Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ là bệnh gì, có nguy hiểm không?
Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ là triệu chứng cảnh báo rất nhiều căn bệnh nguy hiểm ở đường ruột, hậu môn trực tràng. Khi thấy triệu chứng này người bệnh tuyệt đối không nên xem thường hoặc không chữa trị. Đi ngoài ra dịch nhầy màu đỏ nếu để lâu bệnh sẽ chuyển biến nặng và gây khó khăn cho việc điều trị và nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ là bệnh gì?
Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, tùy thuộc vào triệu chứng kèm theo mà các bác sĩ sẽ chẩn đoán đó là bệnh gì? Tuy nhiên, theo các bác sĩ chuyên khoa Hậu môn – trực tràng tình trạng đi ngoài ra máu có dịch nhầy có thể là do chế độ ăn uống không hợp lý hoặc do mắc các bệnh ở đường tiêu hóa.
1. Đại tiện ra máu do nứt kẽ hậu môn
Nứt kẽ hậu môn là tình trạng lớp niêm mạc ở bên trong trực tràng có những vết rách hoặc bị tổn thương do táo bón khiến phân cứng khó đẩy ra bên ngoài. Ngoài ra cũng có trường hợp bị nứt kẽ hậu môn do bị tổn thương ở hậu môn.
Khi bị nứt kẽ hậu môn người bệnh sẽ thấy có triệu chứng đau rát, hậu môn chảy máu và chất nhầy, khó đẩy phân ra bên ngoài…
2. Đi ngoài ra máu là do bệnh trĩ
Bệnh trĩ cũng là một trong những căn bệnh ở hậu môn trực tràng có tỉ lệ người mắc cao. Nguyên nhân mắc trĩ là do các tĩnh mạch ở vùng hậu môn bị tổn thương trong thời gian dài, gây co giãn quá mức và làm hình thành nên các búi trĩ.
Bệnh trĩ khi mới ở giai đoạn nhẹ thường người bệnh sẽ chỉ thấy chảy máu nhưng nếu ở giai đoạn nặng người bệnh sẽ thấy chảy máu kèm theo chất nhầy. Ngoài ra người bệnh còn thấy có hiện tượng xuất hiện búi trĩ, đau rát ở hậu môn…
3. Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ do rò hậu môn
Rò hậu môn là do biến chứng của bệnh áp xe hậu môn không được chữa trị triệt để và biến chứng mãn tính. Người bệnh sẽ có những nốt mụn mủ làm viêm nhiễm và gây ngứa ngáy, khó chịu.
Khi bị rò hậu môn người bệnh sẽ thấy chảy máu, chảy mủ, xì hơi nhiều lần, đi ngoài ra dịch nhầy có thể có mùi hôi khó chịu.
4. Bệnh kiết lỵ
Kiết lỵ cũng là một trong những căn bệnh phổ biến, nhiều người mắc khiến người bệnh bị đi ngoài ra máu có thể kèm dịch nhầy chảy ra. Bệnh kiết lỵ cũng là căn bệnh hàng đầu gây nên bệnh trĩ. Do đó người bệnh cần hết sức chú ý để có biện pháp cải thiện hiệu quả.
Người bệnh sẽ thấy có triệu chứng đi ngoài nhiều, liên tục, đau bụng, đau hậu môn, mót rặn, đi ngoài ra chất nhầy màu trắng đục, màu vàng hoặc màu đỏ…
5. Viêm đại tràng
Nguyên nhân gây viêm đại tràng là do bị nhiễm khuẩn hoặc bị ký sinh vật tấn công khi ăn uống, sinh hoạt không điều độ và không đảm bảo vệ sinh. Đây là căn bệnh nhiều người mắc phải và cần được chữa trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh sẽ thấy có các triệu chứng kèm theo như: đi ngoài ra máu kèm theo chất nhầy hoặc có mủ, thường xuyên có cảm giác buồn rặn, muốn đi ngoài nhưng không đi được, có những cơn đau quặn bụng nhất là ở dưới rốn.
6. Ung thư đại tràng
Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ cũng có thể là triệu chứng của bệnh ung thư trực tràng. Bệnh ung thư trực tràng có nguy cơ và tỉ lệ tử vong cao do đó cần sớm được điều trị.
Khi người bệnh bị ung thư đại tràng sẽ có những triệu chứng kèm theo như: đau bụng âm ỉ hoặc dữ dội mỗi lần đi đại tiện, bụng cứng đầy hơi, khó tiêu, bị giảm cân đột ngột, thiếu máu, đôi khi đi ngoài ra chất nhầy màu hồng…
Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ có nguy hiểm không?
Khi thấy có triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ người bệnh nên thận trọng vì đây có thể là dấu hiệu nguy hiểm nếu không sớm điều trị có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống:
Triệu chứng này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý, khiến người bệnh luôn cảm thấy đau đớn, mệt mỏi.
Gặp khó khăn, cản trở khi quan hệ tình dục, mỗi lần người bệnh quan hệ tình dục sẽ cảm thấy ngứa rát, đau đớn ở hậu môn. Điều này làm người bệnh sợ quan hệ, suy giảm ham muốn tình dục.
Nếu tình trạng đi ngoài ra máu kèm theo chất nhầy màu đỏ diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho cơ thể bị suy nhược, suy giảm sức đề kháng, tạo điều kiện cho vi khuẩn tấn công và xâm nhập.
Đặc biệt nguy hiểm nếu tình trạng này không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe nhất là nhiễm trùng máu, hoại tử hậu môn…
Đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ cần phải làm gì?
Trước khi tìm cách khắc phục tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ người bệnh nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán và tìm ra nguyên nhân. Bác sĩ có thể sẽ chỉ định bạn làm một số xét nghiệm cần thiết như: xét nghiệm máu, xét nghiệm phân… ngoài ra bạn cũng có thể phải làm siêu âm đại trực tràng, chụp CT…
Sau khi có kết quả thăm khám các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị phù hợp với từng nguyên nhân gây bệnh.
Nếu bạn bị đi ngoài ra máu có chất nhầy ở mức độ nhẹ chỉ là do táo bón, kiết lỵ, nứt kẽ hậu môn, trĩ nhẹ thì có thể sẽ phải dùng thuốc kết hợp điều trị nội khoa.
Nếu bạn bị đi ngoài ra máu do các bệnh rò hậu môn, trĩ nặng, ung thư… có thể sẽ cần tiến hành điều trị ngoại khoa, mổ nội soi kết hợp sử dụng thuốc hoặc áp dụng điều trị chuyên sâu.
Bên cạnh việc điều trị chuyên sâu theo chỉ định của các bác sĩ người bệnh cũng cần lưu ý:
- Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định, không nên ngồi lâu khi đi đại tiện.
- Uống nhiều nước đặc biệt nên uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây, rau xanh để ngăn ngừa táo bón và nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung nhiều chất xơ để giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn đồng thời ngăn ngừa táo bón
- Hạn chế sử dụng những loại đồ ăn giàu chất béo, nhiều gia vị sẽ ảnh hưởng rất lớn đến chức năng của gan và thận.
- Thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để giúp tăng cường lưu thông máu trong cơ thể.
Tình trạng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ trên đây hy vọng sẽ giúp bạn hiểu thêm và có biện pháp khắc phục hiệu quả. Tuy nhiên, những thông tin này không thay thế cho việc chữa trị của các bác sĩ do đó bạn hãy tư vấn và thăm khám các bác sĩ để được đưa ra phác đồ điều trị hiệu quả.