Đi ngoài ra máu nhỏ giọt là bệnh gì & cách chữa hiệu quả
Đi ngoài ra máu nhỏ giọt đa phần là dấu hiệu bất thường ở hậu môn – trực tràng. Dấu hiệu này có thể cảnh báo những bệnh đơn giản nhưng cũng có thể là bệnh phức tạp nguy hiểm đến tính mạng. Vậy đi ngoài ra máu ra máu là bệnh gì, có chữa được không, hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Đi ngoài ra máu nhỏ giọt là bệnh gì?
Đi ngoài ra máu nhỏ giọt thực chất không phải là bệnh lý mà là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh ở hậu môn trực tràng. Đó có thể chỉ là dấu hiệu của bệnh nứt kẽ hậu môn do táo bón thậm chí là ung thư đại trực tràng. Người bệnh cần nhận biết rõ triệu chứng để có biện pháp chữa trị hiệu quả.
1. Ung thư đại trực tràng
Ung thư đại trực tràng là căn bệnh phổ biến, thường gặp nhiều ở những người trên 50 tuổi và đang có xu hướng trẻ hóa. Nguyên nhân chủ yếu thường là do thói quen sinh hoạt, thói quen ăn uống hoặc do tuổi tác và di truyền.
Khi bị ung thư trực tràng người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng như rối loạn tiêu hóa kéo dài, hơi thở hôi, thường xuyên bị ợ hơi, ợ chua, đau tức vùng bụng trước hoặc sau khi ăn. Đặc biệt người bệnh sẽ thấy có xuất hiện máu ở trong phân mỗi lần đi đại tiện. Máu có màu đỏ tươi, chảy nhỏ giọt và phủ lên phân và có lẫn dịch nhầy.
2. Bệnh trĩ
Bệnh trĩ là một trong những căn bệnh ở hậu môn trực tràng rất phổ biến với tỉ lệ người mắc khá cao. Bệnh trĩ nếu không sớm được chữa trị có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm gây sa nghẹt búi trĩ, viêm nhiễm hậu môn thậm chí hoại tử hậu môn.
Khi mắc bệnh trĩ người bệnh sẽ thấy có triệu chứng bị đi ngoài ra máu rất là khi bệnh trĩ nặng. Ngoài ra người bệnh còn thấy có các triệu chứng kèm theo như: đau rát hậu môn, chảy dịch, có cục thịt thừa ở ngoài hậu môn…
3. Nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn cũng khá phổ biến với tỉ lệ người mắc chỉ đứng sau bệnh trĩ. Người bệnh bị bệnh nứt kẽ hậu môn chủ yếu là do bị táo bón nhiều ngày, phân cứng khó đẩy qua hậu môn. Đa phần bệnh nứt kẽ hậu môn đều có thể tự khỏi nhưng nếu sau 3 tuần bệnh chuyển biến nặng có thể sẽ phải can thiệp ngoại khoa.
Khi bị bệnh nứt kẽ hậu môn người bệnh thường có các triệu chứng như: đại tiện ra máu nhỏ giọt, thời gian đầu lượng máu chảy ra ít, chỉ là những vết máu nhỏ ở hậu môn có thể lẫn ở trong phân nhưng nếu bệnh nặng máu sẽ chảy thành giọt hoặc thành tia. Ngoài ra người bệnh còn thấy có triệu chứng đau rát, ngứa ngáy ở hậu môn.
4. Bệnh sa trực tràng
Sa trực tràng thường dễ bị nhầm lẫn với bệnh trĩ vì các triệu chứng gần giống nhau. Nhưng thực chất đây là 2 căn bệnh khác nhau các triệu chứng cũng không giống nhau. Bệnh sa trực tràng nếu bị chẩn đoán nhầm có thể gây nên những hậu quả nặng nề.
Khi mắc bệnh sa trực tràng người bệnh sẽ thấy có 1 lượng máu nhỏ có màu đỏ tươi chảy ra từ hậu môn, khi đi đại tiện lượng máu sẽ chảy ra nhiều, máu sẽ dính vào phân. Tuy nhiên hiện tượng này chỉ xảy ra trong một thời gian ngắn, khi khối sa trực tràng sa ra ngoài người bệnh sẽ thấy chảy dịch nhờn nhiều hơn khiến hậu môn khó chịu.
