[ REVIEW ] Chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía có hiệu quả như lời đồn ?
Chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía là phương pháp chữa bệnh trĩ từ dân gian được lưu truyền lại. Thầu dầu tía có vị cay ngọt, tính bình giúp tiêu độc, giảm đau, hoạt huyết, chống ngứa... Do đó, loại cây này được áp dụng chữa trị rất nhiều bệnh và một trong số đó là bệnh trĩ. Vậy cách chữa bệnh trĩ bằng thầu dầu tía như nào mới hiệu quả hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Có chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía được không ?
Thầu dầu tía hay còn được gọi là đu đủ tía, một trong những loại cây xuất hiện ở các tỉnh miền núi nước ta. Loại cây này có chiều cao khoảng 4 đến 5cm, hoa mọc thành cụm, lá có màu đỏ tía, quả có màu lục hoặc màu tím nhạt, gai mềm. Bộ phận thường được chữa bệnh trĩ lá thầu dầu tía mang đến rất nhiều lợi ích và công dụng.
Theo y học cổ truyền, thầu dầu tía ngoài chữa bệnh trĩ còn được sử dụng khá nhiều trong các bài thuốc chữa các bệnh ngoài da, táo bón, đau nhức xương khớp, động kinh... Nên chữa bệnh bằng lá thầu dầu tía, nếu dùng hạt thầu dầu tía chữa bệnh trĩ thì cần hết sức lưu ý vì chúng có chứa độc tố.
Lá thầu dầu có chứa các hoạt chất như: axit corydalic, axit corydalic, quexitrin, rutonozit, ricin (khoảng 1,3%). Với người bị bệnh trĩ khi dùng lá thầu dầu tía sẽ có tác dụng giúp giảm thiểu tình trạng ngứa ngáy, đau đớn, sưng phù, khó chịu ở hậu môn, giảm tình trạng căng phồng và giãn quá mức ở hậu môn.
Thành phần của lá thầu dầu giúp chữa bệnh trĩ hiệu quả, tuy nhiên để hiệu quả chữa trị cao bạn nên tư vấn các bác sĩ về liều dùng cũng như cách sử dụng.
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía hiệu quả
Chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu tía được đánh giá là đơn giản nhưng mang lại hiệu quả. Tuy nhiên, bạn cần thực hiện đúng theo các bước cũng như liều lượng, không nên sử dụng quá nhiều hoặc dùng những bộ phận như lá, lớp vỏ vì nó có chứa nhiều chất độc có thể gây tác dụng phụ như: buồn nôn, đại tiện ra máu, co giật, đau tức vùng bụng...
1. Xông hậu môn bằng lá thầu dầu tía
Khi xông hậu môn bằng lá thầu dầu tía sẽ giúp tác động trực tiếp vào vùng da hậu môn, hạn chế nguy cơ bị viêm nhiễm, tăng sinh vi khuẩn làm viêm loét búi trĩ.
Bạn có thể áp dụng cách chữa bệnh trĩ bằng cách xông hậu môn như sau:
- Chuẩn bị 1 nắm lá thầu dầu tía tươi
- Rửa sạch với nước và ngâm 15 phút với nước muối loãng
- Cho lá thầu dầu tía vào nồi nước đun sôi và đun lửa nhỏ từ 7 đến 10 phút đến khi các hoạt chất trong dược liệu tan trong nước.
- Đổ nước thầu dầu tía đã đun sôi vào chậu rồi chờ cho bớt nóng để xông rửa hậu môn
Bạn nên áp dụng cách này mỗi ngày 1 lần và nên thực hiện kiên trì sẽ thấy các triệu chứng ngứa ngáy được cải thiện.
2. Đắp trực tiếp lá thầu dầu vào hậu môn
Cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu cũng có thể thực hiện để đắp trực tiếp vào hậu môn. Cách này cũng sẽ giúp tác động trực tiếp vào búi trĩ và mang lại hiệu quả bất ngờ. Cách thực hiện đơn giản như sau:
- Chuẩn bị khoảng 3 đến 5 lá thầu dầu tía
- Rửa sạch lá thầu dầu tía bằng nước muối loãng để giúp loại bỏ vi khuẩn và để ráo nước
- Thái nhỏ lá thầu dầu tía rồi cho vào cối để giã nát
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ rồi dùng khăn sạch để lau khô
- Dùng lá thầu dầu tía vừa giã nát để đắp trực tiếp vào vùng hậu môn sau đó dùng gạc để cố định vị trí.
