đoạn mãn tính và gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Nứt kẽ hậu môn là bệnh lý rất dễ tái phát và khi bệnh tái phát thông thường tình trạng nứt rách đó sẽ rộng và khó lành lại hơn. Lúc này trẻ sẽ cần phải được điều trị bằng cách can thiệp ngoại khoa mới mang lại được hiệu quả.
Những biểu hiện của bệnh nứt kẽ hậu môn khiến trẻ thường xuyên bị mệt mỏi, cáu gắt, da xanh sao, bứt rứt thậm chí là mất ngủ. Nếu vết rách quá sâu thì việc đứng ngồi hay nằm cũng đều sẽ gặp phải những khó khăn. Bệnh kéo dài sẽ gây viêm nhiễm cũng như làm rối loạn cơ thắt hậu môn.
Khắc phục nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh bằng cách nào ?
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh nên điều trị như thế nào là thắc mắc của khá nhiều bậc cha mẹ phụ huynh hiện nay. Nứt kẽ hậu môn được chia thành 2 giai đoạn đó là nứt kẽ hậu môn cấp tính và nứt kẽ hậu môn mãn tính và ở mỗi giai đoạn sẽ thường có những cách chữa riêng.
Thông thường việc điều trị nứt kẽ hậu môn cấp tính sẽ rất đơn giản, có thể chỉ cần sử dụng thuốc là có thể khắc phục được tình trạng này. Đầu tiên đó là điều trị chứng táo bón, kết hợp sử dụng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm.
Đối với giai đoạn mãn tính có thể sẽ phải chỉ định điều trị phẫu thuật. Điều này sẽ gây ra khá nhiều ảnh hưởng tới trẻ bởi vậy nên cha mẹ nên quan tâm đến trẻ để phát hiện bệnh ngay từ ở những giai đoạn đầu.
Ngoài ra cha mẹ cũng có thể tham khảo tới một số những mẹo chữa dân gian hiện nay như sau:
Dùng nước muối ấm ngâm rửa hậu môn cho trẻ: để sát trùng và tiêu viêm các vết nứt ở hậu môn, giảm tình trạng đau rát, ngứa ngáy cha mẹ có thể sử dụng nước muối ấm để ngâm rửa hậu môn. Tuy nhiên việc pha nước muối cần đảm bảo ở tỷ lệ phù hợp, thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ
Phục hồi vết nứt hậu môn nhanh chóng bằng dầu dừa: dầu dừa có khả năng dưỡng ẩm tốt từ đó có thể làm dịu niêm mạc hậu môn, phù hợp với những trẻ bị nứt, rách hậu môn do da khô. Ngoài ra dầu dừa còn có khả năng ngăn ngừa nguy cơ phát triển và gây bệnh của một số loại nấm, vi khuẩn. Sau khi vệ sinh sạch sẽ và lau khô vùng hậu môn cha mẹ dùng dầu dừa thoa đều lên phần da hậu môn bị nứt rách.
Xông rửa hậu môn bằng lá kinh giới: Lá kinh giới sau khi đem rửa sạch cho vào nồi đun cùng nước để lấy nước lá kinh giới xông vùng hậu môn cho trẻ. Điều này có thể giúp làm giảm các triệu chứng khó chịu của bệnh lý. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện cha mẹ cần lưu ý giữ khoảng cách để tránh làm bỏng trẻ do nước nóng.
Xem thêm : [ Review ] 10+ cách chữa nứt kẽ hậu môn hiệu quả và uy tín hiện nay
Phòng ngừa bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ bằng cách nào?
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh có thể được phòng ngừa cũng như khắc phục bằng cách thay đổi những thói quen hàng ngày ( ăn uống, sinh hoạt, đại tiện). Để làm giảm nguy cơ mắc bệnh, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát cha mẹ nên tham khảo và lưu ý đến một số những vấn đề sau đây:
- Với chế độ ăn uống hàng ngày nên tăng cường bổ sung thêm nhiều chất xơ bằng cách ăn nhiều rau củ quả, trái cây tươi để làm giảm nguy cơ táo bón ở trẻ. Tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá mức khiến trẻ không kịp hấp thu và gây đầy bụng.
- Mỗi ngày nên cung cấp khoảng 2 đến 2,5 lít nước cơ thể
- Nếu gặp phải tình trạng ngứa ngáy, đau rát, kích ứng khó chịu ở hậu môn có thể dùng nước ấm để ngâm rửa hậu môn mỗi ngày từ 2 đến 3 lần.
- Không cho trẻ ăn những loại thức ăn nhanh, đồ đóng hộp, thực phẩm cay nóng, hải sản,…
- Khôn cho trẻ uống các loại nước ngọt có ga. Thay vào đó nên ăn các loại sữa chua giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn
- Không nên cho trẻ nằm hay ngồi ở một chỗ quá lâu. Nên cho trẻ vận động nhẹ nhàng để giúp lưu thông máu, tăng nhu động ruột, dễ đại tiện
- Tập cho trẻ đi đại tiện vào cùng một khung giờ mỗi ngày, nhắc trẻ không nên rặn quá mạnh để tránh gây áp lực mạnh lên ống hậu môn gây rách niêm mạc da.
- Thay tã thường xuyên cho trẻ, vệ sinh hậu môn cho trẻ đảm bảo sạch sẽ mỗi ngày đặc biệt trước và sau mỗi lần đại tiện.
Như vậy qua những thông tin được chia sẻ trên đây đã giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bệnh nứt kẽ hậu môn ở trẻ sơ sinh. Hy vọng đó sẽ là những kiến thức hữu ích để các cha mẹ trang bị cho bản thân cũng như phòng ngừa cho trẻ một cách tốt nhất.