[Tổng hợp] Bệnh trĩ nội là gì ? Biểu hiện và cách chữa hiệu quả
Bệnh trĩ nội ở giai đoạn đầu thường không gây cảm giác đau đớn như bệnh trĩ ngoại vì nó nằm trong ống hậu môn. Vì thế mà nhiều người thường không để ý, đến khi búi trĩ lòi ra ngoài mới biết là mình bị mắc bệnh. Để giúp người bệnh nhận biết rõ hơn biểu hiện trĩ nội chúng tôi đã tổng hợp thông tin trĩ nội và các triệu chứng trong bài viết dưới đây.
Bệnh trĩ nội là gì?
Bệnh trĩ nội là một trong số các loại bệnh trĩ được hình thành ở bên trong ống hậu môn. Trĩ nội xuất hiện là do sự ứ trệ lưu thông máu tại các đám rối tĩnh mạch vùng hậu môn.
Theo các sĩ Trịnh Tùng – Nguyên PGĐ phụ trách chuyên môn Bệnh viện Y học Cổ truyền, bác sĩ CKII phòng khám Đa khoa Quốc tế Cộng Đồng: “Nguyên nhân gây bệnh trĩ nội là do sự gia tăng áp lực ổ bụng như: béo phì, ngồi lâu hoặc đứng lâu 1 tư thế, mang thai, sinh con, người già… Lúc này các tĩnh mạch ở hậu môn bị ứ trệ, không lưu thông và tạo thành búi trĩ nội.
Thời gian đầu khi mắc trĩ nội, các búi trĩ sẽ nằm hoàn toàn ở trong ống hậu môn. Tuy nhiên, theo thời gian các búi trĩ sẽ ngày càng to dần lên về kích thước, sa ra ngoài hậu môn, đây chính là tình trạng sa búi trĩ. Dựa vào mức độ sa búi trĩ mà bệnh trĩ nội được chia là 4 cấp độ:
- Trĩ nội độ 1: Búi trĩ mới hình thành, kích thước nhỏ, chưa sa ra ngoài người bệnh chỉ thấy chảy 1 chút máu sau khi đi đại tiện.
- Trĩ nội độ 2: Kích thước của búi trĩ đã to hơn, mỗi khi đi đại tiện búi trĩ sa ra ngoài nhưng có thể tự có vào bên trong.
- Trĩ nội độ 3: Búi trĩ sa ra ngoài mỗi khi đi đại tiện hoặc đứng lên ngồi xuống nhưng người bệnh có thể tự ấn vào.
- Trĩ nội độ 4: Búi trĩ đã sa hoàn toàn ra ngoài hậu môn, cho dù ấn lại cũng không thể tự co vào. Người bệnh sẽ thấy đau nhức, chảy máu, chảy dịch.

Biểu hiện trĩ nội cần nhận biết sớm
Bệnh trĩ nội thường có triệu chứng không dễ nhận biết vì búi trĩ nằm trong ống hậu môn. Ngoài dấu hiệu búi trĩ lòi ra theo các cấp độ như đã nêu trên thì người bệnh có thể nhận biết bệnh trĩ qua các triệu chứng dưới đây.
1. Táo bón lâu ngày :
Táo bón là triệu chứng trĩ nội dễ nhận biết nhất. Bạn sẽ thấy khó đi đại tiện hơn, quá trình đào thải phân ra ngoài gặp khó khăn, phân cứng. Thậm chí bạn có thể mất hàng giờ ngồi trong nhà vệ sinh, phân cứng vón cục như phân dê…
2. Chảy máu ở hậu môn
Người bệnh còn có thể thấy có sự cọ sát phân và các búi trĩ gây chảy máu. Lượng máu nhiều hoặc ít tùy theo. Thời gian đầu máu chỉ thấm vào giấy vệ sinh hoặc lẫn trong phân nhưng về sau lượng máu chảy ra sẽ nhiều hơn có thể nhỏ giọt hoặc phun thành tia.
3. Đau rát, ngứa ngáy hậu môn
Biểu hiện của bệnh trĩ nội khá rõ nét khi bạn thường xuyên bị đau rát, ngứa ngáy hậu môn. Nguyên nhân là do táo bón, tổn thương ở búi trĩ sau mỗi lần đi đại tiện xong, chảy máu kèm chảy dịch nhầy gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu.
4. Búi trĩ sa ra ngoài
Đây là triệu chứng điển hình nhất của bệnh trĩ nội, nhất là khi trĩ nội ở cấp độ 4. Búi trĩ thò hẳn ra ngoài có thể có màu đen, tím hoặc màu sẫm. Kích thước búi trĩ có thể khác nhau tùy vào cấp độ bệnh.

Bệnh trĩ nội có nguy hiểm không?
Theo bác sĩ Trịnh Tùng, bệnh trĩ nội ở giai đoạn đâu thường chưa gây nguy hại trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Nhưng nếu về lâu về dài có thể gây những diễn biến phức tạp cùng với những biến chứng khó lường.
- Khó chịu, đau rát hậu môn: Ngay từ những cấp độ 1, độ 2 của bệnh trĩ bạn đã có thể gặp phải tình trạng khó chịu, đau rát ở hậu môn. Thậm chí bạn có thể đứng ngồi không yên, làm việc mất tập trung, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc.
- Sa, nghẹt búi trĩ: Khi bị bệnh trĩ nặng búi trĩ sưng to có thể mắc ở cửa hậu môn, chèn ép các cơ ở vùng hậu môn làm cản trở lưu thông máu. Nếu búi trĩ quá to có thể gây tắc mạch, đi đại tiện gặp khó khăn.
- Thiếu máu: Bệnh trĩ càng nặng thì chảy máu càng nhiều. Nếu ở giai đoạn đầu máu chảy mỗi lúc đi đại tiện nhưng càng về sau mỗi lần đứng lên ngồi xuống máu cũng chảy ra. Nếu không khắc phục sớm có thể gây mất máu nghiêm trọng, hoa mắt, chóng mắt, sức khỏe bị suy kiệt.
- Bội nhiễm: Búi trĩ lòi ra ngoài hậu môn sẽ là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công và gây nên tình trạng viêm nhiễm. Không những thế, nếu không vệ sinh cẩn thận có thể gây bội nhiễm thậm chí hoại tử hậu môn. Vệ sinh hậu môn khi bị trĩ nếu không cẩn thận có thể gây nhiễm trùng máu.
- Ung thư trực tràng: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh trĩ nội. Nguy cơ ung thư trực tràng có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

