{ Bị Trĩ Phải Làm Sao } ? Cùng nghe chuyên gia giải đáp vấn đề

Mục lục chính [Ẩn]

    Bị trĩ thì phải làm sao, búi trĩ lòi ra ngoài phải làm sao, bị trĩ nên làm gì để nhanh khỏi... là những thắc mắc được rất nhiều người bệnh đặt ra. Khi thấy có búi trĩ hoặc dấu hiệu bệnh trĩ nếu không sớm có biện pháp khắc phục sẽ gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vậy khi bị bệnh trĩ phải làm sao?

    Trĩ là căn bệnh phổ biến hiện nay do sự giãn nở của các tĩnh mạch ở bên trong trực tràng khi vùng hậu môn bị tác động. Bệnh trĩ được chia thành các cấp độ khác nhau, mỗi cấp độ sẽ có phương pháp chữa trị phù hợp.

    Bị trĩ thì phải làm sao để khắc phục ?

    Bệnh trĩ gây nên nhiều ám ảnh với người bệnh vì có những triệu chứng đau nhức, xấu hổ... Ngoài ra chúng còn gây nên nhiều biến chứng nếu không sớm chữa trị phù hợp. Vậy bị trĩ thì phải làm sao, bạn nên nắm vững các hướng dẫn của các bác sĩ chuyên gia dưới đây.

    1. Thăm khám các bác sĩ chuyên khoa uy tín

    Theo Tiến sĩ Trịnh Tùng – Nguyên Pgđ Bệnh viện Y học Cổ Truyền Trung ương thì khi thấy dấu hiệu bệnh trĩ bạn nên sớm thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán về tình trạng bệnh. Thông qua tình trạng bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị bệnh hiệu quả.

    Bạn nên chọn những bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng uy tín để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả. Thông qua các triệu chứng, kết quả thăm khám lâm sàng các bác sĩ sẽ chỉ định thăm khám cận lâm sàng. Khi có kết quả thăm khám bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.

    Bác sĩ có thể sờ nắn hậu môn để phân loại và xác định mức độ bệnh trĩ. Nếu trong trường hợp bệnh trĩ phức tạp bác sĩ có thể sẽ yêu cầu làm thêm nội soi ống hậu môn.

    2. Điều trị bệnh trĩ theo chỉ định

    Khi bị bệnh trĩ nếu thắc mắc bị trĩ thì phải làm sao tốt nhất bạn nên theo chỉ định của bác sĩ. Căn cứ vào tình trạng của từng người mà bác sĩ sẽ có biện pháp điều trị bệnh phù hợp.

    Với những trường hợp bệnh nhẹ:

    Bạn có thể sẽ phải áp dụng các biện pháp chữa trị nội khoa, dùng thuốc. Các loại thuốc này bạn có thể dùng chữa bệnh trĩ tại nhà nhưng cần phải tuân theo sự chỉ định của bác sĩ. Các loại thuốc này sẽ có tác dụng làm giảm ngứa, giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ bị táo bón.

    Một số loại thuốc bạn có thể tham khảo như:

    • Thuốc nhuận tràng giúp tăng nhu động ruột, hạn chế tình trạng tiêu hóa, đầy bụng, khó tiêu mỗi lần đi đại tiện.
    • Thuốc bôi ngoài hậu môn giúp làm mát, bôi trơn hậu môn giúp làm giảm tình trạng đau rát, chống nhiễm trùng, ngăn viêm nhiễm.
    • Thuốc giảm đau giúp ngăn ngừa tình trạng sưng viêm của búi trĩ

    Ngoài ra, với những trường hợp bệnh nặng bác sĩ sẽ dùng thêm một số loại thuốc giúp bền mạch máu, co mạch, kháng nấm, kháng sinh.

    Với những trường hợp bệnh nặng:

    Bác sĩ sẽ áp dụng các biện pháp can thiệp bằng phẫu thuật. Những phương pháp phẫu thuật sẽ theo sự chỉ định của bác sĩ, người bệnh nên chọn những bác sĩ uy tín để được thực hiện phẫu thuật hiệu quả.

    Một số phương pháp cắt trĩ có thể kể đến như: Longo, PPH, laser, tiêm xơ... mỗi phương pháp cắt trĩ này đều có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Hiện nay phương pháp được nhiều bác sĩ sử dụng nhất là cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT.

