[ REVIEW ] 10+ cách điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược an toàn và hiệu quả

Mục lục chính [Ẩn]

    Điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược hiện nay được rất nhiều người sử dụng vì độ an toàn, hiệu quả. Đặc biệt với những bà bầu bị mắc bệnh trĩ việc sử dụng các loại thảo dược này còn an toàn với thai nhi. Vậy khi áp dụng chữa bệnh trĩ bằng thảo dược là như thế nào, có phức tạp không, có hiệu quả không. Hãy cùng tìm hiểu thông tin trong bài viết dưới đây để được giải đáp.

    Điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược có hiệu quả không ?

    Điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược là cách được rất nhiều người đã áp dụng và đánh giá là hiệu quả. Việc áp dụng các loại thảo dược vào chữa bệnh trĩ sẽ giúp hỗ trợ quá trình điều trị bệnh trĩ được rút ngắn hơn, giảm thiểu các triệu chứng khó chịu do bệnh trĩ gây nên.

    Việc chữa trĩ bằng thảo dược được đánh giá hiệu quả nhưng cũng có nhược điểm. Những ưu, nhược điểm khi chữa bệnh trĩ bằng thảo dược như:

    Ưu điểm:

    • Cây thảo dược khá lành tính, an toàn nếu được sử dụng đúng cách
    • Các thảo dược thường dễ kiếm, thậm chí có sẵn trong vườn nhà
    • Chi phí thực hiện chữa bệnh trĩ bằng phương pháp này thường không tốn kém
    • Cách thực hiện chữa trĩ bằng thảo dược thường đơn giản, thích hợp với nhiều đối tượng khác nhau
    • Có thể sử dụng đồng thời với các phương pháp chữa bệnh trĩ khác, áp dụng chữa trong thời gian dài mà không lo ngại về tác dụng phụ.

    Nhược điểm:

    • Điều trị trĩ bằng thảo dược hiệu quả thường không giống nhau vì còn phụ thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của người bệnh, cách thức và loại thảo dược mà bạn sử dụng.
    • Phương pháp này không áp dụng với những trường hợp bị trĩ nặng mà chỉ nên dùng với những người bị bệnh trĩ nhẹ, hoặc dùng như 1 phương pháp hỗ trợ.
    • Thời gian điều trị dài, cần áp dụng 1 thời gian mới thấy hiệu quả rõ ràng.
    • Tác dụng điều trị chậm, cẩn trọng có thể dị ứng hoặc gặp các vấn đề tiêu hóa khi áp dụng phương pháp này.

    Tốt nhất trước khi áp dụng chữa bệnh trĩ bằng thảo dược bạn nên tư vấn các bác sĩ, chuyên khoa để được chẩn đoán về tình trạng cũng như đưa ra lời khuyên điều trị tốt nhất.

    Các phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược hiệu quả

    Để giúp người bệnh hiểu rõ hơn về các phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược, bài viết đã tổng hợp các loại thảo dược hiệu quả trong việc chữa trị. Đồng thời đưa ra những hướng dẫn cụ thể các bước để chữa bệnh trĩ.

    1. Chữa trĩ bằng rau diếp cá

    Một trong những loại thảo dược phổ biến để dùng chữa trĩ không thể không nhắc tới là là rau diếp cá. Loại thảo dược này đã được nghiên cứu, áp dụng, bào chế trong nhiều loại thuốc chữa trĩ. Theo nghiên cứu, trong rau diếp cá có chứa 21% tinh dầu Decanonyl acetaldehyde làm ức chế tụ cầu vàng, kháng viêm, giúp cầm máu ở hậu môn.

    Để chữa bệnh trĩ bằng rau diếp cá bạn có thể áp dụng một trong những cách như sau:

    Xông hơi bằng lá diếp cá: Dùng 300g rau diếp cá đem rửa sạch cho vào nồi đun sôi lấy nước cho thêm 1 chút muối. Khi thấy nước sôi, dùng nước này để xông hậu môn. Xông đến khi nước nguội bớt, sờ thấy nước ấm thì đem rửa hậu môn.

    Uống nước ép lá diếp cá: Đây là cách giúp hạn chế tình trạng táo bón, làm giảm áp lực ở vùng hậu môn. Bạn rửa sạch 1 nắm lá rau diếp cá tươi, ngâm với 1 chút muối sau đó vớt ra để ráo cho vào máy xay sinh tố để xay nhỏ. Bạn có thể uống cả bã hoặc dùng 1 chiếc khăn sạch để lọc bã.

    2. Điều trị bệnh trĩ bằng mật ong

    Mật ong cũng là một trong những nguyên liệu dùng để chữa bệnh trĩ hiệu quả, đơn giản mà bạn không nên bỏ qua. Trong mật ong có chứa hàm lượng lớn vitamin và các chất chống oxy hóa. Những hoạt chất này giúp kháng viêm, phục hồi da, giúp nhanh lành vết thương, khắc phục tình trạng nhiễm trùng.

    Để điều trị bệnh trĩ bằng mật ong bạn có thể áp dụng 1 trong những cách sau:

    Dùng trực tiếp: Chuẩn bị khoảng 5 đến 10ml mật ong nguyên chất và thoa trực tiếp lên hậu môn để giảm bớt các triệu chứng khó chịu.

