[ TÌM HIỂU ] Bệnh trĩ ngoại nhẹ là gì ? Nguyên nhân + triệu chứng và cách chữa hiệu quả

Mục lục chính [Ẩn]

    Trĩ ngoại nhẹ các triệu chứng có thể nhận biết được dễ dàng hơn trĩ nội giai đoạn nhẹ, vì các búi trĩ ngoại thường nằm bên rìa ngoài hậu môn. Người bệnh có thể cảm nhận được các búi trĩ ngoại bằng tay, ở giai đoạn nhẹ thường không rõ ràng nhưng vẫn có thể cảm nhận được các triệu chứng. Cùng tìm hiểu các triệu chứng trĩ ngoại giai đoạn đầu và cách khắc phục hiệu quả bệnh trĩ giai đoạn này.

    Bệnh trĩ ngoại nhẹ là gì, do đâu mà có?

    Trĩ ngoại nhẹ là cấp độ nhẹ nhất của bệnh trĩ – căn bệnh xuất hiện ở hậu môn khá phổ biến và thường gặp. Sự xuất hiện của bệnh trĩ là do sự giãn nở quá mức của các đám rối tĩnh mạch xung quanh mô hậu môn. Tùy thuộc vào vị trí xuất hiện của búi trĩ mà bệnh trĩ được chia thành các loại bệnh trĩ khác nhau, trong đó phổ biến hơn cả là bệnh trĩ nội và bệnh trĩ ngoại.

    Khác với bệnh trĩ nội xuất hiện ở bên trong ống hậu môn thì bệnh trĩ ngoại các búi trĩ lại xuất hiện ở bên ngoài hậu môn nên rất dễ quan sát. Cũng giống như bệnh trĩ khác, nguyên nhân mắc trĩ ngoại là do gia tăng áp lực vùng hậu môn có thể do thói quen ăn uống không khoa học, mắc bệnh táo bón trong thời gian dài, phụ nữ mang thai hoặc sinh con...

    Căn cứ vào tình trạng của bệnh trĩ mà có thể chia bệnh trĩ ngoài thành các mức độ bệnh:

    • Bệnh trĩ ngoại độ 1: Các búi trĩ mới hình thành và xuất hiện nên chưa rõ triệu chứng, chỉ thấy đau và chảy máu.
    • Bệnh trĩ ngoại độ 2: Các búi trĩ gia tăng về kích thước, búi trĩ to hơn gây vướng víu, đau rát hậu môn.
    • Bệnh trĩ ngoại độ 3: Kích thước búi trĩ to hơn, mỗi lần đi đại tiện người bệnh thấy có dấu hiệu đau rát, chảy máu, chảy dịch
    • Bệnh trĩ ngoại độ 4: Búi trĩ to có thể chiếm toàn bộ vùng ống hậu môn, nguy cơ bị nghẹt búi trĩ, kèm theo các dấu hiệu viêm nhiễm, chảy máu...

    Trĩ ngoại nhẹ, các búi trĩ chỉ mới hình thành nên kích thước còn rất nhỏ nhưng vẫn có thể cảm nhận vì nó nhô hẳn ra bên ngoài khi mới hình thành. Mặc dù bệnh trĩ ngoại giai đoạn 1 không nguy hiểm nhưng nếu người bệnh không điều trị sớm có thể thấy khó chịu, ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt hàng ngày.

    Dấu hiệu bệnh trĩ ngoại nhẹ cần sớm nhận biết

    Dấu hiệu bệnh trĩ nhẹ nói chung cũng như dấu hiệu bệnh trĩ ngoại nhẹ nói riêng thường khó nhận biết, các triệu chứng thường mơ hồ. Các búi trĩ ngoại thường xuất hiện ở các nếp gấp xung quanh viền hậu môn. Do đó người bệnh có thể cảm nhận những dấu hiệu trĩ ngoại bằng tay hoặc bằng mắt thường. Các triệu chứng bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu mà bạn có thể nhận biết như:

