Đi đại tiện khó : Nguyên nhân, tác hại và phương pháp điều trị hiệu quả

Mục lục chính [Ẩn]

    Đi đại tiện khó là triệu chứng rất nhiều người gặp phải nhưng không phải ai cũng chủ động thăm khám bác sĩ. Chỉ đến khi đau bụng dữ dội, chảy máu khi đại tiện mới hốt hoảng khám chữa. Muốn biết đi ỉa khó là gì, nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị như thế nào, mời mọi người tham khảo nội dung dưới đây.

    Tìm hiểu về tình trạng đại tiện khó

    Đi đại tiện khó là tình trạng người bệnh có cảm giác muốn đại tiện nhưng mỗi lần đại tiện rất khó khăn, mất nhiều thời gian để phân đi ra ngoài. Hiện tượng này khiến nhiều bệnh nhân nhầm lẫn với táo bón. Tuy nhiên, táo bón và đại tiện khó là hai tình trạng khác nhau.

    Đại tiện khó là một biểu hiện của táo bón, còn táo bón do phân quá cứng, khô, khó đào thải ra ngoài. Ngoài ra, đại tiện khó còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý tại khu vực hậu môn – trực tràng.

    Ngoài đại tiện khó, bệnh nhân còn đối mặt nhiều dấu hiệu khác:

    • Việc đi ỉa gặp phải rất nhiều khó khăn
    • Thường xuyên phải rặn mỗi lần đại tiện, mất nhiều thời gian để phân đào thải ra ngoài
    • Số lần đi ỉa giảm, khoảng 1 lần/tuần
    • Bệnh nhân thường xuyên đau nhức, mỏi, đầy bụng
    • Bệnh nhân không có cảm giác ngon miệng, luôn sợ hãi, lo lắng, ngủ không ngon giấc,...

    Nguyên nhân dẫn tới đại tiện khó

    Thực tế, có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng đi đại tiện khó. Điều quan trọng người bệnh phải nắm rõ từng tác nhân để chủ động trong việc điều trị kịp thời, hiệu quả.

    • Thói quen ăn uống: Thiếu chất xơ, ăn nhiều chất đạm, ăn nhiều chất béo, ăn nhiều đồ dầu mỡ, ăn ít rau xanh, uống ít nước,... khiến phân khô cứng, đại tiện khó.
    • Lười vận động: Không đi lại, đứng quá lâu hoặc ngồi quá lâu một chỗ,... máu không thể điều hòa lưu thông, hệ tiêu hóa và cơ vùng chậu ở hậu môn bị ảnh hưởng
    • Tác dụng phụ của thuốc: Thuốc giảm đau, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh,... chứa thành phần không tốt cho nhu động ruột, dẫn tới đại tiện khó.
    • Nhịn đại tiện: Đây là tác nhân điển hình khiến đại tiện khó. Bệnh nhân thường xuyên nhịn đại tiện khiến phân vón cục, khô cứng, khó thải ra ngoài.
    • Do bệnh lý: Nhiều trường hợp đại tiện khó còn là triệu chứng của bệnh lý viêm đại tràng, nứt kẽ hậu môn, bệnh trĩ, táo bón,...

    Đại tiện khó là triệu chứng bệnh gì ?

    Ngoài các nguyên nhân đi đại tiện khó kể trên, tình trạng này còn cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm ở khu vực hậu môn – trực tràng. Những bệnh lý này cần được điều trị sớm để tránh ảnh hưởng sức khỏe, chức năng cơ hậu môn trong tương lai.

    • Táo bón: Gặp ở bất kỳ ai và bất kỳ độ tuổi nào do nguyên nhân chế độ dinh dưỡng không khoa học, thường xuyên sử dụng chất kích thích, ăn nhiều chất béo, sắt, canxi, hải sản, thường xuyên nhịn đại tiện,... Triệu chứng: Số lần đại tiện ít hơn 3 lần/tuần, đau đớn khi đại tiện, phân khô cứng, tắc nghẽn ở hậu môn, chướng bụng, có máu dính ở phân,...
    • Bệnh trĩ: Búi trĩ hình thành ngoài hậu môn hoặc trong ống hậu môn. Nguyên nhân do chế độ ăn thiếu chất xơ, uống nhiều rượu bia, lười vận động, táo bón kéo dài, thường xuyên mang vác vật nặng, phụ nữ mang thai,... Triệu chứng: Đau ngứa hậu môn, dịch hậu môn tiết nhiều, búi trĩ gây vướng víu, đại tiện ra máu,... Biến chứng: Nghẹt búi trĩ, nhiễm trùng hậu môn, thiếu máu, hoại tử búi trĩ,...
    • Nứt kẽ hậu môn: Bệnh hình thành do táo bón, tiêu chảy nhiều ngày. Một số trường hợp bệnh bắt nguồn từ viêm loét đại tràng, viêm ruột,... Triệu chứng: Xuất hiện vết nứt ở hậu môn, đau nhức căng tức hậu môn, đại tiện khó khăn, đau dữ dội, đại tiện ra máu, hậu môn khô, nứt nẻ, ngứa, người bệnh mệt mỏi, chóng mặt, sợ đại tiện,...
    • Polyp hậu môn: Các khối u có dạng hình tròn hoặc elip có cuống hình thành do niêm mạc hậu môn tăng sinh quá mức. Nguyên nhân do chế độ ăn không khoa học, ăn nhiều thực phẩm có tính axit cao, táo bón lâu ngày, do hẹp hậu môn,... Triệu chứng: Mỗi lần đại tiện bỏng rát, đau buốt, khối polyp to và số lượng nhiều khiến trực tràng sa xuống, chảy máu khi đại tiện, bệnh nhân thiếu máu nên hoa mắt, thiếu máu, suy giảm trí nhớ,...