    Dùng kết hợp với đậu đen: Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng 50g đậu đen, 20 ml mật ong. Đem đậu đen rửa sạch, ninh nhừ rồi cho mật ong vào khuấy đều. Mỗi ngày ăn 2 lần, thực hiện trong vòng 1 đến 2 tuần sẽ thấy công dụng của bài thuốc này.

    3. Điều trị bệnh trĩ bằng lá lốt

    Lá lốt cũng là một trong những phương pháp điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược hiệu quả. Lá lốt có vị cay nồng, tính lạnh giúp giảm sưng, cầm máu, tiêu viêm.

    Bạn có thể áp dụng một trong những cách chữa bệnh trĩ bằng lá lốt như sau:

    Dùng nước lá lốt chữa trĩ: Chuẩn bị 100g lá lốt đem đi rửa sạch, ngâm với nước muối rồi để ráo. Cho lá lốt vào xay nhuyễn rồi chắt lấy nước cốt, bạn có thể dùng nước này để uống 2 lần mỗi ngày sẽ hạn chế những tổn thương ở vùng niêm mạc hậu môn.

    Xông hậu môn bằng lá lốt: Chuẩn bị 50g lá lốt, 50g cúc tần, 50g nghệ, 50g ngải cứu. Đem tất cả những nguyên liệu này vào nồi rồi cho 1 thìa muối vào nước đun sôi. Dùng nước này để xông hơi hậu môn, nên dùng thường xuyên sẽ thấy có hiệu quả tốt.

    4. Chữa bệnh trĩ bằng thảo dược tự nhiên từ cây trầu không

    Một trong những cách điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược chính là dùng cây trầu không. Theo các chuyên gia trong lá trầu không có chứa nhiều loại tinh dầu, các hoạt chất quý như: betel-phenol, chavicol giúp kháng viêm, ngăn ngừa viêm nhiễm...

    Bạn có thể dùng chữa bệnh trĩ bằng lá trầu không như sau:

    Xông hậu môn bằng lá trầu không: Chuẩn bị 25 lá trầu không loại lá bánh tẻ sau đó đem rửa sạch, thái nhuyễn. Cho lá trầu không vào nồi và thêm 1 thìa muối ăn và 2 lít nước đem đun sôi khoảng 10 phút. Dùng nước này để xông hậu môn đến khi nước nguội thì đem rửa hậu môn. Bạn có thể dùng lá trầu không đem chà nhẹ vào búi trĩ để được hiệu quả tốt hơn.

    5. Chữa bệnh trĩ bằng cây lá bỏng

    Cây lá bỏng cũng là một trong những loại thảo dược giúp chữa bệnh trĩ hiệu quả. Cây lá bỏng có chứa các thành phần: phenolic, glycosid flavonoid... những chất này sẽ giúp giảm đau, chống sưng búi trĩ, chống sưng viêm.

    Bạn có thể dùng cây lá bỏng để điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược như sau:

    Kết hợp giữa lá bỏng với rau sam: Dùng 50g lá bỏng kết hợp với 50g rau sam đem rửa sạch, ngâm với muối. Cho cả 2 loại này vào máy xay sinh tố để xay nhuyễn và lọc lấy nước uống, mỗi ngày uống 2 lần. Phần bã bạn có thể tận dụng để đắp vào hậu môn để sát trùng, giảm đau

    Kết hợp giữa lá bỏng với bồ kết: Dùng bồ kết để đun lấy nước sau đó pha với 1 chút muối để rửa sạch hậu môn. Sau đó dùng lá bỏng để đắp vào búi trĩ khoảng 30 phút, nên thực hiện mỗi tối trước khi đi ngủ.

    Lưu ý khi điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược

    Điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược được đánh giá là mang lại hiệu quả đồng thời rất lành tính. Tuy nhiên để đảm bảo hiệu quả cũng như độ an toàn bạn cần thực hiện theo những lưu ý sau:

    • Kiên trì dùng các loại thảo dược với các phương pháp điều trị khác của các bác sĩ chuyên khoa
    • Nên uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh, trái cây tươi để bổ sung chất xơ
    • Tăng cường bổ sung những loại thực phẩm giúp nhuận tràng đảm bảo cho hệ tiêu hóa được hiệu quả và thông suốt.
    • Thường xuyên vệ sinh hậu môn bằng nước sạch để giúp vùng này luôn được khô thoáng, khi vệ sinh không nên dùng giấy thô cứng để chùi mạnh.
    • Không nên nhịn đi đại tiện. Nên tập thói quen đi đại tiện vào 1 khung giờ nhất định
    • Nếu dùng các loại thảo dược trên mà bạn thấy có dấu hiệu bất thường thì nên dừng lại và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa

    Trên đây là 5 cách điều trị bệnh trĩ bằng thảo dược được nhiều người sử dụng và đánh giá hiệu quả. Những cách này nên áp dụng khi bệnh trĩ chưa chuyển biến nặng, nếu bệnh trĩ đã chuyển biến nặng bạn nên tư vấn các bác sĩ, chuyên gia uy tín để được tư vấn và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status