    • Khó chịu ở hậu môn: Ở xung quanh rìa hậu môn có triệu chứng bị sưng tấy, viêm nhiễm, cảm giác nóng rát ở hậu môn, ngứa ngáy xung quanh hậu môn.
    • Chảy máu ở hậu môn với lượng nhỏ: Có dấu hiệu bị chảy máu ở hậu môn, thời gian đầu lượng máu ít và chỉ thấm được 1 chút ở giấy vệ sinh rõ nhất là sau mỗi lần đi đại tiện. Tình trạng chảy máu sẽ tăng dần lên khi bệnh trĩ ngoại giai đoạn nặng.
    • Có búi trĩ kích thước nhỏ: Có cục máu đông xuất hiện, hay còn được gọi là các búi trĩ ngoại. Trĩ ngoại nhẹ các cục máu đông thường có kích thước nhỏ, khi sờ vào sẽ thấy có cụ và hơi cộm.
    • Dịch nhầy ở hậu môn: Trĩ ngoại nhẹ thường có kèm theo 1 chút dịch nhầy ở hậu môn khiến hậu môn luôn trong trạng thái ẩm ướt.
    • Khó đi đại tiện: Đi đại tiện khó, đau rát khi đi đại tiện, phân cứng và khô hơn bình thường.

    Triệu chứng trĩ giai đoạn nhẹ thường khó nhận biết hoặc dễ bị nhầm lẫn với những căn bệnh khác ở hậu môn. Nếu phát hiện được ở giai đoạn này thì việc chữa trị sẽ đơn giản và tốn ít chi phí và công sức.

    Bệnh trĩ ngoại nhẹ có tự khỏi được không?

    Để giải đáp thắc mắc trĩ ngoại nhẹ có tự khỏi được không người bệnh cần biết bản chất búi trĩ là sự phình giãn, ứ huyết ở các tĩnh mạch nên hình thành nên cấu trúc dạng búi.

    Nếu trường hợp bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu không phát sinh triệu chứng thường các bác sĩ sẽ không khuyến cáo điều trị y tế. Người bệnh lúc này có thể áp dụng một số cách xây dựng lối sống lành mạnh để hạn chế tiến triển của bệnh.

    Tuy nhiên, nếu mắc trĩ ngoại người bệnh thấy xuất hiện búi trĩ kèm theo những triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt thì cần tiến hành điều trị càng sớm càng tốt để tránh những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe.

    Các biến chứng bệnh trĩ ngoại có thể gặp phải như: hoại tử búi trĩ, viêm nhiễm, thiếu máu mãn tính, nghẹt búi trĩ...

    Đặc biệt người bệnh cần chú ý đến nguy cơ bị trĩ ngoại tắc mạch. Tình trạng trĩ ngoại tắc mạch xuất hiện khi các mạch máu bị vỡ và hình thành nên các cục máu đông. Các cục máu đông làm cản trở quá trình lưu thông máu, búi trĩ dễ bị viêm nhiễm, phù nề và khiến người bệnh bị đau dữ dội.

    Bởi vậy, để hạn chế những biến chứng nguy hiểm của bệnh trĩ ngoại thì ngay khi có dấu hiệu bệnh trĩ ngoại bạn nên có biện pháp thăm khám và điều trị kịp thời.

    Các phương pháp trị trĩ ngoại nhẹ hiệu quả

    Bệnh trĩ ngoại nhẹ hay bệnh trĩ giai đoạn đầu thường dễ điều trị và quá trình điều trị đạt hiệu quả cao hơn. Người bệnh sẽ rút ngắn thời gian điều trị, tỉ lệ khỏi bệnh cao hơn. Các phương pháp chữa bệnh trĩ ngoại giai đoạn đầu chủ yếu là dùng nội khoa mà không cần can thiệp ngoại khoa.

    Một số phương pháp nội khoa chữa bệnh trĩ ngoại mà bạn có thể tham khảo như sau:

    Thuốc trị trĩ ngoại giai đoạn nhẹ thường được chỉ định

    Thuốc chữa bệnh trĩ ngoại được nhiều người sử dụng và cũng được nhiều bác sĩ chỉ định sử dụng. Các loại thuốc chữa bệnh trĩ ngoại có thể bào chế dạng thuốc đặt, thuốc bôi hoặc thuốc đạn dược. Thuốc chữa trĩ ngoại nhẹ thường sẽ có các thành phần như:

    • Thuốc co mạch: có tác dụng giúp hạn chế tình trạng chảy máu, ngứa ngáy và viêm nhiễm tạm thời. Bạn có thể sử dụng các loại thuốc chứa dung dịch như: ephedrin sulfat 0,1-0,125%, phenylephrin HCl 0,25%... tuy nhiên, cần thận trọng với những người mắc bệnh tăng huyết áp, tiểu đường, phì đại tuyến tiền liệt, tim mạch...
    • Thuốc tê, thuốc giảm đau: Có chứa các thành phần lidocain 2-5%, benzocain 5-20%... có tác dụng giúp giảm đau, ngứa và triệu chứng kích ứng xung quanh hậu môn. Tuy nhiên tác dụng phụ có thể gặp phải là bị bỏng rát và ngứa ngáy.
    • Chất bảo vệ: có chứa các thành phần như: lanolin, kẽm oxit, glycerin... có tác dụng giúp bảo vệ vùng da, niêm mạc hạn chế tình trạng khó chịu, bỏng rát và ngăn ngừa kích ứng mô ở trực tràng.
    • Thuốc chống viêm tại chỗ: có chứa các thành phần khác nhau nhưng chủ yếu là hydrocortison 0,25-1%. Công dụng là giúp giảm triệu chứng ngứa ngáy, viêm nhiễm.

    Ngoài những loại thuốc bôi trĩ ngoại nhẹ này ra, các bác sĩ có thể chỉ định người bệnh sử dụng các loại thuốc kháng sinh tại chỗ như: neomycin, framycetin… tuy nhiên, việc sử dụng thuốc này cần phải tư vấn các bác sĩ, xác định loại thuốc phù hợp bằng cách thăm khám và tư vấn các bác sĩ chuyên khoa.

    Cách chữa trĩ ngoại nhẹ tại nhà đơn giản

    Bệnh trĩ ngoại nhẹ cũng có thể chữa trị tại nhà bằng cách làm giảm các triệu chứng khó chịu với những nguyên liệu sẵn có. Người bệnh có thể áp dụng các biện pháp dân gian, sử dụng các loại thảo mộc dân dã hàng ngày hoặc áp dụng một số mẹo vặt. Bạn có thể tham khảo một số cách điều trị trĩ ngoại giai đoạn nhẹ như sau:

    1. Chườm lạnh ở hậu môn

    Bạn có thể sử dụng đá viên bọc vào khăn sạch để chườm lạnh ở hậu môn khoảng 5 đến 10 phút sau khi đã vệ sinh hậu môn sạch sẽ. Phương pháp này sẽ làm giảm các triệu chứng đau rát do bệnh trĩ ngoại gây nên, giúp cầm máu và làm dịu niêm mạc.

    2. Ngâm hậu môn trong nước ấm

    Nước ấm có tác dụng giúp làm giãn không gian hậu môn, giúp làm mềm niêm mạc và giúp đào thải phân ra bên ngoài dễ dàng hơn. Ngoài ra cách chữa bệnh trĩ ngoại này còn giúp làm giảm tình trạng chảy máu, đau rát và chịu sau mỗi lần đi đại tiện. Bạn chỉ cần chuẩn bị 1 chậu nước ấm có pha 1 chút muối và ngâm hậu môn khoảng 15 phút và lau bằng khăn sạch.

    3. Dùng rau diếp cá chữa trĩ ngoại nhẹ

    Sử dụng rau diếp cá chữa bệnh trĩ là cách mà nhiều người áp dụng. Rau diếp cá có chứa các hợp chất chống oxy hóa quercetin giúp bảo vệ thành mạch và tăng độ bền thành mạch. Tinh dầu trong rau diếp cá còn có công dụng giúp kháng khuẩn, ngăn ngừa nguy cơ bị viêm nhiễm, giảm các triệu chứng của bệnh trĩ ngoại. Bạn có thể dùng rau diếp cá chữa trĩ ngoại bằng cách ăn trực tiếp hoặc đắp lên vùng hậu môn.