==> Xem Thêm : { Bệnh trĩ nội độ 2 } là gì ? Nguyên nhân, triệu chứng và cách chữa
Cách chữa bệnh trĩ nội hiệu quả triệt để
Hiện nay có nhiều phương pháp chữa bệnh trĩ khác nhau, để chữa bệnh trĩ nội bạn có thể tham khảo cách chữa nội khoa hoặc cách chữa ngoại khoa. Căn cứ vào cấp độ bệnh mà bác sĩ sẽ có những chỉ định điều trị phù hợp.
1. Điều trị nội khoa chữa bệnh trĩ nội
Các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị nội khoa với những trường hợp bệnh trĩ ở giai đoạn nhẹ, búi trĩ vẫn chưa phát triển quá to. Để điều trị nội khoa, bạn có thể dùng thuốc hoặc các phương pháp dân gian.
* Dùng thuốc Tây y
Chủ yếu là sử dụng các loại thuốc Tây y để làm giảm các triệu chứng của bệnh trĩ, ngăn ngừa viêm nhiễm. Bạn có thể dùng thuốc uống hoặc thuốc bôi như:
- Thuốc uống: Phenylephrine, Epinephrine, Norepinephrine…
- Thuốc bôi: Proctolog, Cotri pro, Titanoreine…
- Thuốc đặt: Avenoc, Witch Hazel, Calmol…
Ngoài ra, bạn còn được chỉ định dùng thêm các lọa thuốc kháng sinh như: Penicillin, Aspirin, Acetaminophen hoặc thuốc giảm đau như: Trimebutin, Medicone.
* Các biện pháp dân gian
Những phương pháp dân gian này thường giúp người bệnh giảm triệu chứng đau nhức nhưng cần phải thực hiện trong thời gian dài. Nên tham khảo bác sĩ trước khi áp dụng.
Tắm nước ấm: Ngâm mình trong bồn nước ấm hoặc tắm dưới vòi hoa sen có thể giúp giảm sưng và làm dịu cơn đau do trĩ gây ra.
Thoa dầu dừa vào hậu môn: Trong dầu dừa chứa nhiều vitamin E, các hoạt chất chống oxy hóa (phenol, phytosterol) và một số loại axit béo có tác dụng sát khuẩn, giảm viêm ngứa ở hậu môn khi bị trĩ. Bạn chỉ cần bôi dầu dừa khoảng 5 đến 10 sau đó rửa sạch, mỗi ngày lặp lại từ 1 đến 3 lần.
Chườm đá lạnh: Cho đá lạnh vào túi vải rồi áp vào búi trĩ khoảng 15 phút sẽ giúp giảm sưng đau, có thể thực hiện vài lần 1 ngày.
Dùng gel nha đam: nha đam được cho là có tác dụng chống viêm, giảm ngứa và sưng do bệnh trĩ. Bạn có thể lấy gel nha đam thoa vào búi trĩ hoặc nấu nước uống sẽ giúp chống táo bón và dễ đi đại tiện hơn.

Xem Thêm : { Bệnh trĩ nội độ 3 } là gì ? Triệu chứng & cách chữa bệnh
2. Điều trị ngoại khoa chữa trĩ nội triệt để, tận gốc
Điều trị bệnh trĩ nội bằng ngoại khoa là phương pháp sau cùng khi những phương pháp nội khoa, bảo tồn vùng niêm mạc búi trĩ không còn hiệu quả. Phương pháp này thường áp dụng với trĩ độ 3, độ 4 có nguy cơ bị hoại tử hậu môn, trĩ và các biến chứng nguy hiểm khác.
Có nhiều phương pháp ngoại khoa để chữa trĩ nội như: Phẫu thuật cắt khoanh niêm mạc, phẫu thuật cắt từng búi trĩ, phương pháp Longo, khâu treo trĩ bằng tay, khâu cột động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu âm Doppler…
Mỗi phương pháp nêu trên lại có những ưu điểm và nhược điểm riêng. Tuy nhiên, hiện nay phương pháp được bác sĩ sử dụng nhiều nhất là phương pháp cắt trĩ bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu HCPT II.
Đây là phương pháp không dùng dao kéo để can thiệp loại bỏ búi trĩ mà dùng sóng cao tần sản sinh ra nhiệt điện trường, kích thích các ion mang tiện tác động đến búi trĩ và cố định vị trí cần loại bỏ búi trĩ.
Ưu điểm của phương pháp này là:
- Độ an toàn cao
- Hạn chế tổn thương không đáng có
- Thời gian thực hiện và phục hồi nhanh chóng
- Ít đau đớn và chảy máu
- Hạn chế nguy cơ bị biến chứng

Nếu bạn muốn tìm hiểu về phương pháp cắt trĩ bằng HCPT II với bệnh trĩ nội bạn có thể liên hệ trực tiếp các bác sĩ chuyên khoa hậu môn – trực tràng theo số điện thoại: 0243.9656.999 để được tư vấn miễn phí.