Bạn nên áp dụng cách này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ để qua đêm đến sáng sớm hôm sau tháo ra rửa sạch bằng nước ấm. Bạn nên áp dụng cách này mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt.
3. Chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu kết hợp lá vông nem
Công dụng của lá thầu dầu kết hợp với lá vông nem được đánh giá là hiệu quả và mang lại nhiều lợi ích vượt trội. Lá vông nem giúp tiêu viêm, sát khuẩn giúp kích thích co búi trĩ hiệu quả đồng thời đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
- Chuẩn bị khoảng 3 lá thầu dầu tía, 3 lá vông nem
- Đem rửa sạch 2 loại nguyên liệu này với nước và ngâm trong nước muối pha loãng rồi đun với sôi trên lửa nhỏ khoảng 15 phút.
- Khi nước sôi thì tắt bếp, đổ nước ra chậu, lọc lấy phần bã rồi giã nát, chờ nước nguội bớt
- Dùng nước này để ngâm rửa hậu môn rồi lấy 1 tấm vải mỏng đã được khử trùng và bọc lấy phần bã đã giã nát rồi đắp lên búi trĩ khoảng 15 phút
- Vệ sinh hậu môn lại bằng nước sạch
Thực hiện đều đặn mỗi ngày 1 lần và liên tục trong vòng 1 tuần để thấy bệnh có những chuyển biến tích cực.
4. Kết hợp lá thầu dầu với dừa cạn để chữa bệnh trĩ
Dừa cạn được đánh giá là loại thảo dược có thể hỗ trợ và điều trị bệnh trĩ hiệu quả, chống viêm giảm ngứa, giảm đau. Do đó kết hợp lá thầu dầu tía với dừa cạn sẽ mang lại hiệu quả rất tốt.
- Chuẩn bị 2 lá thầu dầu tía, 10 lá dừa cạn
- Đem rửa sạch 2 nguyên liệu này và ngâm với nước muối loãng khoảng 10 phút
- Thái nhỏ lá thầu dầu và lá dừa cạn và cho vào cối giã nát
- Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ và dùng khăn sạch lau khô
- Lấy 1 chiếc túi vải mỏng sạch, bỏ 2 loại nguyên liệu này vào rồi đắp lên búi trĩ
- Để khoảng 1 tiếng rồi tháo ra và rửa sạch lại hậu môn bằng nước
Bạn nên áp dụng cách này vào mỗi buổi tối trước khi đi ngủ và thảo ra vào hôm sau rồi rửa lại hậu môn bằng nước ấm.
Những lưu ý khi chữa bệnh bằng lá thầu dầu tía
Lá thầu dầu tía mang lại hiệu quả trong việc hỗ trợ và điều trị bệnh trĩ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cũng như phát huy hết công dụng của loại lá này bạn cần thực hiện theo những lưu ý sau:
- Trong thiên nhiên có chứa rất nhiều loại thầu dầu nhưng chỉ có loại lá thầu dầu tía mới có công dụng hiệu quả trong việc chữa bệnh trĩ
- Khi dùng lá thầu dầu tía để chữa trĩ bạn chỉ nên dùng đúng liều lượng, cẩn trọng khi dùng với bà bầu trà trẻ nhỏ vì có thể gây nôn mửa, kích ứng.
- Nếu dùng thầu dầu tía chữa bệnh bạn chỉ nên dùng ngoài da mà không nên uống
- Đây là phương pháp hiệu quả với những trường hợp bị bệnh trĩ nhẹ, không nên dùng với những người bị trĩ nặng, búi trĩ gây nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến sức khỏe
- Chữa trĩ bằng lá thầu dầu chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị không thay thế cho phác đồ điều trị của bác sĩ.
- Phương pháp này không áp dụng với những người bị dị ứng với các thành phần có trong lá thầu dầu, nếu dị ứng hãy hỏi các bác sĩ các phương pháp chữa trĩ hiệu quả hơn.
Trên đây là cách chữa bệnh trĩ bằng lá thầu dầu hiệu quả, đơn giản nhưng chỉ mang tính tham khảo mà không thay thế cho phác đồ của bác sĩ. Vì vậy, cách tốt nhất là bạn nên khám các bác sĩ, tư vấn các chuyên gia y tế để được điều trị bằng các biện pháp phù hợp.