Làm thế nào để hết trĩ nhanh nhất và an toàn [ 4 bước quyết định ]

Mục lục chính [Ẩn]

    Làm thế nào để hết trĩ là mong muốn, thắc mắc của rất nhiều bệnh nhân mắc căn bệnh này. Hiện nay, số lượng người mắc trĩ đang không ngừng tăng cao, chiếm hơn 1 nửa dân số Việt Nam (PGS.TS Nguyễn Mạnh Nhâm). Khi mắc trĩ người bệnh sẽ thấy các triệu chứng khó chịu, đau nhức, đứng ngồi không yên, chảy máu… Dưới đây là 1 số biện pháp khắc phục hiệu quả.

    1. Làm thế nào để hết trĩ – xác định cấp độ bệnh

    Làm thế nào để hết trĩ trước hết người bệnh cần xác định chính xác tình trạng bệnh của mình, loại bệnh trĩ mà bạn mắc phải.

    Bệnh trĩ được hình thành nên do sự giãn nở tĩnh mạch bên trong trực tràng hoặc vùng hậu môn khi áp lực của cơ thể tác động nên bộ phận này. Khi mắc bệnh trĩ, người bệnh sẽ thấy sưng đau ở vùng hậu môn, chảy máu, ngứa ngáy, chảy máu. Các hiện tượng này khiến người khó chịu và ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, vì thế họ luôn cần tìm cách khắc phục.

    Có nhiều loại bệnh trĩ: trĩ nội, trĩ ngoại, trĩ hỗn hợp, trĩ vòng… nhưng phổ biến nhất là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại.

    • Trĩ nội là tình trạng các búi trĩ xuất hiện ở bên trong trực tràng, người bệnh mắc trĩ nội sẽ thấy có hiện tượng chảy máu vùng hậu môn, nhưng không thấy đau đớn. Khi bệnh trở nặng, búi trĩ sẽ lòi ra ngoài và gây nên tình trạng sa búi trĩ.
    • Trĩ ngoại là tình trạng các tĩnh mạch, búi trĩ xuất hiện xung quanh hậu môn. Trĩ ngoại có thể gây ngứa hoặc đau ở vùng hậu môn, có khi sẽ kèm theo chảy máu.
    • Trĩ hỗn hợp là sự kết hợp của 2 loại bệnh trĩ

    Bệnh trĩ lại có những mức độ nặng nhẹ khác nhau, hơn nữa riêng với trĩ nội chia ra làm 4 cấp độ.

    Trĩ nội độ 1: Các búi trĩ mới hình thành, người bệnh thấy khó khi đi đại tiện, hơi đau nhức ở vùng hậu môn

    Trĩ nội độ 2: Búi trĩ đã phát triển to hơn bình thường, người bệnh thấy đau mỗi lần đi đại tiện, búi trĩ lòi ra ngoài nhưng có thể tự co về vị trí ban đầu.

    Trĩ nội độ 3: Lúc này búi trĩ to hơn rất nhiều, người bệnh thấy chúng xuất hiện thường trực ở hậu môn khi đi đại tiện, đứng lên, ngồi xuống, chảy máu nhiều hơn và phải dùng tay đẩy vào.

    Trĩ nội độ 4: Búi trĩ to và luôn ở ngoài hậu môn, người bệnh sẽ thấy viêm nhiễm, đau nhức không thể dùng tay đẩy vào nữa.

    2. Làm thế nào để hết trĩ – điều trị bệnh tại nhà

    Thông thường những bệnh nhân mắc trĩ đều được bác sĩ khuyên điều trị theo hướng bảo tồn, ưu tiên áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà nhất là với những người mắc trĩ nhẹ.

    2.1 Tắm ngồi bằng nước ấm

    Đây là phương pháp đơn giản bạn ngồi ngâm mông và vùng hông vào nước ấm. Nhiệt độ ấm áp của nước sẽ khiến bệnh trĩ được thuyên giảm, thậm chí làm giảm cơn đau và ngứa.

    Bạn có thể ngâm vùng hậu môn vào trong bồn tắm nước cạn với nhiệt độ nước đã được pha sẵn. Bạn đặt hậu môn vào trong nước ấm trong khoảng 10 đến 15 phút, mỗi ngày thực hiện khoảng 2 đến 3 lần.

    2.2 Sử dụng giấy ướt

    Nhiều người cho rằng khi bị bệnh trĩ sử dụng giấy ướt sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng giấy ướt thay cho giấy khô và sử dụng loại giấy không mùi, không cồn cho trẻ em thì có thể khiến tình trạng đau nhức ở vùng hậu môn được giảm thiểu đáng kể.

    2.3 Dùng thuốc bôi ngoài da

    Một số loại thuốc bôi ngoài da giúp chữa trĩ tại nhà không cần kê đơn bạn cũng có thể sử dụng nếu không biết làm thế nào để hết trĩ. Bạn có thể sử dụng các loại kem bôi, thuốc mỡ, khăn lau có tẩm thuốc và thuốc đạn. Đây là những loại thuốc có chứa hydrocortisone có thể giúp giảm đau và ngứa do trĩ.

    Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng một số loại thuốc có chứa steroids, chất làm se da, và chất chống nhiễm trùng. Tuy nhiên bạn không nên sử dụng thuốc này kéo dài 1 tuần nếu không có chỉ định của bác sĩ.

    2.4 Dùng thuốc giảm đau không cần kê đơn

    Khi mắc trĩ nhiều người cảm thấy đau đớn ở vùng hậu môn, nhất là khi đi đại tiện. Nếu bạn thấy quá đau vì búi trĩ hoành hành thì bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau Acetaminophen hoặc Ibuprofen, kết hợp với các phương pháp điều trị tại chỗ.

