[ Vạch Trần ] Cây lá bỏng chữa bệnh trĩ có hiệu quả như lời đồn hay không ?
Cây lá bỏng chữa bệnh trĩ là phương pháp dân gian lành tính, được bệnh nhân tin tưởng áp dụng tại nhà. Có thể nhiều người không biết, cây lá bỏng chứa nhiều thành phần hoạt chất giúp tiêu viêm, kháng khuẩn, làm se niêm mạc. Sử dụng cây lá bỏng riêng rẽ hay kết hợp với nguyên liệu khác để chữa bệnh trĩ đều mang đến kết quả khả quan nếu thực hiện đúng cách.
Tác dụng của cây lá bỏng với bệnh trĩ
Trĩ là bệnh lý thuộc khu vực hậu môn – trực tràng với tỷ lệ người mắc ngày một tăng. Trĩ có rất nhiều cách điều trị, trong đó phổ biến là sử dụng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ.
Vậy tác dụng của cây lá bỏng đối với bệnh trĩ như thế nào? Từ lâu, trong dân gian truyền miệng đã lựa chọn cây lá bỏng để điều trị các triệu chứng bệnh trĩ như: Ngứa, đau rát, khó chịu ở hậu môn,…
Cây lá bỏng thường mọc hoang, dễ sống, đặc biệt những nơi có đủ độ ẩm và ánh sáng. Theo Đông y, cây lá bỏng có vị nhạt, không độc, tính mát. Có tác dụng tiêu viêm, tiêu độc, bổ máu, giảm tình trạng sưng tấy,…
Trong cây lá bỏng chứa nhiều thành phần: Axit fumaric, axit succinic, axit izoxitric, axit cis-aconitic, axit pyruvic, axit citric, axit malic,… Những thành phần này giúp chữa trị bệnh lý về đường ruột như: Viêm ruột, viêm loét dạ dày,… Đặc biệt, chất bryophylin trong cây lá bỏng có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn, giảm nhanh triệu chứng khó chịu do trĩ gây ra.
Ngoài ra, loại cây này còn được sử dụng để điều trị nhiều bệnh lý khác nhau như kinh nguyệt không đều, cao huyết áp, thận, sởi, viêm loét da,…
5 cách chữa bệnh trĩ từ cây lá bỏng
Thực tế, cây lá bỏng chữa bệnh trĩ nếu áp dụng đúng cách có thể hỗ trợ khắc phục giảm triệu chứng hiệu quả. Có rất nhiều cách chữa trị bệnh trĩ khác nhau từ cây lá bỏng. Người bệnh có thể tham khảo 5 cách dưới đây.
1. Uống nước lá bỏng
Uống nước lá bỏng là bài thuốc khá đơn giản, dễ áp dụng. Mang lại hiệu quả cao trong việc hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh trĩ.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá bỏng, cỏ nhọ nồi, lá đại.
Cách thực hiện: Tất cả nguyên liệu trên sắc với 2 lít nước, lấy nước uống mỗi ngày.
Riêng bệnh trĩ nội, người bệnh chuẩn bị lá bỏng, rau sam mỗi loại 50g. Cách thực hiện: Rửa sạch, xay nhuyễn, chắt lấy nước cốt để uống.
Lá bỏng và rau sam chứa lượng nước và vitamin dồi dào. Giúp bổ sung lượng nước cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, rau sam còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ hệ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu triệu chứng bệnh trĩ.
2. Xông và ngâm hậu môn với lá bỏng
Cây lá bỏng chữa bệnh trĩ bằng cách xông và ngâm hậu môn giúp sát khuẩn, kháng viêm, giảm áp lực cho hậu môn và giúp máu lưu thông tốt hơn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: 5 – 7 quả sung, lá bỏng và lá ngải cứu mỗi loại 30g.
Cách thực hiện: Rửa sạch các nguyên liệu, để ráo nước, đem đun sôi cùng 1.5 – 2 lít nước. Người bệnh dùng nước này xông trực tiếp hậu môn mỗi tối trước khi đi ngủ. Khi nước hết nóng thì dùng để ngâm hậu môn 10 – 15 phút. Sau đó rửa sạch lại bằng nước ấm, lau khô bằng khăn sạch.
3. Đắp cây lá bỏng trị bệnh trĩ
Đối với bệnh nhân bị trĩ ngoại ở mức độ nhẹ có thể áp dụng bài thuốc này.
Cách thực hiện: Rửa sạch cây lá bỏng, giã nhuyễn cùng chút muối rồi đắp lên hậu môn, dùng gạc băng lại.
Lưu ý: Không dùng băng gạc quá kín, tránh gây bí, tổn thương búi trĩ. Sau 20 phút tháo băng gạc ra và vệ sinh hậu môn sạch sẽ.
4. Trị bệnh trĩ bằng cây lá bỏng và rau sam
Rau sam tính mát, giải độc, tiêu viêm rất tốt. Kết hợp rau sam với cây lá bỏng, giúp người bệnh kiểm soát được tình trạng phù nề, sưng tấy hậu môn.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Cây lá bỏng và rau sam mỗi loại 6g.
Cách thực hiện: Đem ngâm 2 nguyên liệu trên với nước muối loãng, sau đó rửa sạch. Đun nguyên liệu này với nước và uống hàng ngày.