    4. Cách chữa trĩ ngoại nhẹ bằng lá nha đam

    Gel nha đam được cấu tạo với 99% là nước, ngoài ra còn chứa các hợp chất glycoprotein, polysacarit. Hai hợp chất này giúp làm giảm viêm, đau, hỗ trợ phục hồi da. Do đó có thể dùng nha đam để chữa trĩ giai đoạn nhẹ. Bạn chỉ cần bẻ đôi nha đam, lấy chất gel và bôi trực tiếp lên hậu môn. Mỗi ngày nên thực hiện đều đặn từ 2 đến 3 lần sẽ thấy các triệu chứng bệnh thuyên giảm.

    5. Điều trị bệnh trĩ ngoại nhẹ bằng hoa thiên lý

    Hoa thiên lý có ngọt nhẹ, tính bình giúp thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm, giảm đau lưng và chữa bệnh trĩ nhẹ cũng như hỗ trợ chữa trĩ ngoại nặng hiệu quả. Bạn chỉ cần dùng hoa thiên lý giã nhuyễn trộn với 30ml nước ấm rồi khuấy đều rồi đắp trực tiếp lên búi trĩ trong 3 đến 4 ngày liên tiếp.

    Các cách chữa trĩ ngoại nhẹ thường đơn giản nhưng cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài, hơn nữa không phải ai cũng có thể áp dụng thành công. Do đó tốt nhất bạn nên tư vấn các bác sĩ để có biện pháp chữa trĩ phù hợp.

    Những lưu ý khi mắc trĩ ngoại nhẹ

    Bên cạnh phác đồ điều trị của bác sĩ thì người bệnh khi mắc trĩ ngoại nhẹ cũng cần chú ý đến thói quen ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Những cách này sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh đồng thời ngăn ngừa biến chứng có thể xảy ra. Người bệnh mắc trĩ ngoại cần lưu ý:

    • Bổ sung lượng chất xơ cho cơ thể đều đặn mỗi ngày từ rau xanh, các loại nước ép, hoa quả... những loại thực phẩm như rau, trái cây như: rau cải, rau mồng tơi, rau lang...
    • Tránh làm tăng áp lực lên vùng hậu môn bằng cách không ngồi quá lâu 1 tư thế, thường xuyên vận động nhẹ nhàng, tránh làm việc nặng hoặc quá sức...
    • Thường xuyên tập thể dục hàng ngày, vận động nhẹ nhàng như đi bộ, ngồi thiền, tập yoga...
    • Uống đủ 2 đến 2,5 lít nước một ngày, tăng cường bằng các loại nước canh, rau xanh và nước ép trái cây
    • Hạn chế sử dụng các loại chất kích thích, rượu bia
    • Tập đi đại tiện vào 1 khung giờ nhất định
    • Điều chỉnh cân nặng để giảm áp lực lên vùng hậu môn

    Bệnh trĩ ngoại nhẹ tương đối đơn giản, ít gây biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy nhiên cần có biện pháp và kế hoạch điều trị hiệu quả và kịp thời tránh ảnh hưởng đến cuộc sống và phát sinh những biến chứng nguy hiểm. Nếu người bệnh còn những thắc mắc, lo lắng cần được các bác sĩ giải đáp về tình trạng bệnh trĩ của mình đừng ngại ngần đặt câu khỏi ở Khung chat phía dưới.

    - Người bệnh nên để lại SỐ ĐIỆN THOẠI vào khung đăng ký tư vấn, các BÁC SĨ sẽ gọi điện trực tiếp để TƯ VẤN MIỄN PHÍ cho bạn
    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút
    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại
    Trịnh Tùng

    TS. Trịnh Tùng là một bác sĩ danh tiếng trong lĩnh vực Ngoại tiêu hóa trong đó sở trường là bệnh trĩ và các bệnh ở Hậu môn trực tràng. Với gần 40 năm cống hiến và tận lực với nghề, bác sĩ Trịnh Tùng ghi dấu ấn với người bệnh bởi tài năng, chuyên môn giỏi, thái độ ân cần, niềm nở, động viên, khích lệ người bệnh đặc biệt là những bệnh nhân mắc trĩ. 


    Bài viết liên quan

    Nhận tư vấn miễn phí

    Gửi thành công ! Chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn trong ít phút

    Gửi không thành công ! Mời bạn nhập lại

    Những thông tin trên chỉ mang tính chất tổng hợp , tham khảo . Người bệnh tuyệt đối không được tự ý làm theo mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa

    Khuyến Mại
DMCA.com Protection Status