Bị trĩ như thế nào? Các dấu hiệu điển hình nhận biết
Bị trĩ như thế nào không phải ai cũng biết, trong khi hiện nay tỉ lệ người mắc trĩ đang chiếm hơn một nửa dân số Việt Nam (thống kê của hội Hậu môn trực tràng). Khi mắc trĩ đa phần bệnh nhân thường không nhận biết sớm dấu hiệu đến khi bệnh nặng khó điều trị. Người bệnh cần nắm vững các triệu chứng bệnh trĩ dưới đây.
Bệnh trĩ là bệnh như thế nào?
Bệnh trĩ là căn bệnh do sự căng giãn quá mức của các tĩnh mạnh ở các mô bao quanh hậu môn. Khi bị căng giãn quá mức vùng hậu môn sẽ bị sưng, viêm nhiễm thậm chí xuất huyết.
Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của búi trĩ mà bệnh trĩ được chia làm nhiều loại khác nhau, trong đó phổ biến nhất là trĩ nội và trĩ ngoại. Bệnh trĩ nội là tình trạng các búi trĩ, tĩnh mạch nằm ở bên trong trực tràng. Bệnh trĩ ngoại là tình trạng các tĩnh mạch ở xung quanh hậu môn.
Bệnh trĩ do nhiều nguyên nhân gây nên nhưng chủ yếu là do các nguyên nhân chính: lao động quá sức, thường xuyên ngồi lâu 1 chỗ, ít vận động hoặc đứng lên đi lại, thường xuyên nhịn đi vệ sinh, chế độ ăn uống không lành mạnh, ăn nhiều đồ ăn chế biến sẵn, do mắc các bệnh lý về đường ruột, phụ nữ mang thai, sinh con hoặc tuổi cao.
Bệnh trĩ có các cấp độ nặng, nhẹ khác nhau, riêng với trĩ nội được chia làm 4 cấp độ bệnh. Thông thường ở cấp độ nhẹ thường ít các triệu chứng hơn, dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ cũng thường chưa gây phiền toái cho người bệnh. Với trường hợp bệnh trĩ nặng triệu chứng rõ ràng hơn, nhưng cách chữa bệnh trĩ lúc này lại phức tạp hơn, nhiều biến chứng hơn.
Bị trĩ như thế nào? Các dấu hiệu điển hình
Nhiều người bệnh không biết bị trĩ như thế nào có thể dựa vào những dấu hiệu, triệu chứng bệnh trĩ để theo dõi. Việc nhận biết sớm bệnh trĩ rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình điều trị, phương pháp điều trị cũng như chi phí mà người bệnh phải bỏ ra. Các dấu hiệu bệnh trĩ có thể kể đến như:
- Táo bón, khó đi đại tiện: Đây là triệu chứng bệnh trĩ nhẹ điển hình nhất mà người bệnh có thể nhận biết được khi mắc trĩ. Khi mắc trĩ ở giai đoạn đầu người bệnh sẽ thấy khó đi đại tiện, mỗi lần đi đại tiện phải rặn mạnh, mất thời gian lâu mới có thể đi được. Mỗi lần đi đại tiện xong vẫn thấy còn cảm giác đi đại tiện, bên cạnh đó người bệnh còn thấy ngứa hậu môn, đau rát hậu môn.
- Chảy máu: Thời gian đầu khi mắc trĩ máu thường chảy ra rất ít, có thể lẫn trong phân hoặc sau khi đi đại tiện dính trên giấy vệ sinh. Thời gian sau, máu sẽ chảy thành tia hoặc chảy thành giọt, thời điểm chảy máu không chỉ mỗi lần đi đại tiện mà còn khi đứng lên hoặc ngồi xuống. Nếu máu chảy ra bị đông lại trong ống trực tràng sẽ gây nên hiện tượng đi ngoài ra cục máu đông rất nguy hiểm.
- Búi trĩ sa ra ngoài: ở những trường hợp trĩ giai đoạn nhẹ búi trĩ sa xuống có thể tự co lên, thường búi trĩ chỉ sa xuống mỗi lần đi đại tiện. Nhưng khi bị trĩ nặng búi trĩ sẽ không thể tự co lên được nữa, có thể sa bất cứ khi nào. Lúc này người bệnh cần phẫu thuật để loại bỏ búi trĩ.