    Mức độ nguy hiểm khi thường xuyên đại tiện khó

    Theo các chuyên gia, tình trạng đi đại tiện khó diễn ra trong một thời gian dài không được điều trị hoặc điều trị không đúng cách dẫn tới tái phát lại nhiều lần thì người bệnh sẽ đối mặt nhiều biến chứng cực kỳ nguy hiểm:

    • Hình thành các bệnh lý khu vực hậu môn – trực tràng như bệnh trĩ, bệnh viêm dạ dày, áp-xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn,... Trường hợp nghiêm trọng có thể biến chứng thành ung thư hậu môn – trực tràng.
    • Khi đại tiện khó, phân không thể đào thải ra khỏi cơ thể khiến bệnh nhân đối mặt nguy cơ suy thận mãn tính, đe dọa tính mạng.
    • Bệnh nhân đại tiện khó thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, lo âu, ảnh hưởng nghiêm trọng tâm lý, nhịp sinh hoạt hàng ngày
    • Phân không được thải ra ngoài và tích tụ lại trong cơ thể gây suy giảm sức đề kháng, kèm theo nhiều bệnh hiểm nghèo như tiểu đường, huyết áp cao, tim mạch,... đe dọa trực tiếp sức khỏe bệnh nhân.
    • Nhiều trường hợp đại tiện khó còn chèn ép dây thần kinh khiến bệnh nhân đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, trí nhớ bị suy giảm, không tập trung công việc,...

    Như vậy tình trạng đại tiện khó tiềm ẩn nhiều hậu quả khó lường cho tinh thần, sức khỏe con người. Vì vậy, khi có triệu chứng bất thường ở khu vực hậu môn – trực tràng, bệnh nhân cần chủ động thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

    Xem thêm : Đi đại tiện khó sau sinh : Nguyên nhân và cách khắc phục cho các mẹ bỉm sữa

    Điều trị đại tiện khó tại nhà có hiệu quả?

    Rất nhiều bệnh nhân băn khoăn đi đại tiện khó điều trị tại nhà có hiệu quả? Vấn đề này được giải đáp như sau, các bài thuốc dân gian, bài thuốc tây y còn gọi là phương pháp nội khoa. Những bài thuốc này chỉ hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh mức độ nhẹ, giai đoạn đầu, không thể trị dứt điểm tình trạng đại tiện khó đã biến chứng thành trĩ, áp-xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn,...

    Các bài thuốc dân gian chỉ là thảo dược tự nhiên lành tính, hiệu quả rất chậm, đòi hỏi sự kiên trì của bệnh nhân. Thêm nữa, cho đến nay những bài thuốc này chưa được chứng minh khoa học, hiệu quả còn phụ thuộc cơ địa từng người.

    Các bài thuốc tây y thường để lại nhiều tác dụng phụ như nhờn thuốc, kháng thuốc, viêm loét dạ dày, kích ứng da, khô da,... Nhiều trường hợp ngưng sử dụng các bài thuốc tây y thì triệu chứng bệnh quay lại nặng nề hơn. Vì vậy, người bệnh nên tuân thủ đúng liều lượng bác sĩ, không tự ý tăng – giảm liều lượng.

    Điều trị đại tiện khó bằng phương pháp ngoại khoa

    Trường hợp đi đại tiện khó do bệnh lý trĩ, áp-xe hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn,... gây ra, người bệnh hãy nhanh chóng đi thăm khám bác sĩ để được chỉ định liệu pháp phù hợp. Điều quan trọng địa chỉ hậu môn – trực tràng chữa đại tiện khó phải đảm bảo chất lượng, uy tín.

    Nếu đang ở khu vực Hà Nội hoặc tỉnh thành lân cận thủ đô, bệnh nhân hãy đến Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng, tọa lạc tại 193c1 Bà Triệu, quận Hai Bà Trưng. Tại đây, sau khi tiến hành nội soi hậu môn bằng công nghệ hiện đại, tùy thuộc từng nguyên nhân bác sĩ chỉ định phương pháp tương ứng.

    • Nếu nguyên nhân do bệnh trĩ, bệnh nhân được chỉ định công nghệ xâm lấn tối thiểu HCPT II kết hợp thuốc đông y và thuốc tây y
    • Nếu nguyên nhân do nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn, bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân điều trị bằng sóng cao tần kết hợp thuốc đông y và thuốc tây y

    Ưu điểm: Hạn chế đau, hạn chế chảy máu, hạn chế sẹo xấu, không ảnh hưởng độ bền thành tĩnh mạch hậu môn, chức năng hậu môn được bảo toàn. Thuốc đông y giúp nhuận tràng, hạn chế táo bón, hạn chế nguy cơ tái phát,...

    Bài viết đã tổng hợp nguyên nhân, mức độ nguy hiểm và cách điều trị đi đại tiện khó cho bệnh nhân nắm rõ. Nếu còn điều gì thắc mắc về bệnh lý ở khu vực hậu môn – trực tràng, vui lòng liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được các chuyên gia tư vấn miễn phí.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status