    Lưu ý không sử dụng Aspirin để giảm đau cho trẻ em hoặc trẻ vị thành niên.

    2.5 Chườm lạnh

    Khi mắc trĩ, người bệnh sẽ thấy các tĩnh mạch có tình trạng sưng viêm, chính vì thế sử dụng 1 túi nước đá hoặc một miếng gạc lạnh sẽ giúp bạn giảm viêm, hạn chế chậm lượng máu lưu thông đến búi trĩ.

    Bạn có thể đặt 1 miếng gạc lạnh vào chai nhựa hoặc túi chườm và đặt vào hậu môn sẽ giúp giảm đau nhanh chóng. Không nên dùng túi đá quá 20 phút, nếu muốn chườm tiếp hãy nghỉ khoảng 10 phút.

    Xem Thêm : Bệnh trĩ ngoại có chữa được không? Các phương pháp hiệu quả

    3. Làm thế nào để hết trĩ – Khám bác sĩ và điều trị

    Thăm khám các bác sĩ chuyên khoa về tiêu hóa hoặc các bác sĩ hậu môn trực tràng chính là cách tốt nhất giúp bạn giải đáp thắc mắc làm thế nào để hết trĩ. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để loại trừ các biến chứng mà bạn có thể gặp phải, mức độ bệnh.

    Trường hợp bị trĩ nhẹ, chưa có nhiều biến chứng bạn sẽ được khuyên điều trị nội khoa bằng thuốc hoặc điều trị không cần phẫu thuật: Thắt búi trĩ bằng vòng cao su, tiêm xơ búi trĩ, quang đông hồng ngoại…

    Trường hợp bị trĩ nặng, bạn có thể sẽ phải tiến hành phẫu thuật. Phẫu thuật cắt búi trĩ là phương án cuối cùng khi điều trị với các phương pháp khác không mang lại hiệu quả. Hiện nay có nhiều phương pháp phẫu thuật như:

    • Cắt trĩ thông thường: Loại bỏ búi trĩ và các mô quanh búi trĩ. Tuy nhiên người bệnh sẽ thấy đau đớn, vết thương lâu lành, có nguy cơ bị nhiễm trùng.
    • Phẫu thuật Longo: Hay còn được gọi là phương pháp phẫu thuật cắt trĩ vòng. Bác sĩ sẽ sử dụng máy khâu vòng để cắt nguồn máu cung cấp đến búi trĩ. Phương pháp này được đánh giá ít gây đau đớn hơn nhưng nguy cơ tái phát cao và có nguy cơ sa trực tràng.
    • Cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II: Đây là phương pháp cắt trĩ mới nhất và được đánh giá cao với nhiều ưu điểm vượt trội. Với phương pháp này bạn sẽ không phải lo làm thế nào để hết trĩ, vì phương pháp này sẽ loại bỏ búi trĩ không cần đến sự can thiệp của dao kéo mà sóng điện cao tần theo nguyên lý sản sinh nhiệt của điện trường nên loại bỏ búi trĩ nhẹ nhàng, hạn chế sưng đau, chảy máu, nhanh chóng hồi phục…

    Hiện nay, phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng là đơn vị đầu tiên và duy nhất áp dụng phương pháp cắt trĩ HCPT II.

    Xem Thêm : Cắt trĩ bằng phương pháp HCPT là gì và ở đâu an toàn nhất

    4. Làm thế nào để hết trĩ – Ngăn chặn bệnh trĩ tái phát

    Ngăn chặn bệnh trĩ tái phát là cách giúp khắc phục bệnh trĩ hoàn toàn sau khi áp dụng những phương pháp nêu trên theo sự chỉ định của bác sĩ. Làm thế nào để hết trĩ chính là áp dụng biện pháp ngăn chặn bệnh trĩ tái phát.

    Những cách ngăn chặn bệnh trĩ này còn phù hợp với những bệnh nhân đã từng mắc trĩ hoặc chưa từng mắc trĩ. Cách ngăn chặn bệnh trĩ như sau:

    Không nên rặn khi đi vệ sinh, ngồi quá lâu trong nhà vệ sinh. Nếu khi ngồi trong nhà vệ sinh bạn gặp khó khăn khi đi đại tiện thử nâng bàn chân lên một chút sẽ dễ dàng đi đại tiện hơn.

    Không nên nhịn đi đại tiện, khi có nhu cầu bạn cần đi đại tiện ngay, nếu chờ đợi hoặc nhịn đi đại tiện có thể sẽ gây đau khi đi vệ sinh, bệnh sẽ nhanh chóng tái phát.

    Nếu bạn thường xuyên bị bệnh trĩ hãy thử thay đổi chế độ dinh dưỡng, bổ sung thêm chất xơ vào chế độ ăn uống, có thể bổ sung thực phẩm chức năng có chứa chất xơ, uống đủ nước mỗi ngày, hạn chế dùng caffeine và các chất chứa cồn…

    Tập thể dục thường xuyên và kiểm soát lượng cân nặng sẽ giúp bạn giảm thiểu áp lực lên búi trĩ cũng như các tĩnh mạch. Việc tập thể dục còn khiến bạn giảm nguy cơ bị táo bón – yếu tố gây trĩ hàng đầu.

    Trên đây là 4 bước cơ bản giúp bạn loại bỏ bệnh trĩ cũng như giải đáp thắc mắc làm thế nào để hết trĩ. Cách tốt nhất vẫn là thăm khám các bác sĩ để có hướng điều trị phù hợp. Bạn có thể đặt lịch thăm khám các bác sĩ theo số điện thoại: 0243.9656.999

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status