- Các nếp gấp ở hậu môn sưng to: Triệu chứng này thường ở những người bị trĩ ngoại. Nguyên nhân là do các dịch bẩn đọng lại do phân tích tụ đọng lại trên hậu môn mỗi khi đi đại tiện, vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm.
- Sưng đau hậu môn: Khi mắc trĩ người bệnh sẽ thấy có sự căng tức, sưng đau ở vùng hậu môn. Nguyên nhân là do khi các búi trĩ hình thành sẽ có sự sưng viêm, mỗi lần phân đi qua, nhất là khi phân cứng sẽ dẫn đến tình trạng cọ xát, người bệnh cố rặn sẽ khiến hậu môn càng sưng đau hơn.
- Xuất hiện những vết bẩn tại đáy quần: Đây là dấu hiệu bệnh trĩ dễ nhận biết nhất mà người bệnh có thể quan sát được bằng mắt thường. Đó có thể là vết máu chảy ở hậu môn hoặc do vết bẩn không được vệ sinh sạch sẽ. Đặc biệt, khi búi trĩ hình thành sẽ kèm theo hiện tượng chảy dịch, rò rỉ dịch ở hậu môn.
Xem Thêm : Hiện tượng của bệnh trĩ và các cách khắc phục hiệu quả
Bị trĩ điều trị như thế nào?
Sau khi nhận biết chính xác mình bị bệnh trĩ, không còn thắc mắc bị trĩ như thế nào, bạn cần tiến hành chăm sóc và điều trị tránh nguy cơ tái phát và biến chứng nguy hiểm.
Khi bị trĩ, người bệnh tốt nhất là nên thăm khám các bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và xác định mức độ bệnh, đồng thời bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
Với tình trạng người bệnh mắc trĩ độ 1, độ 2, trĩ giai đoạn nhẹ, các biểu hiện bệnh trĩ vẫn chưa có nhiều ảnh hưởng đến cuộc sống thường sẽ được điều trị theo phương pháp nội khoa, bảo tồn vùng niêm mạc hậu môn. Người bệnh có thể sẽ được sử dụng một số loại thuốc giảm đau không cần kê đơn, thuốc nhuận tràng, thuốc chống sưng, viêm, thuốc co mạch, làm bền thành mạch…
Với tình trạng người bệnh mắc trĩ độ 3, độ 4 bệnh ở giai đoạn nặng, búi trĩ lòi ra ngoài, không thể đẩy vào hậu môn, phương pháp nội khoa không còn phù hợp thì cần điều trị ngoại khoa, can thiệp trực tiếp búi trĩ để loại bỏ búi trĩ. Hiệu quả chữa trĩ với phương pháp ngoại khoa là HCPT giúp giảm đau, giảm chảy máu khi phẫu thuật, nhanh chóng hồi phục.
Bên cạnh việc điều trị cho dù là phương pháp nội khoa hay phương pháp ngoại khoa người bệnh cần điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt theo cách cách sau:
- Bổ sung thêm chất xơ, đồ ăn lỏng dễ tiêu thay vì ăn nhiều đồ ăn có chứa nhiều chất béo, đồ ăn cay nóng.
- Uống nhiều nước, có thể uống nước trái cây, hoa quả, nước canh…
- Tránh ngồi quá lâu, đứng 1 tư thế, hạn chế làm những công việc bê vác nặng nhọc
- Tập thể dục đều đặn và vận động vừa phải
- Tập thói quen đi đại tiện vào 1 khung giờ nhất định, không nên nhịn đi đại tiện.
- Tuân thủ tuyệt đối theo sự chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý thay đổi liều dùng, loại thuốc mà bác sĩ đã chỉ định
Xem Thêm : Như thế nào là bị bệnh trĩ ? Tổng hợp 7 dấu hiệu nhận biết dễ nhất
Trên đây là những thông tin giải thích bị trĩ như thế nào, những triệu chứng, dấu hiệu của bệnh trĩ. Nếu còn những thắc mắc cần được bác sĩ tư vấn bạn có thể đi khám hoặc gọi điện bác sĩ qua số điện thoại: 0243.9656.999