5. Bệnh Polyp đại tràng
Polyp đại tràng thường là lành tính và khiến bạn có thể sẽ bị chảy máu ở hậu môn bất cứ lúc này. Bệnh có thể gặp ở bất cứ ai nhất là độ tuổi trên 50 tuổi, nguyên nhân chủ yếu là do tiền sử gia đình có người bị mắc bệnh polyp đại tràng, bệnh viêm đường ruột, biến đổi gen…
Người bệnh ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu còn thấy có các triệu chứng như: buồn nôn, cơ thể mệt mỏi, bị thiếu máu, đi đại tiện ra máu có màu đỏ, màu sẫm hoặc màu nâu…
Đi ngoài ra máu nhỏ giọt khi nào cần khám bác sĩ
Khi thấy triệu chứng đi ngoài ra máu nhỏ giọt tốt nhất bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị bệnh hiệu quả. Tuy nhiên nếu trong trường hợp bị nứt kẽ hậu môn thì có thể cần theo dõi thêm trước khi điều trị.
Tốt nhất khi bạn thấy có những triệu chứng dưới đây kèm theo đi ngoài ra máu thì hãy đến khám các bác sĩ chuyên khoa.
- Thời gian bị đi ngoài ra máu kéo dài hơn 2 tuần
- Máu chảy ra ngoài thường có màu đỏ sẫm
- Cơ thể mệt mỏi, nôn hoặc buồn nôn
- Sốt cao
- Cơ thể bị sút cân không rõ nguyên nhân
- Đau bụng, bụng chướng hoặc sưng bụng
- Sờ thấy trong bụng có cục khối nổi lên
- Hình dạng và kết cấu phân có sự thay đổi bất thường kéo dài 3 tuần trở lên
- Đi đại tiện mất kiểm soát
Tùy từng tình trạng đi ngoài ra máu mà các triệu chứng kèm theo khác nhau. Tốt nhất bạn hãy tham khảo, tư vấn các bác sĩ ngay khi có triệu chứng đi ngoài ra máu chảy giọt bất thường.
Đi ngoài ra máu nhỏ giọt cần làm gì?
Đại tiện ra máu nhỏ giọt là dấu hiệu cảnh báo nhiều căn bệnh ở hậu môn – trực tràng nguy hiểm, do đó bạn không nên chủ quan mà sớm thăm khám và điều trị bệnh hiệu quả. Tình trạng đi ngoài ra máu nhỏ giọt có thể được nhìn thấy bằng mắt thường, thực tế tình trạng này có thể đã diễn ra từ lâu nhưng lượng ít nên bạn không để ý.
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và xét nghiệm máu ở trong phân để sàng lọc bệnh ung thư đại trực tràng. Để cho kết quả chính xác trước khi xét nghiệm người bệnh nên tránh dùng chuối, củ cải, cá trích, thực phẩm giàu vitamin C…
Nếu thăm khám thấy dấu hiệu bất thường bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm các phương pháp như nội soi, chụp khung đại tràng, chụp cắt lớp, chụp cộng hưởng từ, siêu âm…
Sau khi tìm ra nguyên nhân gây đại tiện ra máu các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị bằng các phương pháp phù hợp. Người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo sự chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi phác đồ điều trị tránh những tác dụng phụ không mong muốn, tình trạng chảy máu diễn ra nhiều hơn.
Hiện nay để điều trị chứng đi ngoài ra máu nhỏ giọt có 2 phương pháp chính là dùng nội khoa và ngoại khoa.
- Nội khoa: Dùng các loại thuốc bao gồm thuốc uống, thuốc đặt, thuốc bôi. Hoặc người bệnh có thể dùng các phương pháp dân gian dạng uống hoặc dạng xông, rửa. Những phương pháp này cũng cần được chỉ định của các bác sĩ chuyên khoa và người bệnh không nên tự ý sử dụng nếu không được bác sĩ hướng dẫn.
- Ngoại khoa: Thường được chỉ định với những trường hợp bị bệnh nặng nhất là bệnh trĩ và bệnh polyp hậu môn.
Bên cạnh việc điều trị đi ngoài ra máu theo chỉ định của bác sĩ, người bệnh cần chú ý: vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, không gãi làm trầy xước hậu môn, không quan hệ bằng đường hậu môn, tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, xây dựng chế độ dinh dưỡng và lối sống lành mạnh.
Với những thông tin về tình trạng đi ngoài ra máu nhỏ giọt trên đây hy vọng sẽ giúp người bệnh phần nào có những hiểu biết về tình trạng của mình. Nếu còn những thắc mắc cần được giải đáp và tư vấn bạn có thể liên hệ với các bác sĩ, chuyên gia hậu môn trực tràng để được hỗ trợ.