[ Giải Đáp ] Hiện tượng đau nhói hậu môn là bệnh gì ?

Mục lục chính [Ẩn]

    Đau nhói hậu môn là triệu chứng mà rất nhiều người mắc phải. Cơn đau hậu môn có thể thoáng qua nhưng cũng có thể kéo dài, dai dẳng, tùy từng nguyên nhân mà các triệu chứng kèm theo khác nhau. Khi thấy triệu chứng đau nhói ở hậu môn bạn nên sớm tìm ra nguyên nhân và biện pháp chữa trị kịp thời.

    Đau nhói hậu môn là bệnh gì?

    Đau nhói hậu môn có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Tùy thuộc từng nguyên nhân mà các triệu chứng cũng khác, bạn có thể thấy đau ở trong hoặc xung quanh hậu môn, cũng có thể đau sau khi đi đại tiện. Nếu triệu chứng đau ở hậu môn kéo dài hơn 24 giờ thì bạn nên thăm khám các bác sĩ càng sớm càng tốt.

    Bệnh trĩ :

    Hiện nay, bệnh trĩ đang trở thành căn bệnh ngày càng phổ biến với các triệu chứng gây khó chịu ở hậu môn. Khi mắc trĩ, người bệnh sẽ thấy vùng hậu môn sưng tấy, đỏ và có xuất hiện búi trĩ. Những búi trĩ sa bên ngoài hậu môn gây vướng víu, đau nhói cho người bệnh.

    Bệnh trĩ nếu không sớm được chữa trị kịp thời sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến cuộc sống, sinh hoạt của người bệnh, nguy cơ bị tắc nghẹt búi trĩ, mất máu, bội nhiễm thậm chí nguy cơ ung thư hậu môn – trực tràng…

    Nứt kẽ hậu môn :

    Nứt kẽ hậu môn là tình trạng các niêm mạc quanh hậu môn hoặc vùng nếp nhăn ở khu vực này bị rách hoặc nứt. Khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh sẽ thấy đau nhói thường xuyên.

    Người bệnh khi mắc nứt kẽ hậu môn cần được chữa trị sớm tránh tình trạng đau nhức trở thành nỗi ám ảnh khiến người bệnh sợ đi đại tiện. Nếu sợ đi đại tiện sẽ dễ dẫn đến tình trạng chán ăn, cơ thể suy nhược, mệt mỏi. Thậm chí có thể gây nhiễm trùng, chảy máu.

    Polyp hậu môn :

    Tình trạng đau nhói ở hậu môn rất có thể là dấu hiệu của bệnh Polyp hậu môn. Ngoài triệu chứng này, nếu bị mắc bệnh polyp hậu môn bạn còn thấy sút cân, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu…

    Bệnh polyp hậu môn đa phần đều lành tính và không gây biến chứng nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu không sớm được chữa trị nếu là khối u ác tính bạn có thể đối mặt với những biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Ung thư hậu môn :

    Bệnh ung thư hậu môn thường gặp ở độ tuổi trên 60 khi quan hệ tình dục không an toàn khiến các loại virus HPV tấn công. Khi bị ung thư hậu môn người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng khác kèm theo như: thay đổi thói quen đại tiện, xuất hiện khối u ở hậu môn, đau hậu môn, sưng nề và tiết dịch từ hậu môn.

    Áp xe hậu môn :

    Khi bị áp xe hậu môn người bệnh sẽ thấy có triệu chứng đau nhói ở hậu môn nhất là sau khi đi đại tiện. Nguyên nhân là do các khối mủ hình thành khiến hậu môn ngứa ngáy, ẩm ướt và sưng tấy. Bệnh áp xe hậu môn nếu không sớm được chữa trị có thể gây viêm nhiễm hậu môn, rò hậu môn tái phát.

    Ngoài những nguyên nhân phổ biến trên đây, tình trạng đau thốn ở vùng hậu môn còn có thể do những nguyên nhân khác gây nên như: đau hậu môn vô căn, chấn thương, viêm loét đạu – trực tràng, đau xương cụt, quan hệ bằng đường hậu môn…

    Đau nhói hậu môn khi nào cần thăm khám bác sĩ

    Tình trạng đau nhói hậu môn do nhiều nguyên nhân gây nên. Chính vì vậy nếu thấy những triệu chứng dưới đây người bệnh nên thăm khám và điều trị bệnh từ bác sĩ chuyên khoa để được phòng và chữa bệnh kịp thời.

    • Cơn đau kéo dài nhiều ngày, tình trạng đau hậu môn ngày càng tăng dần lên
    • Những cơn đau không cố định ở hậu môn mà lan sang vùng lân cận
    • Sau 1 thời gian chăm sóc và điều trị tại nhà các triệu chứng không có dấu hiệu thuyên giảm
    • Xuất hiện các triệu chứng chảy máu hậu môn kèm theo, lượng máu trong phân tăng dần lên.
    • Sút cân, mệt mỏi, sốt, buồn nôn
    • Xuất hiện những khối u, cục thịt thừa ở ngoài hậu môn

    Bất cứ trường hợp đau hậu môn nào cũng có nguyên nhân. Cho nên, bạn nên sớm thăm khám bác sĩ khi thấy có triệu chứng bất thường. Không nên vì triệu chứng ở vùng nhạy cảm mà dấu diếm bệnh. Điều này sẽ khiến bệnh càng trở nên nặng hơn mà thôi.

    Cách giảm đau nhói hậu môn đơn giản, hiệu quả

    Khi thấy đau nhói hậu môn bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Qua quá trình thăm khám tùy thuộc từng nguyên nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả và phù hợp.

    Bác sĩ sẽ hỏi bạn một số những câu hỏi liên quan đến triệu chứng bệnh, tiền sử bệnh, thói quen đi đại tiện, thời gian bị đau nhói hậu môn. Đồng thời bác sĩ sẽ tiến hành nội soi, siêu âm, xét nghiệm máu, chụp X-quang.

    Sau khi xác định được nguyên nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị bệnh phù hợp. Người bệnh nên tuyệt đối tuân thủ theo sự hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý mua thuốc về nhà tự điều trị, trong quá trình chữa bệnh nếu có triệu chứng bất thường hãy liên hệ ngay với các chuyên gia y tế.

    Bên cạnh việc điều trị, bạn có thể áp dụng một số những biện pháp giúp làm giảm tạm thời triệu chứng đau hậu môn như:

    • Chườm khăn đá mỗi ngày khoảng 3 đến 4 lần, mỗi lần khoảng 10 phút
    • Tắm hoặc ngâm hậu môn trong nước ấm để làm giảm triệu chứng khó chịu ở hậu môn
    • Mặc quần áo thoáng mát, khô thoáng tránh cọ xát vào vùng hậu môn
    • Không nên rặn mạnh khi đi đại tiện, tránh ngồi lâu hoặc đứng quá lâu
    • Uống nhiều nước mỗi ngày đồng thời bổ sung nhiều lượng chất xơ cho cơ thể
    • Tránh làm tổn thương thêm vùng hậu môn: không dùng giấy thô ráp để lau chùi, xà bông hay nước vệ sinh, không dùng giấy vệ sinh, không gãi…
    • Không quan hệ tình dục bằng đường hậu môn
    • Nên vệ sinh hậu môn sạch sẽ mỗi lần đi đại tiện

    Đau nhói ở hậu môn mặc dù là triệu chứng phổ biến, có thể do nguyên nhân đơn giản có thể tự hết. Tuy nhiên để loại trừ các yếu tố nguy cơ xấu gây bệnh tốt nhất bạn hãy nên tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Tham khảo thêm tại : TDTblog

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status