    Đây là phương pháp cắt trĩ hiệu quả, không sử dụng đến dao cắt trĩ mà sử dụng sóng cao tần sản sinh ra các ion tác động đến búi trĩ một cách chính xác. Sau khi cắt trĩ người bệnh sẽ nhanh chóng hồi phục, thời gian thực hiện thủ thuật chỉ khoảng 20 phút, nguy cơ tái phát thấp....

    3. Bị trĩ nên làm gì – áp dụng các biện pháp tại nhà

    Nếu bị bệnh trĩ bạn chưa có thời gian thăm khám các bác sĩ chuyên khoa, không biết bị bệnh trĩ thì phải làm sao thì bạn có thể áp dụng một số cách chữa bệnh trĩ tại nhà hiệu quả bằng các cách sau:

    • Chườm đá hoặc ngâm hậu môn trong nước mát: Đây là biện pháp giúp làm giảm nhanh triệu chứng đau ở vùng hậu môn. Đá lạnh sẽ giúp làm giảm tình trạng sưng nóng, đau nhức và viêm nhiễm đồng thời giảm thiểu tình trạng nhiễm trùng và viêm nhiễm.
    • Ngâm hậu môn trong nước ấm: Cách này sẽ giúp giảm sưng đau, nhiễm trùng và phù nề. Bạn có thể ngâm hậu môn trong nước ấm pha với 1 chút nước muối loãng mỗi ngày 2 lần, mỗi lần khoảng 15 phút.
    • Ngồi xổm khi đi vệ sinh: Thay vì ngồi trên bồn cầu mỗi lần đi đại tiện, bạn hãy ngồi xổm bằng cách kê thêm 1 chiếc ghế dưới chân. Cách này sẽ giúp nhu động ruột hoạt động dễ dàng và nhanh chóng hơn.
    • Sử dụng giấy ướt lau hậu môn: Bạn có thể chọn những loại giấy ướt không mùi, không cồn mỗi lần đi vệ sinh sẽ giúp đỡ đau hậu môn hơn. Nếu dùng giấy khô sẽ khiến tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn.
    • Bôi dầu dừa để chữa bệnh trĩ: Bạn có thể dùng dầu dừa để bôi vào hậu môn sẽ giúp giảm tình trạng nứt nẻ, giảm ngứa nhanh chóng. Đây là loại dầu có chứa hàm lượng axit béo và khoáng chất dồi dào nên có khả năng chống viêm nhẹ.
    • Dùng rau diếp cá chữa bệnh trĩ: Nếu bạn không biết bị trĩ phải làm sao thì có thể dùng rau diếp cá để chữa bệnh trĩ. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 nắm rau diếp cá để ráo nước rồi đắp trực tiếp lên hậu môn và để qua đêm, rửa sạch lại hậu môn vào sáng hôm sau.

    4. Chăm sóc và xây dựng chế độ khoa học

    Chăm sóc sức khỏe và xây dựng chế độ khoa học là cách giúp ngăn chặn búi trĩ tái phát hiệu quả. Bị trĩ thì phải làm sao? Ngoài việc thăm khám các bác sĩ, chữa trị theo đúng chỉ định bạn còn nên xây dựng cho mình chế độ dinh dưỡng và sinh hoạt lành mạnh.

    • Uống nhiều nước mỗi ngày, bạn có thể uống các loại nước ép, nước trái cây, nước canh rau sẽ giúp hạn chế tình trạng phân cứng.
    • Bổ sung thêm nhiều loại rau xanh cho cơ thể, các loại hoa quả tươi.
    • Hạn chế các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, có chứa chất kích thích.
    • Ngay khi có nhu cầu hãy đi đại tiện luôn, không nên nhịn đi đại tiện,
    • Tập thói quen đi đại tiện vào một khung giờ nhất định đảm đảo điều hòa nhu động ruột.
    • Có thời gian làm việc và nghỉ ngơi điều độ, không căng thẳng quá mức.
    • Nên chọn những chiếc quần lót khô thoáng, mềm mại, thấm hút mồ hôi tốt.
    • Tập thể dục thường xuyên, không nên ngồi lâu 1 tư thế sẽ làm gia tăng áp lực lên hậu môn.

    Trên đây là những biện pháp giải đáp bị trĩ thì phải làm sao mà các bác sĩ, chuyên gia khuyến cáo. Những biện pháp này không thay thế cho phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn vẫn nên tư vấn bác sĩ để có phác đồ điều trị bệnh hiệu quả, phù hợp với tình trạng của mình.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status