Phương pháp này thích hợp cho bệnh nhân bị trĩ nội, búi trĩ nằm bên trong hậu môn. Sử dụng thường xuyên, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn, cơ thể được đào thải độc tố.
5. Trị bệnh trĩ bằng lá bỏng, nhọ nồi, trắc bá, ngải cứu
Cây lá bỏng chữa bệnh trĩ có thể kết hợp thêm nhiều nguyên liệu khác như: Ngải cứu, trắc bá, nhọ nồi. Bài thuốc này giúp cải thiện biểu hiện của bệnh trĩ hiệu quả.
Nguyên liệu cần chuẩn bị: Lá bỏng 30g; Trắc bá, nhọ nồi, ngải cứu 10g.
Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch tất cả nguyên liệu, nấu chung với nước và dùng uống hàng ngày.
Trên đây là 5 cách trị bệnh trĩ từ cây lá bỏng nhận được nhiều sự quan tâm của bệnh nhân. Hầu hết những bài thuốc này đều an toàn, lành tính, nguyên liệu dễ tìm, đặc biệt tiết kiệm chi phí điều trị,…
Cây lá bỏng trị bệnh trĩ bao lâu thì khỏi?
Cây lá bỏng chữa bệnh trĩ bao lâu thì khỏi phụ thuộc nhiều yếu tố khác nhau. Chẳng hạn tình trạng bệnh, cơ địa, quá trình chăm sóc, nghỉ ngơi,… Đối với bệnh nhân ở mức độ nhẹ, thời gian chữa trị sẽ nhanh hơn người bệnh nặng.
Hầu hết các bài thuốc từ cây lá bỏng đều an toàn. Tuy nhiên, phương pháp dân gian này chỉ thích hợp với bệnh trĩ mức độ nhẹ, giai đoạn mới khởi phát.
Trường hợp bệnh trĩ nặng, búi trĩ sa ra ngoài,… phương pháp này không mang lại hiệu quả như mong muốn.
Thêm nữa, để có tác dụng tốt nhất, khi áp dụng bài thuốc từ cây lá bỏng, người bệnh cần kiên trì thực hiện liên tục trong thời gian dài.
Tùy thuộc cơ địa mỗi người, có trường hợp sử dụng cây lá bỏng giảm triệu chứng đau rát, sưng viêm hậu môn do trĩ gây ra. Tuy nhiên, có trường hợp triệu chứng bệnh nặng hơn.
Phương pháp điều trị bệnh trĩ triệt để
Như vậy, cây lá bỏng chữa bệnh trĩ chỉ áp dụng trong trường hợp bệnh ở mức độ nhẹ. Nếu tình trạng bệnh nặng với triệu chứng đau đớn, chảy máu hậu môn, búi trĩ sa nhiều,… người bệnh cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt để được điều trị kịp thời, đúng cách.
Hiện nay, Đa Khoa Quốc Tế Cộng Đồng (số 193c1 Bà Triệu, Hai Bà Trưng, Hà Nội) là một trong những địa chỉ y tế chuyên khoa uy tín, chất lượng chữa bệnh trĩ theo phương pháp: Đông – tây y kết hợp kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Ưu điểm:
- Hạn chế đau đớn và chảy máu
- Không ảnh hưởng sức khỏe sinh sản
- Vết thương nhỏ, thời gian hồi phục vết thương nhanh, không để lại sẹo xấu sau thủ thuật
- Tỷ lệ biến chứng và tái phát thấp
- Đặc biệt, thuốc đông y tăng cường sức đề kháng, thanh lọc, tiêu viêm, nhuận tràng, thải độc gan, hạn chế tác dụng phụ của thuốc tây y,…
Những lưu ý trong điều trị bệnh trĩ
Áp dụng cây lá bỏng chữa bệnh trĩ hay bất kỳ phương pháp nào khác. Quá trình chăm sóc bệnh nhân để hồi phục sức khỏe nhanh chóng vô cùng quan trọng. Người bệnh chú ý thực hiện đúng cách để giúp bệnh nhanh khỏi thông qua những vấn đề sau:
- Có chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, đặc biệt thực phẩm chứa nhiều vitamin từ rau xanh, trái cây tươi.
- Tránh xa thực phẩm khó tiêu, chứa nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, chất kích thích,… khiến triệu chứng trĩ trầm trọng hơn.
- Mỗi ngày uống ít nhất 2 lít nước, giúp phân không bị khô dẫn tới táo bón
- Ngủ đủ giấc, không thức quá khuya, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao tốt cho nhu động ruột.
- Người bệnh giữ tinh thần thoải mái, không căng thẳng quá mức
- Nên có thói quen vệ sinh hậu môn sạch sẽ, không dùng giấy vệ sinh, nên rửa hậu môn bằng nước và lau khô bằng khăn mềm
- Người bệnh trĩ mặc quần rộng, thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt
Qua nội dung trong bài, chúng ta đã biết cây lá bỏng chữa bệnh trĩ có hiệu quả hay không. Trong đó, phương pháp ngoại khoa chữa bệnh trĩ có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Nếu còn bất cứ điều gì thắc mắc, liên hệ đường dây nóng 0243.9656.999 để được giải đáp miễn phí.